6 loại thuế doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải nộp

thue doanh nghiep tu nhan

Các loại thuế doanh nghiệp tư nhânphải nộp trong một năm được quy định rất rõ trong pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý các thủ tục thuế mà doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện trong một năm hoạt động kinh doanh. Vậy, doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết về các loại thuế trong bài viết sau đây nhé!

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập của từng doanh nghiệp. Loại thuế này được tính sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp pháp, hợp lý liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập trong cơ cấu quản lý, nhằm góp phần khuyến khích và thúc đẩy đầu tư theo chiều hướng chiến lược, kế hoạch, phát triển toàn diện của nhà nước.

cong thuc tinh thue thu nhap doanh nghiep tu nhan
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong loại thếu doanh nghiệp tu nhân phải nộp

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo cho nhà nước một khoản thu lớn, gắn liền với hiệu quả kinh doanh. Mức thuế này có thể bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Thông qua các ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế đã khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam. Mức thuế này phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh.

1.1 Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, thuế xuất của doanh nghiệp tư nhân được quy định là 20%. Đối với Doanh nghiệp tư nhân thuộc các trường hợp quy định tại Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì sẽ được hưởng các mức thuế suất ưu đãi từ 10% đến 20%

Công thức tính thuế doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

  • Các thu nhập tính thuế xác định theo công thức: “Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)”
  • Các thu nhập chịu thuế xác định theo công thức: “Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác”

Các thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền khai thác, chế biến, thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật thì phải thực hiện hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý: Doanh nghiệp tư nhân có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nên được áp dụng nhiều mức thuế doanh nghiệp tư nhân khác nhau. 

1.2 Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

noi nop thue thu nhap doanh nghiep
Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Người nộp thuế có thể nộp tại kho bạc nhà nước, thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế, cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ và thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức dịch vụ, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 12 Khoản 1 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của thuế doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân (x) với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Việc nộp thuế quy định tại Khoản này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế là cơ quan thuế, nơi đặt trụ sở chính và có hoạt động kinh doanh khác thành phố hoặc tỉnh. Hiện nay, địa điểm nộp hồ sơ đối với cá nhân, hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh, sản xuất ở nhiều địa bàn khác nhau.

Ngoài ra, đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh – nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3 Các khoản chi được trừ khi tính thuế doanh nghiệp tư nhân

cac khoan chi duoc tru khi tinh thue doanh nghiep tu nhan
Các khoản chi được trừ khi tính thuế doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo Điều 6 Khoản 1 Thông tư 78/2014/TT-BTC đã nêu rõ các khoản chi được trừ khi tính thuế doanh nghiệp tư nhân cụ thể sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như hàng hóa bị tổn thất do thiên tai và dịch bệnh, hàng hóa bị hư hỏng khi hết hạn sử dụng và thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên.

Các doanh nghiệp phải gửi cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản giải trình về tài sản bị hư hỏng, trễ nhất là khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm xảy ra tài sản bị hư hỏng, tổn thất.

Các hồ sơ khác như văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Biên bản kiểm kê giá trị tài sản bị hư hỏng, Ban quản lý Khu công nghiệp… tất cả được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty HCM

2. Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài (thuế môn bài) là thuế kinh doanh của cá nhân và tổ chức kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp theo quy định tại Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983.

2.1 Mức thu lệ phí môn bài

muc thu le phi mon bai
Mức thu lệ phí môn bài

Căn cứ theo Điều 4 Khoản 1, 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP đã nêu rõ quy định về thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp đối với mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất được cấp đăng ký mã số doanh nghiệp, thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Trường hợp cấp đăng ký mã số trong 6 tháng cuối năm thì phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Đối với các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình kinh doanh, sản xuất nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải thực hiện nộp mức lệ phí môn bài cho cả năm kinh doanh. Trường hợp này sẽ không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Các tổ chức có vốn điều lệ trên 10 tỷ hoặc từ 10 tỷ trở xuống, nếu muốn thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài chính là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài hiện tại.

Đối với các trường hợp vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì sẽ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.

2.2 Khai, nộp lệ phí môn bài

khai nop le phi mon bai
Khai, nộp lệ phí môn bài

Căn cứ theo Điều 5 Khoản 1 Nghị định 139/2016/NĐ-CP đã nêu rõ quy định về thuế doanh nghiệp tư nhân trong việc khai, nộp lệ phí môn bài cụ thể như sau:

1. Khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:

a) Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

b) Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

Ngoài ra, đối với các trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho Cơ quan thuế kiểm tra.

Đối với các trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh thì đơn vị phụ thuộc sẽ thực hiện nộp hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho Cơ quan thuế kiểm tra.

Nộp lệ phí môn bài trong thời gian chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Tuy nhiên, đối với trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời gian nộp phí môn bài trễ nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí cho Cơ quan thuế.

3. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) của doanh nghiệp tư nhân là thuế tính trên giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong quá trình từ lưu thông, sản xuất đến tiêu dùng.

3.1 Giá tính thuế GTGT

gia tinh thue gia tri gia tang
Giá tính thuế giá trị gia tăng

Một là, đối với dịch vụ, hàng hóa do cơ sở kinh doanh, sản xuất là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp đối với dịch vụ, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng nhưng đã có thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hai là, đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu, cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngoài ra, giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Ba là, đối với dịch vụ, hàng hóa dùng để tiêu dùng nội bộ, trao đổi là giá tính thuế giá trị gia tăng của dịch vụ, hàng hóa cùng loại tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Bốn là, đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.

Năm là, đối với hàng hóa bán theo phương thức trả chậm, trả góp là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó (không tính lãi trả góp, trả chậm).

Sáu là, đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.

Bảy là, đối với hoạt động lắp đặt, xây dựng là giá trị công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp đối với lắp đặt, xây dựng không bao thầu máy móc, thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị máy móc, nguyên vật liệu.

Tám là, đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng (không tính giá chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất).

Chín là, đối với hoạt động môi giới, đại lý mua bán dịch vụ và hàng hóa hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa tính thuế giá trị gia tăng.

Mười là, đối với dịch vụ, hàng hóa được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức dưới đây:

Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

3.2 Phương pháp tính thuế GTGT

phuong phap tinh thue
Phương pháp tính thuế

Có 2 phương pháp tính thuế doanh nghiệp tư nhân đó là phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng và phương pháp khấu trừ thuế.

Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12, ta có bảng so sánh hai phương pháp tính thuế sau đây.

Luật Phương pháp khấu trừ thuế Phương pháp tính trực tiếp 

trên giá trị gia tăng

Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12 1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;

b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;

c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.

1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:

a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;

b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 số 13/2008/QH12 2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. 2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại  Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;

b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng mẫu nội quy công ty

4. Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người nộ (chủ doanh nghiệp tư nhân) sau khi đã trừ các thu nhập giảm trừ gia cảnh và miễn thuế.

thue thu nhap ca nhan
Thuế thu nhập cá nhân

Các khoản thu nhập chịu thuế như thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn. Ngoài ra, thu nhập cá nhân còn có chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, nhận quà tặng.

Các khoản thu nhập được miễn thuế như thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất, thừa kế, giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân. Thu nhập miễn thuế còn bao gồm chuyển đổi đất công nghiệp để hợp lý hóa sản xuất nông nghiệp, tiền lãi tổ chức tín dụng…

Căn cứ vào Điều 7 Khoản 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ta có bảng tính thuế doanh nghiệp tư nhân đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, kinh doanh cụ thể như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Lưu ý: Hiện nay, mức thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những người có thu nhập thuộc dạng cao trong xã hội (từ 9.000.000 đồng/tháng sau khi trừ các khoản miễn thuế). Doanh nghiệp tư nhân phải nộp thay cho người lao động và khấu trừ thuế từ tiền lương.

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại dịch vụ, hàng hóa mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng xã hội. Loại thuế này góp phần làm tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những dịch vụ, hàng hóa chịu thuế.

thue tieu thu dac biet
Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp tư nhân chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp dưới đây.

  • Đối với hàng hóa (Thuốc lá điếu, xe mô tô hai bánh, xì gà, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, tàu bay, du thuyền, xăng các loại, điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU, bài lá, vàng mã).
  • Đối với dịch vụ (Kinh doanh vũ trường, kinh doanh massage, karaoke, kinh doanh casino,  trò chơi điện tử có thưởng như bằng máy slot, máy jackpot, kinh doanh đặt cược, kinh doanh (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, kinh doanh xổ số).

Người nộp thuế doanh nghiệp tư nhân là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ và nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

6. Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà vùng lãnh thổ hay quốc gia đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

thue xuat nhap khau
Thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế doanh nghiệp tư nhân là hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối, hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.

Đối tượng không chịu thuế bao gồm hàng hóa chuyển khẩu và trung chuyển, hàng hóa viện trợ không hoàn lại, hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài và ngược lại, phần dầu khí dùng để trả thuế tài nguyên khi xuất khẩu.

Căn cứ vào Điều 3 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 đã nêu rõ nội dung về người nộp thuế cụ thể như sau:

1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, còn có người vân chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho tiêu dùng, sản xuất mà đem bán tại thị trường trong nước. Các thương nhân nước ngoài có thể kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu ở chợ biên giới.

Người có hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế thì phải thực hiện nghĩa vụ đúng theo quy định của pháp luật ban hành.

7. Một số câu hỏi xoay quanh thuế doanh nghiệp tư nhân

7.1 Khi nào doanh nghiệp chịu sự kiểm tra bởi cơ quan thuế?

khi nao doanh nghiep chiu su kiem tra boi co quan thue
Khi nào doanh nghiệp chịu sự kiểm tra bởi cơ quan thuế?

Căn cứ vào Điều 109 Khoản 1 Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 đã nêu rõ nội dung về kiểm tra thuế doanh nghiệp tư nhân tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế như sau:

1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ thuế được quy định như sau:

a) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Đối với trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan mà phát hiện vi phạm dẫn đến trốn thuế, thiếu thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế và bị xử phạt theo quy định của Luật này và quy định khác của các bộ luật có liên quan.

Đối với trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế phải nộp… thì cơ quan quản lý thuế sẽ thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung hoặc giải trình các thông tin, tài liệu còn thiếu.

Đối với trường hợp người nộp thuế đã bổ sung và giải trình tài liệu, thông tin chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng sự thật thì hồ sơ thuế được chấp thuận. 

Ngược lại, trường hợp hết thời hạn giải trình thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế sẽ quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Ngoài ra, thủ trưởng cơ quan thuế có thể làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

7.2 Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

doi tuong nao phai nop thue thu nhap doanh nghiep
Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 78/2014/TT-BTC đã nêu rõ đối tượng phải nộp thuế doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.

b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.

c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế gồm các tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các khoản a, b, c, d ở trên có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở kinh doanh, sản xuất bao gồm như chi nhánh, nhà máy, văn phòng điều hành, công xưởng, hầm mỏ, phương tiện vận tải, mỏ dầu hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.

Ngoài ra, đối tượng nộp thuế có thể là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp của nước ngoài hay người không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa tại Việt Nam.

Trên đây là tất cả các thông tin về thuế doanh nghiệp tư nhânAZTAX muốn gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc gì về cách tính thuế, người nộp thuế hay các vấn đề liên quan khác thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến AZTAX để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!

Xem thêm: Quy định về doanh nghiệp tư nhân trong luật doanh nghiệp 2014

Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập công ty

Xem thêm: thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế

4.2/5 - (8 bình chọn)
4.2/5 - (8 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon