Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?

tai sao si quan khong duoc thanh lap doanh nghiep

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng nhiều vì nguồn thu nhập lớn cũng như tạo được uy tín cho bản thân và công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành lập nghiệp. cụ thể là sĩ quan quân đội. Vậy tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp? Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này mời quý bạn đọc cùng AZTAX tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?
Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?

1. Sĩ quan là gì?

Sĩ quan là gì? Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?
Sĩ quan là gì? Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 đề cập đến khái niệm sĩ quan như sau:

Sĩ quan là cán bộ công chức thuộc Lực lượng Vũ trang của một quốc gia (quân đội, cảnh sát/công an) có chủ quyền, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy, quản lý, lảnh đạo hay trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ khác mà Nhà nước hay Quốc gia đó giao phó, phong, thăng quân hàm cấp Úy, Tá, Tướng.

2. Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?

Pháp luật cấm sĩ quan thành lập doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền lực và tham nhũng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này không áp dụng đối với những sĩ quan được ủy quyền đại diện quản lý phần vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp hoặc đảm nhận vai trò quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
Một vài lý do tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?
Một vài lý do tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?

Nội dung về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp được nêu tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Cụ thể:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 sĩ quan hạ sĩ quan không có quyền thành lập doanh nghiệp nhằm tránh trường hợp tham nhũng và lạm quyền. Bởi vì, sĩ quan thuộc nhóm người có chức vụ quyền hạn đang nắm giữ những trọng trách, nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước.

Nếu không có quy định này, rất có thể cac hoạt động kinh doanh của họ sẽ đan xen vào nhiệm vụ của họ trong cơ quan đơn vị nhà nước, gây ra tư lợi cá nhân, xao nhãng nhiệm vụ, thậm chí là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Xem thêm: viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

3. Ai không được phép thành lập doanh nghiệp?

Tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, các đối tượng dưới đây không có được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, đối tượng dưới đây không được phép thành lập doanh nghiệp sẽ là sĩ quan tại ngũ hay đang hoạt động trong các lực lượng vũ trang, Cán bộ, viên chức, công chức, cá nhân trong thời gian bị hạn chế hay bị tước quyền công dân, Tổ chức sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sai mục đích để thu lợi cho cá nhân hay tổ chức riêng.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ

4. Một số câu hỏi liên quan khác

Ngoài những nội dung được nêu ở phía trên, dưới đây AZTAX đã tổng hợp vài câu hỏi khác có liên quan đến chủ thể thành lập doanh nghiệp là sĩ quan.

Câu hỏi liên quan việc tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp
Câu hỏi liên quan việc tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp

5.1 Sĩ quan góp vốn vào doanh nghiệp có được không?

Căn cứ theo điểm c Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về quyền góp vốn như sau:

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo như điều khoản được trích dẫn trên đây thì quân nhân không được góp vốn thành lập cũng như không được quản lý công ty TNHH 01 thành viên.

5.2 Các lĩnh vực mà sĩ quan không được thành lập, điều hành doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ là gì?

Theo như quy định tại Điều 5 Thông tư số 60/2022/TT-BTC, hiện có 11 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây bản thân phụ trách sau khi thôi giữ chức vụ, gồm:

  • Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán
  • Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
  • Quản lý nhà nước về bảo hiểm
  • Quản lý nhà nước về hải quan
  • Quản lý nhà nước về giá
  • Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước
  • Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
  • Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia
  • Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài
  • Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước
  • Quản lý nhà nước về tài sản công

5.3 Sĩ quan thôi chức vụ bao lâu mới được thành lập doanh nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 60/2022/TT-BTC, kể từ ngày 17 tháng 11 năm 2022, người đã từng có chức vụ trong cơ quan Nhà nước không được thành lập công ty sau khi thôi chức.

Người giữ chức vụ một trong 11 lĩnh vực được quy định tại Điều 5 Thông tư số 60/2022/TT-BTC, trong vòng 24 tháng, kể từ ngày thôi giữ chức vụ không được thành lập, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây bản thân đã từng đảm nhiệm chức vụ quản lý.

Lý do tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp đã được AZTAX giải thích rõ trong bài viết này. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí các vấn đề về thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không

Xem thêm: Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon