Những điều cần biết về thủ tục đóng cửa công ty

Thủ tục đóng cửa công ty

Thủ tục đóng cửa công ty là thủ tục tương đối khó nhằn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp không có đội ngũ am hiểu và chuyên trách thực hiện các thủ tục hành chính. Vậy trình tự thực hiện chính xác các thủ tục đóng cửa công ty như thế nào? Mời xem tiếp phần dưới đây để hiểu rõ thêm về thủ tục này.

1. Khái niệm về thủ tục đóng cửa công ty

* Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản liên quan không đưa ra khái niệm về đóng của công ty. Tuy nhiên, có 2 hình thức khi doanh nghiệp muốn đóng cửa công ty là:

  • Đóng cửa tạm thời trong một khoảng thời gian thì thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
  • Đóng cửa vĩnh viễn doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục giải thể công ty.

* Khái niệm đối với 2 hình thức đóng cửa công ty này như sau:

  • Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là doanh nghiệp tạm ngừng các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn tạm dừng, doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại.
  • Giải thể công ty được hiểu là việc chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của công ty sau khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Khái niệm về thủ tục đóng cửa công ty
Khái niệm về thủ tục đóng cửa công ty

2. Điều kiện cần thiết để thực hiện đóng cửa công ty

(1) Đối với tạm ngừng kinh doanh: Theo quy định tại điều 206 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, các công ty có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

(2) Đối với giải thể công ty: Theo quy định tại khoản 2, Điều 207, Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi doanh nghiệp đã đảm bảo thanh toán hết tất cả các nghĩa vụ về nợ và tài khoản khác, đồng thời doanh nghiệp không trong quá trình tranh chấp.

Điều kiện cần thiết để thực hiện đóng cửa công ty
Điều kiện cần thiết để thực hiện đóng cửa công ty

3. Thủ tục đóng cửa công ty

3.1 Đối với tạm dừng hoạt động kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng hoạt động được thực hiện như sau:

– Đầu tiên, doanh nghiệp gửi hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Hồ sơ bao gồm những thành phần sau:

+ Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu quy định);

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp;
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
  • Lý do tạm ngừng.

+ Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh.

– Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

3.2 Đối với thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định ở điều 208 Luật số 59/2020/QH14 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: 

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty 

Doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Quyết định này thể hiện sự nhất trí về các vấn đề liên quan như:

 – Lý do giải thể;

– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ;

– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động

– Thành lập tổ thanh lý tài sản.

Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh và  cơ quan thuế

– Đầu tiên, công ty nộp hồ sơ giải thể đến Cơ quan Thuế để đóng mã số thuế và thực hiện thủ tục giải thể công ty với Cơ quan Thuế.

– Sau khi có thông báo đóng mã số thuế, công ty nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Hoàn thành thủ tục giải thể

Trong vòng 7 ngày từ khi hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Thủ tục đóng cửa công ty
Thủ tục đóng cửa công ty

4. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của AZTAX

Các thủ tục hành chính chính phức tạp đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục giải thể. Hiểu được nỗi lòng của các doanh nghiệp, AZTAX đã thành lập dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giải thể một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm, AZTAX tự tin là điểm đến tin cậy cho Quý khách hàng. Đến với dịch vụ giải thể của AZTAX, doanh nghiệp sẽ được nhận những lợi ích sau: 

  • Được hỗ trợ và tư vấn tất cả các quy định liên quan;
  • Tối ưu chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục giải thể, bởi AZTAX sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện;
  • Được hỗ trợ hoàn thiện thủ tục pháp lý cho việc giải thể doanh nghiệp;
  • Giảm thiểu tối đa rủi ro về hồ sơ và thủ tục;
  • Cập nhật liên tục tiến trình của thủ tục;
  • Bảo mật tuyệt đối tất cả các thông tin của doanh nghiệp.

Và nhiều lợi ích khác….

Tham khảo thêm về dịch vụ giải thể tại: Dịch vụ giải thể công ty trọn gói

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của AZTAX
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của AZTAX

Vậy nên hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ của AZTAX. Với đội ngũ nhân viên đầy chuyên nghiệp, AZTAX tự tin mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Trên đây là bài viết về thủ tục đóng của công ty. Hy vọng mang đến thông tin hữu ích đến Quý khách hàng. Để được tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ theo thông tin dưới đây. AZTAX rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn!

5/5 - (12 bình chọn)
5/5 - (12 bình chọn)