Tiền hoa hồng là gì? Cách tính phần trăm tiền hoa hồng

tien hoa hong

Tiền hoa hồng là các khoản chi phí được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm. Vậy, tiền hoa hồng là gì? Cách tính phần trăm tiền hoa hồng như thế nào? Có các điều kiện gì để đưa chi phí tiền hoa hồng môi giới vào chi phí hợp lý? Mời quý doanh nghiệp cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm ra được câu trả lời!

1. Tiền hoa hồng là gì?

Tiền hoa hồng (Commission) là thuật ngữ quen đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là khoản tiền mà nhân viên bán hàng, đại lý hoặc các phòng ban nhận được khi họ hoàn thành việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trong ngành bất động sản thì khái niệm hoa hồng môi giới cũng được sử dụng rộng rãi và phổ biến.
khai niem tien hoa hong
Tiền hoa hồng là gì?

Thuật ngữ “tiền hoa hồng” hiện đang được sử dụng phổ biến trong đời sống, giữa chủ thể thực hiện hoạt động trung gian và các bên liên đới về nhu cầu mua bán, cung ứng dịch vụ. Thuật ngữ này xuất hiện trong nhiều văn bản luật Việt Nam, có thể kể đến như Luật Thương mại 1997, Luật Thương mại 2005… Tuy nhiên, khái niệm “tiền hoa hồng” vẫn chưa được xác định cụ thể cho đến thời điểm hiện tại.

Hiện nay, tiền hoa hồng chính là hình thức để khuyến khích bên có nhu cầu sử dụng, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Khoản tiền hoa hồng này có thể được tính bằng số phần trăm trên tổng số tiền sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp dành cho người sử dụng hoặc môi giới. Từ đó, khuyến khích các hoạt động mua bán và phát triển mối quan hệ giữa các bên.

Xem thêm: Thù lao là gì?

2. Các loại tiền hoa hồng phổ biến hiện nay

Các loại tiền hoa hồng phổ biến hiện nay
Các loại tiền hoa hồng phổ biến hiện nay

2.1 Hoa hồng theo doanh số

Mức tiền hoa hồng này được các doanh nghiệp quy định dựa trên những ngưỡng doanh thu nhất định. Do đó, tùy thuộc vào từng mốc doanh số cụ thể, nhân viên sẽ nhận được các mức hoa hồng khác nhau. Đây là hình thức hoa hồng phổ biến nhất, giúp doanh nghiệp quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn.

Công thức tính tiền hoa hồng theo doanh thu như sau:

Tiền hoa hồng = Giá bán x Tỷ lệ phần trăm hoa hồng

Ví dụ: Một cửa hàng bán lẻ quần áo quy định mức hoa hồng là 8% cho nhân viên dựa trên doanh thu. Nếu nhân viên B đạt doanh thu 30.000.000 VND, thì khoản hoa hồng mà nhân viên này nhận được sẽ là 2.400.000 VND.

2.2 Hoa hồng theo lãi gộp

Mỗi sản phẩm đều được sản xuất với một chi phí nhất định và thường được bán với giá cao hơn chi phí đó. Sự khác biệt giữa doanh thu từ việc bán hàng và các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được gọi là lãi gộp. Để nhận được hoa hồng dựa trên lợi nhuận gộp, nhân viên cần phải bán sản phẩm với mức giá vượt qua chi phí hoặc giá nhập.

Ví dụ: Một cửa hàng điện tử nhập điện thoại di động từ nhà sản xuất với giá 8.000.000 VND mỗi chiếc. Khi nhân viên bán chiếc điện thoại đó với giá 12.000.000 VND, khoản chênh lệch 4.000.000 VND giữa giá bán và giá nhập chính là lãi gộp.

2.3 Hoa hồng lệ phí vị trí

Cách tính tiền hoa hồng này dựa trên hiệu suất và doanh thu của nhân viên. Cụ thể, với mỗi sản phẩm được bán ra, nhân viên kinh doanh sẽ nhận một khoản tiền cố định, được gọi là hoa hồng vị trí. Điều này có nghĩa là nếu bạn bán được nhiều sản phẩm hơn, số tiền hoa hồng bạn nhận được cũng sẽ tăng lên. Thực tế, hoa hồng vị trí thường được tính cùng với các loại hoa hồng khác.

Vì vậy, đây được coi là hình thức mang lại lợi ích tài chính cao nhất cho nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, với cách tính này, doanh nghiệp cũng sẽ phải chi trả một khoản tiền lớn nhất cho nhân viên. Do tính chất phức tạp và chi phí cao, hình thức hoa hồng này thường ít được các công ty, tổ chức áp dụng.

Ví dụ: Một cửa hàng kinh doanh thiết bị thể thao quy định mức hoa hồng vị trí là 300.000 VND cho mỗi chiếc xe đạp. Nếu nhân viên bán được 15 chiếc xe đạp, họ sẽ nhận được tổng cộng 4.500.000 VND tiền hoa hồng.

3. Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng

Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng
Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng

Hiện nay, có nhiều phương pháp để tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, mô hình kinh doanh, cũng như mức lương và chế độ đãi ngộ của các doanh nghiệp. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến để tính toán tỷ lệ phần trăm hoa hồng:

3.1 Tính tỷ lệ phần trăm cố định

Tỷ lệ phần trăm cố định là mức hoa hồng không thay đổi, bất kể doanh số bán hàng cao hay thấp

Phương pháp này đảm bảo rằng tiền hoa hồng của nhân viên bán hàng sẽ luôn được tính dựa trên một tỷ lệ nhất định, không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của doanh thu. Phương pháp này thường được sử dụng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ có mức giá tương đối đồng đều.

Một trong những lợi ích của việc áp dụng tỷ lệ phần trăm cố định là tạo ra sự công bằng trong việc cạnh tranh và khen thưởng cho các nhân viên có xuất phát điểm tương tự. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nó không khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng và nỗ lực cạnh tranh một cách tích cực.

Ví dụ: Tại một cửa hàng điện máy, có hai nhân viên, A và B. Cửa hàng quy định tỷ lệ hoa hồng cố định là 6% cho mỗi máy xay sinh tố có giá 1.500.000 VND.

  • Nhân viên A bán được 5 máy xay sinh tố trong tháng: Tổng hoa hồng của nhân viên A sẽ là 5 máy x 90.000 đồng = 450.000 VND.
  • Nhân viên B bán được 3 máy xay sinh tố: Tổng hoa hồng mà nhân viên B nhận được sẽ là 3 máy x 90.000 VND = 270.000 VND.

3.2 Tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng theo nấc thang

Phương pháp tính hoa hồng theo nấc thang xác định tỷ lệ hoa hồng cho nhân viên dựa trên các mức doanh thu cụ thể

Thông thường, mỗi ngưỡng doanh thu sẽ đi kèm với một tỷ lệ phần trăm khác nhau, và tỷ lệ hoa hồng này sẽ tăng lên khi doanh số bán hàng đạt đến các mức cao hơn.

Cách tính hoa hồng theo nấc thang là một phương pháp phổ biến cho nhân viên bán hàng, khuyến khích họ nỗ lực đạt doanh thu cao hơn và ghi nhận thành tích. Phương pháp này dễ dàng theo dõi doanh thu, nhưng cũng có nhược điểm. Nó có thể gây áp lực lớn, dẫn đến căng thẳng và tình trạng “chạy theo số”, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, sự không công bằng trong thu nhập có thể làm gia tăng tỷ lệ rời bỏ nhân viên, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của đội ngũ.

Ví dụ: Một cửa hàng thời trang có quy định về các bậc tỷ lệ phần trăm hoa hồng như sau:

Doanh thu mỗi đơn hàng (VND) Tỷ lệ phần trăm hoa hồng (%)
Từ 0 đến 1.500.000 4% tổng giá trị đơn hàng
Từ hơn 1.500.000 đến 4.000.000 7% tổng giá trị đơn hàng
Trên 4.000.000 12% tổng giá trị đơn hàng

Trong tháng, nhân viên A bán được 1 hóa đơn trị giá 2.000.000 VND và nhân viên B bán được 5.500.000 VND. Tính hoa hồng của từng nhân viên như sau:

  • Nhân viên A với doanh thu 2.000.000 VND: 2.000.000 x 7% = 140.000 VND
  • Nhân viên B với doanh thu 5.500.000 VND: 4.000.000 x 7% + 1.500.000 x 12% = 460.000 VND

3.3 Tinh tỷ lệ hoa phần trăm hoa hồng theo từng dự án

Phương pháp tính hoa hồng theo dự án cho phép điều chỉnh tỷ lệ hoa hồng của nhân viên dựa trên tính chất và độ khó của từng dự án mà họ tham gia

Phương pháp này là lựa chọn phổ biến của nhiều agency để xác định mức hoa hồng cho nhân viên tham gia vào các dự án cụ thể. Cách tính này được coi là hợp lý, vì nó cho phép điều chỉnh tỷ lệ hoa hồng dựa trên tính chất và độ phức tạp của từng dự án, từ đó tạo động lực cho nhân viên nhằm đạt hiệu quả công việc tối ưu.

Nhân viên sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập hoa hồng nếu họ tham gia vào nhiều dự án. Điều này có thể khuyến khích sự chăm chỉ và nỗ lực. Tuy nhiên, nếu một nhân viên tham gia quá nhiều dự án cùng lúc, chất lượng kết quả có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu suất công việc không như mong đợi.

Ví dụ: Công ty Y hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing và nhận được hợp đồng thực hiện chiến dịch quảng cáo cho một thương hiệu nổi tiếng. Do chiến dịch này yêu cầu nhiều nỗ lực sáng tạo và có tính cạnh tranh cao, công ty quyết định áp dụng mức hoa hồng 12% trên tổng giá trị hợp đồng cho nhóm nhân viên tham gia thực hiện dự án này.

3.4 Tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng theo các điều kiện cụ thể

Phương pháp tính hoa hồng này yêu cầu nhân viên hoàn thành các tiêu chí cụ thể và số tiền hoa hồng thường linh hoạt tùy theo từng dự án và tình hình kinh doanh.

Trong phương pháp tính hoa hồng này, các doanh nghiệp thiết lập các tiêu chí kinh doanh rõ ràng mà nhân viên bán hàng cần phải thực hiện. Khi nhân viên hoàn thành các tiêu chí đó đúng hạn hoặc sớm hơn thời gian yêu cầu, họ sẽ nhận được khoản hoa hồng tương ứng. Tuy nhiên, số tiền hoa hồng này thường không cố định và có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như hoàn cảnh kinh doanh hay từng dự án cụ thể.

Ví dụ: Công ty B yêu cầu mỗi nhân viên kinh doanh hoàn thành 15 hợp đồng dịch vụ trong vòng 45 ngày. Nếu hoàn thành trước hạn, nhân viên sẽ được thưởng 7% doanh thu. Nhân viên M và nhân viên K hoàn thành hợp đồng như sau:

  • Nhân viên M ký kết 15 hợp đồng vào ngày thứ 30, mang về doanh thu 60.000.000 VND. Do đó, hoa hồng của M sẽ được tính là 60.000.000 x 7% = 4.200.000 VND.
  • Nhân viên H chỉ hoàn thành 12 hợp đồng trong thời hạn 45 ngày mà không có thời gian sớm hơn, thì anh không đủ điều kiện nhận hoa hồng. Dù doanh thu từ các hợp đồng đạt 50.000.000 VND, nhưng do không đạt chỉ tiêu thì H sẽ không nhận được khoản hoa hồng nào.

3.5 Tính tỷ lệ phần trăm hoa hồng dựa vào thâm niên

Hình thức đãi ngộ này dành riêng cho những nhân viên có nhiều năm cống hiến cho công ty, nhằm giữ chân và khuyến khích họ duy trì lâu dài.

Theo phương pháp này, mức hoa hồng sẽ tăng theo thâm niên. Điều này có nghĩa là nhân viên gắn bó lâu với công ty sẽ nhận được hoa hồng cao hơn. Thông thường, cách tính hoa hồng này được áp dụng bởi các doanh nghiệp lớn, trong đó có việc chia cổ phiếu cho những nhân viên đã đóng góp lâu dài, như một cách tri ân những nỗ lực và cống hiến của họ.

Ví dụ: Công ty thiết kế đồ họa T quy định bảng tỷ lệ phần trăm hoa hồng dựa trên thâm niên công tác của nhân viên như sau:

Số năm công tác Tỷ lệ phần trăm hoa hồng theo thâm niên (%)
Dưới 1 năm 3% tổng giá trị mỗi dự án
Từ 1 – 2 năm 5% tổng giá trị mỗi dự án
Từ trên 2 năm trở lên 10% tổng giá trị mỗi dự án

Với quy định này, nếu một nhân viên làm việc tại công ty hơn 2 năm và hoàn thành một dự án có giá trị 50 triệu VND, thì họ sẽ nhận được khoản hoa hồng 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VND

4. Cách tính tiền hoa hồng cho nhân viên kinh doanh

Cách tính tiền hoa hồng cho nhân viên kinh doanh
Cách tính tiền hoa hồng cho nhân viên kinh doanh

4.1 Tính tiền hoa hồng cộng với lương cơ bản

Mô hình lương cơ bản cộng hoa hồng là một phương pháp phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành bán hàng. Phương pháp này kết hợp hai yếu tố chính: lương cơ bản, cung cấp thu nhập ổn định cho nhân viên, và hoa hồng, dựa vào kết quả kinh doanh để khuyến khích họ phấn đấu và cải thiện hiệu suất làm việc.

Công thức tính tổng thu nhập như sau:

Tổng thu nhập = Lương cơ bản + Tổng hoa hồng

Trong đó:

  • Lương cơ bản: Là khoản thu nhập cố định mà nhân viên nhận được, không phụ thuộc vào kết quả bán hàng. Mức lương này thường dựa vào các yếu tố như trình độ, kinh nghiệm và vị trí trong tổ chức.
  • Tổng hoa hồng: Là phần thưởng được tính toán dựa trên tỷ lệ hoa hồng và doanh thu mà nhân viên đã đạt được từ việc bán hàng.

Ví dụ: Công ty B hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện tử. Nhân viên bán hàng có lương cơ bản là 8.000.000 VND mỗi tháng. Họ cũng nhận hoa hồng dựa trên doanh thu bán hàng với tỷ lệ hoa hồng là 5%. Trong tháng, nhân viên A đã bán được thiết bị với doanh thu tổng cộng là 100.000.000 VND.

Cách tính thu nhập của nhân viên A: 

  • Tổng hoa hồng = 100.000.000 VND x 5% = 5.000.000 VND
  • Tổng thu nhập = 8.000.000 VND + 5.000.000 VND = 13.000.000 VND

Như vậy, tổng thu nhập của nhân viên bán hàng này trong tháng đó là 13.000.000 VND.

4.2 Tính tiền hoa hồng trực tiếp và không kèm lương cơ bản

Phương pháp tính hoa hồng này rất dễ hiểu và thường được sử dụng cho những người làm việc theo hình thức tự do, cộng tác viên hoặc các nhân viên dựa trên doanh thu.

Công thức tính hoa hồng trực tiếp, không kèm lương cơ bản:

Tiền hoa hồng = Doanh thu bán hàng x Tỷ lệ hoa hồng

Ví dụ: Một cộng tác viên bán hàng online cho một công ty mỹ phẩm, với tỷ lệ hoa hồng là 10% trên tổng doanh thu. Nếu trong tháng, cộng tác viên này đã bán được sản phẩm với doanh thu tổng cộng là 20.000.000 VND

Số tiền hoa hồng mà công tác viên đó nhận được 20.000.000 x 10% = 2.000.000 VND

4.3 Tính tiền hoa hồng thặng dư

Hoa hồng thặng dư là một phương pháp tính hoa hồng cho nhân viên bán hàng dựa trên khoản doanh thu vượt mục tiêu đã đề ra. Phương pháp này thường được áp dụng trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, nơi mà việc vượt qua chỉ tiêu doanh thu là cần thiết để đạt được thu nhập cao hơn, như trong các ngành bảo hiểm, bất động sản hoặc mua hàng trả góp.

Công thức tính hoa hồng thặng dư là:

Tiền hoa hồng thặng dư = (Doanh thu thực tế – Doanh thu mục tiêu) x Tỷ lệ hoa hồng thặng dư

Ví dụ: Công ty B hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, đặt ra mục tiêu doanh thu cho nhân viên là 1.000.000.000 VND trong một quý. Tỷ lệ hoa hồng thặng dư được quy định là 10% cho doanh thu vượt mục tiêu.

Nếu nhân viên A đã đạt doanh thu thực tế là 1.200.000.000 VND, tiền hoa hồng thặng dư của A sẽ được tính như sau:

  • Doanh thu thặng dư: 1.200.000.000 – 1.000.000.000 = 200.000.000 VND
  • Tiền hoa hồng thặng dư: 200.000.000 x 10% = 20.000.000 VND

Vậy, nhân viên A sẽ nhận được 20.000.000 VND tiền hoa hồng thặng dư từ doanh thu vượt mục tiêu.

4.4 Tính tiền hoa hồng theo doanh thu

Hoa hồng dựa trên doanh thu là một trong những phương pháp tính hoa hồng phổ biến nhất, đặc biệt trong ngành bán hàng. Phương pháp này không chỉ đơn giản và dễ áp dụng mà còn tạo động lực cho nhân viên tập trung vào việc gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Công thức tính hoa hồng theo doanh thu:

Hoa hồng doanh thu = Tỷ lệ phần trăm hoa hồng x Doanh thu bán hàng

Ví dụ: Công ty B chuyên bán đồ điện tử có quy định về hoa hồng theo doanh thu cho nhân viên bán hàng như sau: nhân viên sẽ nhận được 5% hoa hồng trên mỗi sản phẩm bán ra. Nếu nhân viên A bán được 100 triệu đồng tiền hàng trong tháng này, thì hoa hồng mà A nhận được sẽ được tính như sau:

Tiền hoa hồng doanh thu = 5% x 100.000.000 = 5.000.000 VND

Như vậy, A sẽ nhận được 5 triệu đồng tiền hoa hồng cho doanh số bán hàng của mình trong tháng.

4.5 Tính tiền hoa hồng theo cấp doanh thu

Hoa hồng theo cấp doanh thu là một phương pháp tính toán hoa hồng hiện đại, phát triển từ phương thức truyền thống dựa trên doanh thu. Trong cách tính này, doanh thu bán hàng được phân chia thành các bậc khác nhau, mỗi bậc sẽ tương ứng với một tỷ lệ hoa hồng riêng biệt, tạo ra động lực cho nhân viên tăng cường nỗ lực bán hàng.

Ví dụ: Công ty B chuyên bán đồ điện tử áp dụng phương pháp hoa hồng theo cấp doanh thu như sau:

Doanh thu bán hàng (VND) Tỷ lệ hoa hồng (%)
Dưới 10.000.000 3%
Từ 10.000.000 đến 20.000.000 5%
Trên 20.000.000 7%

Nếu nhân viên C đạt doanh thu 25.000.000 VND trong tháng, cách tính hoa hồng sẽ như sau:

  • Doanh thu dưới 10.000.000 VND: 10.000.000 x 3% = 300.000 VND
  • Doanh thu từ 10.000.001 đến 20.000.000 VND: 10.000.000 x 5% = 500.000 VND
  • Doanh thu trên 20.000.000 VND: 5.000.000 x 7% = 350.000 VND
  • Tổng hoa hồng: 300.000 + 500.000 + 350.000 = 1.150.000 VND

Như vậy, nhân viên C sẽ nhận được tổng cộng 1.150.000 VND tiền hoa hồng cho doanh thu bán hàng đạt được trong tháng.

4.6 Tính tiền hoa hồng theo khu vực

Phương pháp hoa hồng theo khu vực là một cách tính hoa hồng dựa trên vùng lãnh thổ mà nhân viên bán hàng phụ trách. Phương thức này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trên nhiều chi nhánh hoặc thị trường khác nhau, nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực phát triển doanh thu trong khu vực được giao.

Ví dụ: Công ty B chuyên cung cấp thiết bị công nghệ và có các chi nhánh ở ba khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Công ty quy định mức hoa hồng như sau:

  • Khu vực miền Bắc: 5% tổng doanh thu
  • Khu vực miền Trung: 7% tổng doanh thu
  • Khu vực miền Nam: 6% tổng doanh thu

Cách tính tiền hoa hồng theo khu vực:

  • Nếu nhân viên A phụ trách bán hàng tại miền Bắc và tạo ra doanh thu 1.000.000.000 VND, hoa hồng của nhân viên A = 1.000.000.000 VND x 5% = 50.000.000 VND
  • Nếu nhân viên B phụ trách miền Trung với doanh thu 1.000.000.000 VND, hoa hồng = 1.000.000.000 VND x 7% = 70.000.000 VND

5. Các câu hỏi thường gặp về tiền hoa hồng

5.1 Những công việc nào có tiền hoa hồng cao?

Tiền hoa hồng cao thường có ở các lĩnh vực sau:

  • Bất động sản: Nhân viên có thể nhận từ 1% – 2% giá trị giao dịch.
  • Tài chính: Hoa hồng có thể lên đến 15% cho hợp đồng bảo hiểm, 3% cho giao dịch chứng khoán, và từ 7% – 10% cho giao dịch trả góp.

5.2 Tiền hoa hồng có phải tiền lương, tiền công không?

Theo Điều 90 của Luật Lao động năm 2019, tiền hoa hồng được định nghĩa là khoản thu nhập mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động dựa trên thỏa thuận giữa hai bên khi người lao động thực hiện công việc. Do đó, tiền hoa hồng cũng được coi là một phần của lương hoặc tiền công của nhân viên.

5.3 Tiền hoa hồng có phải chịu thuế TNCN không?

Dựa theo Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền hoa hồng được coi là khoản thù lao và được xem như một phần thu nhập từ tiền lương của người lao động. Vì vậy, khoản thu này cũng cần phải được tính vào thuế thu nhập cá nhân. Nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, cá nhân sẽ phải đối mặt với một số hệ lụy pháp lý và sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

Vừa rồi, AZTAX đã trình bày các vấn đề liên quan đến tiền hoa hồng. Rất mong, những thông tin được cung cấp đã giải đáp được các thắc mắc của quý doanh nghiệp và các đơn vị trung gian. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Dịch vụ tính lương, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ và tư vấn trọn gói.

Xem thêm: Mẫu phụ lục hợp đồng tăng lương

4.7/5 - (15 bình chọn)
4.7/5 - (15 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon