Thủ tục giải thể công ty cổ phần đơn giản mới nhất 2023

thu tuc giai the cong ty co phan

Thủ tục giải thể công ty cổ phần là việc chấm dứt sự tồn tại của công ty khi không đủ điều kiện để hoạt động như một chỉnh thể nữa. Vậy điều kiện để giải thể công ty là gì? Hồ sơ thủ tục giải thể công ty cổ phần bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết các thủ tục giải thể trong bài viết sau nhé!

khai quat thu tuc giai the cong ty co phan
Khái quát thủ tục giải thể công ty cổ phần

1. Các trường hợp bị giải thể công ty cổ phần?

truong hop cong ty co phan bi giai the
Trường hợp công ty cổ phần bị giải thể?

Căn cứ theo Điều 207 Khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 về các trường hợp phải làm thủ tục giải thể công ty cổ phần cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Một số trường hợp công ty quyết định giải thể dưới sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình vì những lý do khác nhau như thua lỗ kéo dài, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh,lợi nhuận thấp, mâu thuẫn nội bộ… 

Đối với trường hợp điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động của công ty thì khi hết thời hạn, các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động thì công ty sẽ thực hiện giải thể. Thông thường, việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp sẽ được sự thỏa thuận của cổ đông sáng lập, các thành viên hoặc do sự cấp phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa theo quy định của pháp luật ban hành.

2. Quy trình thủ tục giải thể công ty cổ phần

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty cổ phần

thong qua quyet dinh giai the cong ty cong ty co phan
Thông qua quyết định giải thể công ty công ty cổ phần

Muốn giải thể doanh nghiệp thì cần tổ chức họp bàn Hội đồng quản trị để thông qua quyết định giải thể. Tạo cuộc họp nhằm lấy biểu quyết của cổ đông trong các vấn đề liên quan đến việc giải thể như lý do, thời hạn, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tạo cuộc họp để đưa ra quyết định về thủ tục thanh lý hợp đồng, phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, việc thành lập tổ thanh lý tài sản công ty.

Quyết định làm thủ tục giải thể công ty cổ phần cần phải có các nội dung chủ yếu như tên, địa chỉ trụ sở chính, thời hạn thanh toán nợ, lý do giải thể, việc thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng (tính từ ngày thông qua quyết định giải thể của công ty).

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty cổ phần

thong bao cong khai quyet dinh giai the cong ty co phan
Thông báo công khai quyết định giải thể công ty cổ phần

Sau khi quyết định giải thể được Hội đồng quản trị thông qua thì ban lãnh đạo phải thông báo công khai về quyết định giải thể của doanh nghiệp cho những người có lợi ích và quyền liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp.

Đối với các trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán xong thì khi thông báo giải thể phải kèm theo quyết định các phương án giải quyết nợ đến chủ nợ hay người nhận quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan. 

Lưu ý: Thông báo thủ tục giải thể công ty cổ phần phải có tên, số nợ, thời hạn, địa chỉ của chủ nợ, phương thức thanh toán và thời hạn giải quyết các khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

thanh ly tai san va thanh toan cac khoan no cua cong ty
Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Căn cứ theo Điều 208 Khoản 2,5 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về quy định thanh lý tài sản, thủ tục giải thể công ty cổ phần cụ thể như sau:

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác;

Như vậy, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và chủ sở hữu công ty sẽ trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Không tính trường hợp điều lệ công ty quy định thành lập các tổ chức thanh lý riêng. Sau khi công ty đã thanh toán hết tất cả các khoản nợ, chi phí giải thể doanh nghiệp thì phần còn lại thuộc về thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần

nop ho so giai the cong ty co phan
Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần

Đầu tiên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ giải thể tới Cơ quan hải quan để xác nhận nghĩa vụ hải quan. Tiếp theo, khi có kết quả xác nhận của Cơ quan hải quan thì doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế để đóng mã số thuế của mình. Cuối cùng, khi doanh nghiệp nhận được thông báo đóng mã số thuế thì tiến hành nộp hồ sơ giải thể tại Cơ quan đã đăng ký doanh nghiệp ban đầu.

Lưu ý: Chuẩn bị hồ sơ giải thể phải đầy đủ và chính xác đúng theo quy định tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Nếu có bất kỳ sai sót nào trong hồ sơ thì Cơ quan hải quan sẽ thông báo và trả về doanh nghiệp.

Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về hồ sơ giải thể công ty

1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:

a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tóm tắt, hồ sơ giải thể của công ty cổ phần sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây.

  • Thông báo giải thể công ty.
  • Báo cáo kết quả thanh lý tài sản của công ty.
  • Báo cáo danh sách số nợ và chủ nợ đã thanh toán.
  • Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ khi thực hiện giải thể.
  • Nếu hồ sơ không chính xác thì các thành viên phải chịu trách nhiệm thanh toán về quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, thuế chưa nộp và các nợ khác.

Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp

3. Điều kiện giải thể công ty cổ phần?

dieu kien giai the cong ty co phan
Điều kiện giải thể công ty cổ phần

Căn cứ theo Điều 207 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ các điều kiện để làm thủ tục giải thể công ty cổ phần cụ thể như sau:

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Khi tiến hành giải thể thì doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan tại công ty như: chủ nợ, đối tác kinh doanh, người lao động, cơ quan Nhà nước…Muốn giải công ty cổ phần cần đáp ứng 03 điều kiện sau đây.

  • Có quyết định của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp và chủ sở hữu công ty.
  • Được phép giải thể khi doanh nghiệp đã hoàn thành mọi nghĩa vụ tài sản, thanh toán hết tất cả các khoản nợ của công ty.
  • Công ty đó không ở trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tòa án.

5. Những việc cần làm khi giải thể công ty?

nhung viec can lam khi giai the cong ty
Những việc cần làm khi giải thể công ty?

Thứ nhất, hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể doanh nghiệp. Hầu như, đây là việc ưu tiên vì doanh nghiệp bị nợ thuế hoặc phạt thuế sẽ thường xuyên bị kiểm tra quyết toán thuế trong quá trình xin thu hồi mã số thuế để giải thể doanh nghiệp. Hoàn thành nghĩa vụ thuế khi làm thủ tục giải thể công ty cổ phần còn bao gồm việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc chấm dứt hoạt động của các địa điểm kinh doanh đã đăng ký trong quá trình công ty hoạt động.

Thứ hai, hoàn thành nghĩa vụ với bảo hiểm xã hội. Thông thường, thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho nhân viên thực hiện sau khi cơ quan thuế ra quyết định thu hồi mã số thuế. Vì vậy, trước khi xin đóng mã số thuế thì phải kiểm tra các nghĩa vụ trong cơ quan bảo hiểm. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì cần xử lý ngay vì khi bị thu hồi mã số thuế thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết các khoản phạt do sai phạm về bảo hiểm xã hội gây ra.

Thứ ba, hoàn thành nghĩa vụ về thuế xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp phải thực hiện rà soát lại danh mục ngành nghề kinh doanh của mình có đăng ký xuất/nhập khẩu hay không. Trường hợp nếu có đăng ký xuất/nhập khẩu thì doanh nghiệp cần xin xác nhận không nợ thuế ở Tổng cục hải quan. Nếu không cơ quan thuế sẽ yêu cầu bổ sung giấy xác nhận không nợ thuế xuất/nhập khẩu thì sẽ mất thêm thời gian của doanh nghiệp.

Thứ tư, hoàn thiện sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên chuẩn bị sổ sách kế toán mang tính trung thực và chính xác cao vì khi sổ sách đã đầy đủ thì quá trình giải thể có bị quyết toán thuế hay không cũng không ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

5. Trường hợp nào không thực hiện thuế quyết toán khi giải thể công ty?

truong hop nao khong thuc hien thue quyet toan khi giai the cong ty
Trường hợp nào không thực hiện thuế quyết toán khi giải thể công ty?

Căn cứ theo Điều 16 Khoản 8 Thông tư 151/2014/TT-BTC đã quy định về các trường hợp không phải thực hiện thuế quyết toán khi làm thủ tục giải thể công ty cổ phần như sau:

a) Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.

b) Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.

c) Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có doanh thu bình quân năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động) không quá 1 tỷ đồng/năm .

– Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế.

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Dựa theo quy định trên, thời hạn trong vòng 05 năm kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi (bao gồm chấm dứt hoạt động, quyết định giải thể, đã nộp đủ số thuế phải nộp) thì Cơ quan thuế sẽ xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hay giải thể không thuộc các trường hợp nêu trên thì căn cứ vào nhu cầu thực tế mà Cơ quan thuế sẽ quản lý trực tiếp người nộp thuế đặt hàng. Sau đó, sử dụng kết quả kiểm tra quyết toán thuế làm thủ tục về thuế.

7. Khó khăn khi làm thủ tục giải thể công ty cổ phần?

kho khan khi lam thu tuc giai the cong ty co phan
Khó khăn khi làm thủ tục giải thể công ty cổ phần?

Việt Nam tham gia WTO đã tạo cơ hội phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, việc này cũng làm tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Vì thế, doanh nghiệp cạnh tranh tốt sẽ đi lên và doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ thua lỗ, phá sản và giải thể.

Một số khó khăn khi làm thủ tục giải thể công ty cổ phần mà chủ doanh nghiệp thường gặp như chưa hoàn thành nghĩa vụ tài sản, không có sự biểu quyết thống nhất của Hội đồng quản trị và thiếu sót trong việc chuẩn bị hồ sơ… Bên cạnh đó còn có các khó khăn lớn mà doanh nghiệp phải trải qua trong quá trình làm thủ tục như việc kiểm tra quyết toán thuế. Việc này doanh nghiệp phải cần có các báo cáo về danh sách nộp thuế làm minh chứng cho quá trình hoàn thành thuế của doanh nghiệp.

Vì vậy, trước khi muốn làm thủ tục giải thể thì chủ sở hữu nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến điều kiện giải thể, hồ sơ giải thể… Làm như vậy sẽ giúp doanh nghiệp có thể hoàn thành nhanh chóng các thủ tục giải thể của công ty theo đúng quy định ban hành.

Thủ tục giải thể công ty cổ phần là những thông tin được AZTAX tổng hợp trong bài viết trên. Hy vọng là những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho quá trình làm thủ tục giải thể công ty của bạn. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp về vấn đề giải thể công ty thì các bạn hãy liên hệ đến AZTAX để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm: Hồ sơ giải thể công ty tnhh 1 thành viên

Xem thêm: Thủ tục giải thể trong Doanh Nghiệp Tư Nhân

Xem thêm: Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post