Thuế VAT là gì? Các quy định về thuế VAT

Thuế VAT là gì? Các quy định về thuế VAT

Thuế VAT là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi có những thay đổi quan trọng trong quy định thuế VAT vào năm 2025. Bài viết này AZTAX sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thuế VAT, cách thức áp dụng và những thay đổi nổi bật trong năm nay. Cùng tìm hiểu ngay!

1. Thuế VAT là gì? Thuế VAT được quy định như thế nào?

1.1 Thuế VAT là gì?

VAT (Value Added Tax) hay thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Thuế này được nộp vào ngân sách Nhà nước dựa trên mức độ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

Mức thuế VAT được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản xuất (hoặc giá mua vào), phản ánh giá trị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra cho sản phẩm. Mặc dù người tiêu dùng cuối cùng chịu trách nhiệm thanh toán thuế VAT, các doanh nghiệp chỉ đóng vai trò thu và nộp thuế này cho cơ quan thuế.

1.2 Thuế VAT được quy định như thế nào?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2023/NĐ-CP về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 110/2023/QH15.

Cụ thể, chính sách giảm thuế GTGT trong năm 2025 được quy định như sau:

Quốc hội đã thông qua việc tiếp tục giảm 2% thuế suất GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15 từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/6/2025 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ hiện đang chịu thuế suất 10%.

Với chính sách thuế GTGT năm 2025, mức thuế suất sẽ được áp dụng theo hai giai đoạn:

  • Từ ngày 01/01/2025 đến 30/06/2025: Giảm 2% thuế suất GTGT đối với một số hàng hóa và dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%.
  • Từ ngày 01/07/2025 đến 31/12/2025: Áp dụng thuế suất GTGT theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, trừ khi có văn bản điều hành tiếp tục giảm thuế.

Do đó, mức thuế suất GTGT năm 2025 sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn giảm thuế.

2. Phương pháp khấu trừ thuế VAT năm 2025

Phương pháp khấu trừ thuế VAT năm 2025
Phương pháp khấu trừ thuế VAT năm 2025
  • Cách tính VAT theo phương pháp khấu trừ:

Công thức tính thuế VAT cần nộp:

Số thuế VAT phải nộp = Số thuế VAT đầu ra – Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Số thuế VAT đầu ra là tổng thuế VAT của các sản phẩm/dịch vụ đã bán ra, được ghi trực tiếp trên hóa đơn. Công thức tính:

Thuế VAT trên hóa đơn = Giá trị hàng hóa/dịch vụ bán  x Thuế suất VAT áp dụng cho hàng hóa/dịch vụ đó.

  • Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ là tổng thuế VAT ghi trên các hóa đơn đầu vào khi doanh nghiệp mua hàng hóa/dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ chịu thuế VAT.
  • Cách tính VAT theo phương pháp trực tiếp:

Công thức tính thuế VAT phải nộp:

Số thuế VAT cần nộp = Tỷ lệ (%) x Doanh thu

Trong đó:

  • Tỷ lệ (%) là phần trăm thuế VAT áp dụng cho từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
  • Doanh thu để tính thuế VAT là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hóa/dịch vụ, đã được ghi nhận trực tiếp trên hóa đơn. Doanh thu này bao gồm cả các khoản phụ thu hoặc phí phát sinh mà cơ sở kinh doanh thu được từ khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ chịu thuế VAT.

3. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế VAT

Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế VAT
Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế VAT

Đối tượng chịu thuế VAT

Theo Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, đối tượng chịu thuế VAT bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ hoặc nhập khẩu hàng hóa. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường, thuế VAT sẽ được tính vào giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Khi người tiêu dùng thanh toán cho người bán, số tiền họ trả sẽ bao gồm thuế VAT. Người bán sau đó sẽ chuyển số thuế thu được này cho cơ quan thuế của Nhà nước.

Đối tượng không phải chịu thuế VAT

Có nhiều đối tượng không phải chịu thuế VAT, theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BTC, với một số trường hợp phổ biến như:

  • Sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ trải qua sơ chế đơn giản do cá nhân tự sản xuất và bán ra thị trường.
  • Các loại muối tự nhiên như muối từ nước biển, muối mỏ, muối i-ốt, muối tinh,…
  • Các giống cây trồng và vật nuôi, bao gồm trứng giống, cây giống, hạt giống, con giống, tinh dịch, phôi giống, v.v.
  • Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bao gồm thu hoạch, tưới tiêu, cày bừa, nạo vét kênh, mương, v.v.
  • Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
  •  Dịch vụ tài chính, ngân hàng và chứng khoán.
  • Các dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm cho vật nuôi, cây trồng, bảo hiểm nông nghiệp, tàu thuyền và các dụng cụ phục vụ nghề đánh bắt thủy sản, v.v.
  • Các dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet theo các chương trình của Chính phủ.

4. Mức thuế VAT áp dụng cho từng ngành nghề

Mức thuế VAT áp dụng cho từng ngành nghề
Mức thuế VAT áp dụng cho từng ngành nghề

Mức thuế GTGT 0%

Mức thuế GTGT 0% được áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu, vận chuyển quốc tế, ngoại trừ một số trường hợp hợp sau:

  • Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ quốc tế
  • Dịch vụ cấp tín dụng.
  • Dịch vụ tái bảo hiểm quốc tế
  • Dịch vụ tài chính phái sinh
  • Chuyển nhượng vốn
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông
  • Tài nguyên, khoáng sản thác thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.

Mức thuế suất GTGT 5%

Thuế VAT 5% áp dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ sau:

  • Nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản chưa qua chế biến, trừ các sản phẩm thuộc diện không chịu thuế.
  • Quặng dùng để sản xuất phân bón, thuốc phòng sâu bệnh, và các chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi.
  • Dịch vụ nạo vét kênh mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh.
  • Thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến, lâm sản (ngoại trừ gỗ, măng và các sản phẩm không chịu thuế).
  • Đường và các sản phẩm phụ của đường.

Mức thuế suất GTGT 10%

Thuế suất GTGT 10% áp dụng cho các loại hàng hóa và dịch vụ trong các giai đoạn sản xuất, nhập khẩu, gia công hoặc thương mại.

Đối với phế phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất để tái chế và sử dụng lại, khi bán ra, mức thuế VAT sẽ được áp dụng theo thuế suất của các mặt hàng phế liệu, phế phẩm đó.

5. Hoàn thuế VAT như thế nào?

Hoàn thuế VAT như thế nào?
Hoàn thuế VAT như thế nào?

Hoàn thuế VAT là quá trình sử dụng ngân sách Nhà nước để trả lại cho doanh nghiệp số thuế VAT đã nộp vượt quá mức quy định hoặc sai mức. Các trường hợp được hoàn thuế bao gồm:

  • Phát hiện số thuế VAT nộp thừa sau khi quyết toán.
  • Khi số thuế VAT đầu vào cao hơn số thuế VAT đầu ra (áp dụng với doanh nghiệp quyết toán thuế theo định kỳ).
  • Trường hợp áp dụng sai đối tượng nộp thuế hoặc mức thuế suất VAT.

6. Điều kiện và thời gian để được hoàn thuế VAT

Điều kiện và thời gian để được hoàn thuế VAT
Điều kiện và thời gian để được hoàn thuế VAT

Điều kiện để được hoàn thuế VAT:

  • Doanh nghiệp có số thuế VAT âm liên tục trong ít nhất 3 tháng và số thuế được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên (Áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa).
  • Doanh nghiệp đã thanh toán đầy đủ các hóa đơn có tổng giá trị trên 20 triệu đồng.
  • Doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch của các chứng từ kế toán đầu vào.
  • Doanh nghiệp đã hoàn tất việc thanh toán cho các đơn hàng xuất – nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp có thể cung cấp chứng minh hợp lệ về các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, liên kết với từng đơn hàng xuất khẩu và hóa đơn tương ứng.

Thời gian xử lý hoàn thuế VAT:

  • Hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Trong vòng 15 ngày kể từ khi cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Chế độ này áp dụng cho doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế.
  • Kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Trong vòng 60 ngày làm việc kể từ khi cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Chế độ này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp lần đầu hoặc lần thứ hai xin hoàn thuế, trong đó hồ sơ hoàn thuế lần đầu có nhiều thiếu sót.

7. Thời điểm tính thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ là khi nào?

Theo Điều 8, Khoản 1 của Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2025), quy định về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được nêu rõ như sau:

Điều 8. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

a) Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;

b) Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây do Chính phủ quy định:

a) Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu;

b) Dịch vụ viễn thông;

c) Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm;

d) Hoạt động cung cấp điện, hoạt động sản xuất điện, nước sạch;

đ) Hoạt động kinh doanh bất động sản;

e) Hoạt động xây dựng, lắp đặt và hoạt động dầu khí.

Từ ngày 1/7/2025, theo quy định, thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ sẽ là khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc khi lập hóa đơn, bất kể tiền đã được thanh toán hay chưa.

8. Nộp thuế VAT ở đâu ?

Nộp thuế VAT ở đâu ?
Nộp thuế VAT ở đâu ?

Theo Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về nơi nộp thuế GTGT như sau:

  1. Người nộp thuế GTGT thực hiện khai báo và nộp thuế tại địa phương nơi tiến hành sản xuất, kinh doanh.
  2. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ với cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc, nếu trụ sở chính đóng ở tỉnh hoặc thành phố khác, thì phải nộp thuế tại cả địa phương nơi có cơ sở sản xuất và nơi trụ sở chính đóng.
  3. Doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp, nếu có cơ sở sản xuất hoặc bán hàng vãng lai tại tỉnh, thành phố khác nơi trụ sở chính, sẽ khai và nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu phát sinh ở địa phương khác tại nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp không cần nộp thuế heo tỷ lệ % trên doanh thu đối đã kê khai ở ngoại tỉnh tại trụ sở chính.
  4. Khi cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông cước trả sau tại các địa phương khác với nơi đóng trụ sở chính và có chi nhánh hạch toán phụ thuộc, việc khai và nộp thuế GTGT sẽ được thực hiện theo các bước sau:
  • Cơ sở kinh doanh phải khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu từ dịch vụ viễn thông cước trả sau với cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.
  • Thuế GTGT sẽ được nộp tại cả địa phương nơi trụ sở chính và địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
  • Cụ thể, số thuế GTGT phải nộp tại địa phương có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được tính theo tỷ lệ 2% (áp dụng cho dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa bao gồm thuế GTGT) của dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó.

5. Việc khai báo và nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định trong Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

9. Một số câu hỏi thường gặp về thuế VAT

Câu 1: Người nộp thuế có thể khấu trừ thuế VAT không?

, người nộp thuế có thể khấu trừ thuế VAT đầu vào nếu có hóa đơn hợp lệ và đáp ứng điều kiện quy định.

Câu 2: Làm thế nào để kiểm tra tình trạng nộp thuế VAT của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương.

Câu 3: Có cần kê khai thuế VAT hàng tháng không?

, doanh nghiệp cần kê khai thuế VAT hàng tháng hoặc quý tùy thuộc vào quy định và doanh thu.

Câu 4: Các sản phẩm nào không phải nộp thuế VAT?

Một số sản phẩm như lương thực thiết yếu, sách giáo khoa có thể không phải nộp thuế VAT.

Thuế VAT là gì? Đây là một loại thuế quan trọng đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh. Hiểu rõ về thuế VAT giúp cá nhân và doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, xin đừng ngần ngại liên hệ ngay với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon