Quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài

Quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài

Quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài đang là chủ đề nóng hổi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Những quy định này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp quốc tế mà còn tác động mạnh mẽ đến chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Trong bài viết dưới đây AZTAX sẽ cập nhật thông tin mới nhất về quy định góp vốn đầu tư nước ngoài, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc.

1. Quy định về góp vốn đầu tư của công ty nước ngoài

Quy định về góp vốn đầu tư của công ty nước ngoài thường được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Các quy định này bao gồm việc xác định tỷ lệ góp vốn nước ngoài trong doanh nghiệp, phương thức chuyển vốn và quyền lợi của các bên liên quan. Ngoài ra, còn có các quy định về báo cáo tài chính, kiểm toán và tuân thủ thuế, nhằm đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài.

Quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài
Quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài

1.1 Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Theo Điều 34 của Luật Doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có thể đóng góp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư kinh doanh bằng các phương thức sau đây:

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp phổ biến nhất là góp vốn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép góp vốn thông qua chuyển khoản qua tài khoản góp vốn đầu tư tại ngân hàng thương mại.
  • Tài khoản góp vốn đầu tư có thể là tài khoản góp vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Thời hạn góp đủ vốn điều lệ cho các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là trong vòng 90 ngày kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

1.2 Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài được quy định dựa trên ngành, lĩnh vực đầu tư và các tiêu chuẩn quốc tế về đầu tư. Căn cứ theo khoản 10 Điều 17 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, quy đinh như sau:

10. Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:

a) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;

b) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;

c) Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

d) Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam

1.3 Xác định giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Để xác định phạm vi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn điều lệ của công ty, cần phải cân nhắc các yếu tố sau:

  • Quốc tịch của nhà đầu tư.
  • Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • Hình thức đầu tư của nhà đầu tư.
Xác đinh giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn
Xác đinh giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn

Trong trường hợp không phải tuân thủ bất kỳ điều ước quốc tế nào và không nằm trong Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có giới hạn sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có thể không bị hạn chế và có thể đạt đến 100%.

2. Hồ sơ đăng ký góp vốn đầu tư của công ty nước ngoài

Hồ sơ đăng ký góp vốn đầu tư của công ty nước ngoài là tài liệu quan trọng gửi đến cơ quan quản lý nhà nước để được phê duyệt. Nó bao gồm thông tin về công ty, nguồn gốc vốn, mục đích đầu tư, kế hoạch kinh doanh và dự kiến ​​hiệu quả kinh tế. Các tài liệu pháp lý như giấy tờ công ty, giấy phép kinh doanh, bản sao hợp đồng và báo cáo tài chính cũng cần được kèm theo để chứng minh tính minh bạch và uy tín của dự án đầu tư.

Hồ sơ đăng ký góp vốn của công ty nước ngoài
Hồ sơ đăng ký góp vốn của công ty nước ngoài

Hồ sơ đăng ký góp vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài bao gồm cái nội dung sau:

  • Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp.
  • Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn hoặc mua cổ phần.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp cần ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Xem thêm: Vốn đầu tư nước ngoài là gì

Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi việt nam

3. Một số câu hỏi về việc góp vốn điều lệ của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp

3.1 Mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện tại, không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu mà nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không có quy định về mức vốn điều lệ tối đa. Trừ những ngành nghề kinh doanh nhất định như bán hàng đa cấp, dịch vụ khám chữa bệnh, vv., mà cần tuân thủ các yêu cầu về vốn pháp định, thì vốn điều lệ tối thiểu phải tương đương với mức vốn pháp định được yêu cầu.

3.2 Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn có cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?

Theo quy định, nhà đầu tư từ nước ngoài không cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thay vào đó, họ chỉ cần thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước tương ứng, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh và đầu tư có điều kiện hay không.

3.3 Khi nào nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn?

Nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký góp vốn trước khi thay đổi thành viên hoặc cổ đông trong các trường hợp sau:

  • Góp vốn làm tăng tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức kinh doanh tiếp cận thị trường đặc biệt cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Góp vốn dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%, hoặc khi đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
  • Góp vốn vào các tổ chức kinh tế có liên quan đến đất đảo, biên giới, ven biển hoặc khu vực ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về quy định về góp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của AZTAX để cập nhật thêm thông tin hữu ích. Nếu còn bất kì thắc mắc nào về vốn đầu tư nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua Hotline: 0932.383.089 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Xem thêm: Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài ra sao

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon