Cách tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm hay chưa?

Cách tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm hay chưa?

Tại sao bạn cần phải tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm hay chưa? Và tra cứu như thế nào? Điều này đặt ra vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi của người lao động và sự ràng buộc giữa người lao động và công ty. Để biết công ty cũ đã chốt sổ BHXH hay chưa, có một số cách để tra cứu thông tin này. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Cách tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội hay chưa?

Để biết công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội hay chưa người lao động có thể áp dụng các cách sau đây: Xem trên tờ rơi cơ quan BHXH cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, tra cứu qua ứng dụng VssID trên điện thoại.

Làm cách nào để biết công ty cũ đã chốt sổ BHXH hay chưa, cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm
Làm sao biết sổ bhxh đã chốt hay chưa?

Cách 1: Xem trên tờ rơi cơ quan BHXH cung cấp

Nếu sổ bảo hiểm xã hội của bạn đã được chốt thì trên tờ rơi sẽ có dòng chữ: Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm

Cách 2: Tra cứu thông tin trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/

Tiếp theo, chọn Tra cứu -> Chọn tiếp tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm

Bước 2: Tiến hành nhập thông tin vào các ô

Các thông tin bao gồm:

  • Chọn đúng tên và tỉnh/thành phố nơi cơ quan bảo hiểm mà bạn tham gia, từ các tùy chọn được cung cấp.Nhập khoảng thời gian tương ứng mà bạn tham gia BHXH tại cơ quan đó, hoặc nhập toàn bộ thời gian từ khi bắt đầu tham gia BHXH cho đến hiện tại.
  • Trong phần thông tin cá nhân, điền đầy đủ số CMND, họ tên của người cần tra cứu, kích vào tùy chọn tương ứng ngay bên dưới và nhập chính xác mã số BHXH vào ô tương ứng.
  • Cung cấp số điện thoại mà bạn có thể nhận tin nhắn để nhận mã số OTP của dịch vụ Chăm sóc khách hàng BHXH.
Cách tra cứu chốt sổ bảo hiểm xã hội hay chưa?
Điều các thông tin cần điền để tra cứu chốt sổ bảo hiểm xã hội

Bước 3: Nhấp chọn ô “tôi không phải người máy” , sau đó nhấp chọn vào ô “Lấy mã OTP”.

Bạn sẽ nhận được mã xác thực OTP từ BHXH gửi tới số điện thoại đã đăng ký. Sau khi bạn nhập đầy đủ thông tin, hệ thống sẽ tự động hiển thị phần Nhập mã OTP trên màn hình.

Bước 4: Nhập mã xác thực OTP và Tra cứu:

Khi đã điền đầy đủ thông tin, hệ thống sẽ tự động hiển thị phần “Nhập mã OTP”. Nhập mã số OTP từ tin nhắn nhận được vào ô “Nhập mã OTP” (trong thời gian 2 phút từ khi nhận tin nhắn), sau đó nhấn “Tra cứu” để bắt đầu quá trình tra cứu.

Cách 3: Tra cứu qua ứng dụng VssID trên điện thoại

Trên App VSSID sẽ có đầy đủ quá trình tham gia BHXH theo tháng để người lao động có thể theo dõi chi tiết được tình hình đóng bảo hiểm của mình đang được thực hiện như thế nào.

Tra cứu qua ứng dụng VssID trên điện thoại
Tra cứu qua ứng dụng VssID trên điện thoại

2. Người lao động phải làm gì khi công ty không chốt sổ BHXH?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn cố tình không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Để khắc phục tình trạng này, người lao động có thể lựa chọn thực hiện một trong các biện pháp sau:

Người lao động phải làm gì khi công ty không chốt sổ BHXH?
Người lao động phải làm gì khi công ty không chốt sổ BHXH?

2.1 Khiếu nại về BHXH

Theo Điều 118 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hoặc hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội và xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình.

Quy trình khiếu nại về BHXH được thực hiện theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 15 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về người sử dụng lao động, với thời hạn giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý (có thể kéo dài đến 60 ngày trong trường hợp đặc biệt).

Nếu sau thời hạn trên mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định, họ có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 45 ngày kể từ ngày thụ lý (có thể kéo dài đến 90 ngày trong trường hợp đặc biệt).

Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, họ có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

Như vậy người lao động cần liên hệ với công ty cũ để yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nếu yêu cầu không được giải quyết, người lao động có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn như Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở chính, để bảo vệ quyền lợi của mình.

2.2 Khởi kiện tại tòa án

Nếu không muốn giải quyết thông qua khiếu nại, người lao động có thể lựa chọn khởi kiện tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018, người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án trong 03 trường hợp sau:

  • Có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi của người sử dụng lao động vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
  • Quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

Vì vậy, người lao động khi có một trong các căn cứ trên có thể trực tiếp khởi kiện tại tòa án để yêu cầu giải quyết việc công ty không chốt sổ BHXH.

3. Các cách tra cứu thông tin, quá trình tham gia BHXH

Có các cách tra cứu thông tin, quá trình tham gia BHXH sau: Tra cứu thông tin BHXH qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, tra cứu bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID trên điện thoại thông minh, tra cứu bảo hiểm xã hội qua ứng dụng Zalo, tra cứu BHXH online qua số tổng đài BHXH Việt Nam.

Các cách tra cứu thông tin, quá trình tham gia BHXH
Các cách tra cứu thông tin, quá trình tham gia BHXH

3.1 Tra cứu thông tin BHXH qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Bước 1: Truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/

Bước 2: Chọn “Tra cứu trực tuyến” trong danh mục.

Bước 3: Nhấp chọn vào “Tra cứu mã số BHXH.” Nhập thông tin tra cứu, Bạn cần nhập chính xác và đầy đủ các thông tin được yêu cầu

Bước 4: Đánh dấu vào ô “Tôi không phải là người máy” và nhấn “Tra cứu”.

3.2 Tra cứu bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID trên điện thoại thông minh

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng tên tài khoản là mã BHXH của bạn và mật khẩu do app cũng cấp gửi vào tin nhắn SMS của điện thoại.

Bước 2: Ở giao diện “Quản lý cá nhân” nhấp chọn “Quá trình tham gia” hoặc “Thông tin hưởng” của bạn để xem và nhận kết quả  .

Bước 3: Tại giao diện “Tra cứu” bạn có thể chọn tra cứu các thông tin BHXH khác như mã số BHXH, cơ quan bảo hiểm, giấy nghỉ việc hưởng BHXH được CSKCB cấp, đơn vị có tham gia BHXH… .

Bước 4: Nhập dữ liệu tra cứu tương ứng sau đó nhấn “Tra cứu”.

Hãy chú ý nhập đầy đủ và chính xác thông tin cần tra cứu theo hướng dẫn của ứng dụng VssID, và bạn cũng có thể tra cứu các thông tin liên quan đến BHYT tương tự như việc bạn tra cứu trên cổng thông tin điện tử.

3.3 Tra cứu bảo hiểm xã hội qua ứng dụng Zalo

Bước 1: Đăng nhập Zalo cá nhân của bạn trên điện thoại di động hoặc máy tính

Bước 2: Tại thanh “tìm kiếm” người dùng search “Bảo hiểm xã hội TP HCM” (hoặc thành phố nơi bạn đăng ký BHXH) chọn OA của BHXH TP HCM.

Bước 3: Tại mục dịch vụ => nhấn chọn “tiện ích” => chọn vào tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội tương ứng.

Muốn  “tra cứu mã số BHXH” của cá nhân mình, bạn cần  thực hiện các bước như trên đến mục “tiện ích” và Chọn “tra cứu mã số BHXH”. Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin, các mục đánh dấu (*) là bắt buộc.Tiếp theo, Xác nhận mã Capcha và Nhận kết quả.

*Lưu ý:  chức năng dịch vụ tiện ích này hiện nay chỉ có trên kênh Zalo của một số cơ quan BHXH.Nếu nơi bạn sống chưa có thì bạn có thể dùng cách khác để tra cứu thông tin.

3.4 Tra cứu BHXH online qua số tổng đài BHXH Việt Nam

Người lao động có thể kiểm tra thông tin tham gia đóng BHXH của mình bằng phương thức gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài tư vấn BHXH Việt Nam- Hotline 1900 9068  và làm theo hướng dẫn của tư vấn viên để được hỗ trợ tra cứu các thông tin. Khi tra cứu bạn cần chuẩn một số thông tin cần thiết như CCCD, số điện thoại chính chủ, mã số BHXH…. Để cho quá trình tra cứu diễn ra nhanh hơn.

Việc tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội là một quy trình quan trọng và cần thiết để đảm bảo rằng bạn và công ty đều tuân thủ các quy định liên quan đến chốt bảo hiểm xã hội. Bằng việc thực hiện các cách tra cứu thông tin một cách chính xác, bạn có thể kiểm soát tình hình đóng bảo hiểm của mình và đảm bảo quyền lợi sau này. AZTAX hy vọng rằng các thông tin trong bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về cách tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm hay chưa, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

4. Một số câu hỏi thường gặp khi tra cứu công ty đã chốt sổ bảo hiểm hay chưa

4.1 Tại sao không tra cứu mã số bảo hiểm xã hội được?

Có nhiều nguyên nhân khiến việc tra mã số Bảo hiểm xã hội không thành công. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến:

  • Thông tin cá nhân không chính xác: Khi người lao động nhập sai thông tin cá nhân khi tra cứu, dẫn đến việc không tìm thấy kết quả. Trong trường hợp này, người lao động cần nhập chính xác và xem xét lại kỹ các  thông tin trước khi tiến hành tra cứu.
  • Đăng ký mới: Nếu người lao động vừa mới đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, dữ liệu của họ sẽ chưa được cập nhật trong hệ thống của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong trường hợp này, cần đợi một thời gian để cơ quan BHXH cập nhật dữ liệu trước khi có thể tra mã số Bảo hiểm xã hội.
  • Hệ thống đang bảo trì: Nếu hệ thống cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH đang trong quá trình bảo trì, người lao động sẽ không thể thực hiện tra cứu Bảo hiểm xã hội trong thời gian này. Trong trường hợp này, người lao động nên thử lại sau khi hệ thống đã hoàn tất bảo trì.

4.2 Thời gian tối đa để công ty  chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, trừ các trường hợp sau có thể kéo dài tối đa 30 ngày:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  • Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác đã giữ của người lao động.

Xem thêm: Chốt sổ bảo hiểm xã hội 2021

Xem thêm: Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon