Xin giấy phép kinh doanh vỉa hè là vấn đề được nhiều người quan tâm khi muốn hợp pháp hóa hoạt động buôn bán nhỏ lẻ trên vỉa hè. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể xin được giấy phép này. Trong bài viết này, AZTAX sẽ hướng dẫn giúp bạn các bước để có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh vỉa hè mới nhất 2024, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
1. Giấy phép kinh doanh vỉa hè là gì?
Trước hết, cần làm rõ rằng giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng cho các ngành nghề có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo Phụ lục IV, Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của pháp luật Việt Nam năm 2022, hiện chỉ có 227 ngành nghề thuộc diện này, trong đó không bao gồm kinh doanh vỉa hè. Vì vậy, hoạt động kinh doanh trên vỉa hè không yêu cầu giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, việc đăng ký kinh doanh trên vỉa hè là không khả thi vì đây là hành vi vi phạm các quy định về trật tự đô thị và an toàn giao thông. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Giao thông Đường bộ 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2020, việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép bị nghiêm cấm. Điều 35, Khoản 2, Điểm a của cùng luật quy định:
“Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ
….
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;”
Do đó, dù dưới hình thức nào, kinh doanh trên vỉa hè vẫn vi phạm các quy định về giao thông đường bộ. Các cá nhân và tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, cụ thể tại Khoản 1 Điều 12, mức phạt là:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi bán hàng rong hoặc hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường đô thị, vỉa hè các tuyến phố cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 của Nghị định này.
Như vậy, việc bán hàng trên vỉa hè có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Xem thêm: Làm giấy phép kinh doanh mất bao lâu? Hết bao nhiều tiền?
2. Trường hợp được phép sử dụng buôn bán trên hè phố, lòng đường
Dù kinh doanh trên vỉa hè thường bị xem là hành vi lấn chiếm và vi phạm pháp luật, trong một số tình huống cụ thể, vẫn có thể có những ngoại lệ. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Giao thông Đường bộ 2008, sửa đổi bổ sung năm 2020, việc sử dụng tạm thời lòng đường và hè phố cho các mục đích khác có thể được phép nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, với điều kiện là không gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông.
Ngoài ra, việc sử dụng lòng đường và hè phố tạm thời cần tuân thủ các yêu cầu theo Nghị định 100/2013/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
- Trật tự và An toàn Giao thông: Việc sử dụng tạm thời lòng đường hoặc hè phố, chẳng hạn như để trông giữ xe có thu phí, phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông.
- Điều kiện Kết cấu và Vị trí: Vị trí được phép sử dụng tạm thời phải có kết cấu chịu lực và đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị.
- Phần lòng đường còn lại phải đủ rộng để bố trí ít nhất 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều di chuyển.
- Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ phải có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.
- Thẩm quyền Quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập, phê duyệt và thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố và lòng đường cho đến năm 2023, cũng như quy định các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp phép sử dụng tạm thời các khu vực này.
Như vậy, mặc dù có thể có những trường hợp ngoại lệ, việc sử dụng lòng đường và hè phố tạm thời vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và yêu cầu pháp lý hiện hành.
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vỉa hè mới nhất 2024
Dù không thể xin giấy phép kinh doanh cho hoạt động trên vỉa hè, quý khách hàng vẫn có thể thành lập doanh nghiệp trong các lĩnh vực và ngành nghề có điều kiện.
Trong trường hợp này, việc chú ý đến quy trình xin giấy phép kinh doanh là rất quan trọng. Dưới đây là một số điểm quan trọng mà AZTAX khuyến nghị quý khách nên lưu ý:
3.1 Về điều kiện
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu thiết yếu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi hoạt động trong các ngành, nghề đặc thù. Những điều kiện này thường được thể hiện qua các tài liệu như giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, yêu cầu về vốn pháp định, hoặc các yêu cầu khác như chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Tùy thuộc vào từng ngành, nghề cụ thể, sẽ có những yêu cầu và điều kiện riêng biệt theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Các điều kiện này có thể liên quan đến vấn đề đạo đức, xã hội, cơ sở vật chất, vốn pháp định, hoặc yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
3.2 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh
Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh cần được thực hiện theo mẫu quy định của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ.
Việc thẩm định và kiểm tra các điều kiện sẽ được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3.3 Cơ quan đăng ký giấy xin phép kinh doanh
Tùy từng lĩnh vực thì sẽ có những cơ quan cấp phép riêng cụ thể
STT | Ngành nghề | Giấy phép kinh doanh | Cơ quan cấp phép |
01 | Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế | Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa/Quốc tế | Sở Du Lịch |
02 | Kinh doanh khách sạn | Quyết định Công nhận hạng sao cơ sở lưu trú du lịch | Sở văn hóa thể thao và du lịch |
03 | Dịch vụ in ấn | Giấy phép hoạt động ngành in | Sở Thông thông tin và truyền thông – Cục Xuất bản |
04 | Kinh doanh bất động sản: cho người nước ngoài thuê | Biên bản xác nhận đủ ĐK PCCC | Công an PCCC |
Kinh doanh bất động sản: cho người nước ngoài thuê | Giấy Chứng nhận đủ điều kiện ANTT (Sau khi có BB xác nhận đủ ĐK PCCC) | Công an Quận | |
05 | Kinh doanh dịch vụ Bảo vệ | Giấy Chứng nhận đủ điều kiện ANTT | Công an TP (PC 13) |
06 | Sàn giao dịch bất động sản | Thông báo hoạt động Sàn giao dịch BĐS | Sở Xây Dựng |
07 | Sản xuất nước uống đóng chai | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế (hoặc Phòng Y tế Quận) |
Sản xuất nước uống đóng chai | Giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn sản phẩm (sau khi đã có GCN ATVSTP) | Sở y tế (hoặc Phòng Y tế Quận) | |
08 | Sản xuất thực phẩm | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế |
Sản xuất thực phẩm | Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm | Sở y tế | |
09 | Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê. | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế |
Kinh doanh nhà hàng | Biên bản kiểm tra Phòng Cháy Chữa Cháy | Công an Quận | |
10 | Hoạt động Trung Tâm Ngoại Ngữ (Tin Học) | Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) | Sở Giáo Dục |
11 | Kinh doanh thuốc thu ý | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh | Chi cục thú y thành phố |
12 | Sản xuất thuốc thú y | Giấy phép sản xuất thuốc thú y | Cục thú y |
13 | Trường mầm non | Quyết định cho phép thành lập trường | Sở giáo dục |
14 | Sản xuất mỹ phẩm | Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm | Sở y tế |
15 | Kinh doanh sản xuất ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường: kinh doanh phế liệu, vải vụn, sản xuất | Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;Hoặc Đề án bảo vệ môi trường. | Phòng Tài nguyên & Môi trường của Quận |
16 | Kinh doanh phòng khám đa khoa | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế |
Kinh doanh phòng khám chuyên khoa: Nha khoa, … | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế | |
Kinh doanh phòng khám vật lý trị liệu, Phòng trẩn trị y học cổ truyền | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế | |
17 | Nhập khẩu sản phẩm thực phẩm | Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm | Bộ y tế |
18 | Nhập khẩu trang thiết bị y tế | Giấy phép nhập khẩu (có giá trị 01 năm) | Bộ Y tế |
19 | Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm | Giấy phép quảng cáo | Sở y tế |
20 | Dạy nghề | Giấy phép dạy nghề của cơ sở | Sở lao động TB & XH |
21 | Kinh doanh rượu | Giấy phép bán lẻ rượu | Sở Công Thương |
Giấy phép bán buôn rượu | Bộ Công Thương | ||
Sản xuất rượu | Giấy phép sản xuất rượu | Bộ Công Thương | |
22 | Sản xuất phim | Giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim | Cục điện ảnh |
23 | Bán hàng đa cấp | Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp | Sở Công thương |
24 | Hoạt động trang thông tin điện tử (ICP) | Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử ICP | Sở thông tin và truyền thông |
25 | Kinh doanh hóa chất | Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất | Sở Công thương |
26 | Kinh doanh vận tải bằng ô tô | Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Sở Giao Thông Vận tải |
27 | Hoạt động khuyến mãi | Giấy phép khuyến mãi theo chương trình | Sở Công Thương |
28 | Mở VPĐD tại nước ngoài | Giấy phép mở VPĐD tại nước ngoài | Sở Công Thương |
29 | Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động | Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động | Bộ Lao động TB & XH |
3.4 Thời hạn giấy phép kinh doanh
Thông thường, thời hạn của giấy phép kinh doanh sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi rõ trên giấy phép. Đối với doanh nghiệp trong nước, thời gian hiệu lực của giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và các quy định cụ thể của pháp luật cũng như các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Xem thêm: Điều kiện, thủ tục xin giấy phép kinh doanh bể bơi
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh hàng xách tay mới nhất
4. Mức xử phạt đối với hành vi xử dụng vỉa hè trái phép
Việc sử dụng lòng đường, vỉa hè cho mục đích kinh doanh, buôn bán mà không có sự cho phép sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 đến 400.000 đồng đối với tổ chức bán hàng rong hoặc kinh doanh nhỏ lẻ trên lòng đường.
- Phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với cá nhân và từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với tổ chức chiếm dụng dải phân cách để buôn bán, họp chợ.
- Phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức đặt biển quảng cáo hoặc là chiếm dụng dải phân cách để trông giữ xe.
- Phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức dựng các công trình trái phép trên đất dành cho giao thông hoặc sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh ăn uống, trưng bày hàng hóa…
Nhìn chung, kinh doanh trên vỉa hè mà không được phép là hành vi vi phạm pháp luật. Thay vì thực hiện hoạt động kinh doanh không hợp pháp, cá nhân có thể thành lập hộ kinh doanh cá thể, còn các tổ chức nên xem xét việc thành lập công ty hoặc doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh được pháp luật bảo vệ.
Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng về thủ tục xin giấy phép kinh doanh vỉa hè mới nhất 2024. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc là giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1 Kinh doanh vỉa hè cần đóng thuế gì?
Đối với hoạt động kinh doanh trên vỉa hè, việc đăng ký kinh doanh không bắt buộc, vì vậy không cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù hoạt động kinh doanh có được đăng ký hay không, người thực hiện vẫn phải chịu trách nhiệm nộp lệ phí môn bài và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến thuế, dựa trên thu nhập và hoạt động kinh doanh của mình.
5.2 Bán hàng quán vỉa hè thì có phải đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể như sau:
“Điều 79. Hộ kinh doanh
…
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Do đó, nếu hoạt động kinh doanh bán hàng trên vỉa hè có thu nhập thấp, thì không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh.