Các Quy Chế Công Ty TNHH Một Thành Viên [Cập Nhật Mới]

tong hop tat ca cac quy che cong ty tnhh 1 thanh vien

Quy chế Công ty TNHH một thành viên theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 và các luật có liên quan sẽ được AZTAX cập nhật trong bài viết này. Dưới đây, AZTAX sẽ tổng hợp cho bạn tất cả các quy chế Công ty TNHH một thành viên được sử dụng phổ biến. Hãy theo dõi bài viết sau nhé!

cac quy che cong ty tnhh 1 thanh vien
Khái quát về quy chế Công ty TNHH một thành viên

1. Quy chế quản lý, sử dụng vốn

1.1 Quyền, nghĩa vụ trong việc sử dụng vốn

quyen nghia vu trong viec su dung von
Quyền, nghĩa vụ trong việc sử dụng vốn

Tất cả vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên được quyền chủ động sử dụng vốn do tổng công ty giao. Ngoài ra, còn có những loại vốn khác hay quỹ, do công ty quản lý vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

Hơn nữa, công ty phải chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu về việc phát triển vốn, bảo toàn và hiệu quả sử dụng vốn. Làm như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến công ty như các chủ nợ, người lao động theo hợp đồng, khách hàng…

Chủ sở hữu công ty muốn có được những quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng vốn và quỹ thì phải đảm bảo các yêu cầu góp vốn theo Điều 75 – Mục 2 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ nội dung như sau:

2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

Xem thêm: Dich vụ thành lập công ty tại tpHCM

1.2 Thực hiện huy động vốn

thuc hien huy dong von
Thực hiện huy động vốn

Việc huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu công ty. Ngoài ra, có thể vay vốn của tổ chức tín dụng, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn phải tuân theo quy định pháp luật ban hành.

Thông thường, việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả. Đồng thời, nó phải bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động và  không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty.

Quy chế Công ty TNHH một thành viên với việc huy động vốn của các cá nhân hay tổ chức nước ngoài, thì thực hiện theo quy định của chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài. Thông thường, thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn trong công ty thực hiện 2 phần như sau.

Phần 1: Hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của công ty thì do Tổng công ty quyết định.

Phần 2: Ngược lại, các hợp đồng vay vốn khác có giá trị bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ thì do Giám đốc công ty quyết định.

Hơn nữa, lãi suất huy động vốn được thực hiện theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên, trong trường hợp vay vốn trực tiếp của cá nhân hay tổ chức kinh tế thì lãi suất vay tối đa không vượt quá lãi suất thị trường (được tính tại thời điểm vay vốn).

Muốn huy động vốn và tài sản phải đáp ứng các điều kiện như phải đảm bảo không ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm do Tổng công ty giao kế hoạch. Ngoài ra, chỉ được điều động tài sản đã được đầu tư bằng vốn nhà nước để trực tiếp sản xuất.

Xem thêm: Công ty tnhh 1 thành viên là gì?

Xem thêm:  Sơ đồ, cơ cấu tổ chức công ty tnhh 1 thành viên

2. Quy chế quản lý, sử dụng tài sản tại công ty

2.1 Các quy định chung về TSCĐ?

cac quy dinh chung ve tscd
Các quy định chung về TSCĐ?

TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình. Căn cứ theo Mục 1, 2, 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC đã nêu rõ về nội dung của TSCĐ như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Ngoài ra, tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ đối với TSCĐ hữu hình là có thời gian sử dụng trên 1 năm và có giá trị trên 10.000.000 VNĐ. Hơn nữa, nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế ở tương lai từ việc sử dụng tài sản.

Trường hợp tiêu chuẩn đối với tài sản vô hình thì mọi khoản chi thực tế mà doanh nghiệp đó chi ra phải thỏa mãn với yêu cầu của luật đề ra. Tuy nhiên, nếu khoản chi phí không thỏa mãn cả bốn tiêu chuẩn thì được hạch toán trực tiếp vào chi phí kinh doanh của công ty.

2.2 Các TSCĐ, đầu tư dài hạn

cac tscd dau tu dai han
Các TSCĐ, đầu tư dài hạn

Đầu tư là hoạt động dùng vốn để mở rộng, tạo mới hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định. Với mục đích nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc cải tiến, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định.

Có các nhiệm vụ và quyền hạn của ban đầu tư như lập dự toán cho dự án đầu tư, lập hồ sơ mời dự thầu, lựa chọn nhà thầu, tham mưu cho ban giám đốc công ty trong việc triển khai các dự án đầu tư, thực hiện nghiệm thu và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.

Ngoài ra, vốn được sử dụng vào quá trình đầu tư là vốn đầu tư phát triển và được huy động từ những nguồn như đầu tư bằng vốn vay, đầu tư bằng vốn liên kết, vốn chủ sở hữu.

Các hoạt động đầu tư trong công ty như đầu tư đột xuất (là hoạt động đầu tư không nằm trong kế hoạch đầu tư trong năm, do tính chất nhỏ lẻ từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất phải đầu tư mới) và đầu tư theo kế hoạch (đầu tư nằm trong chiến lược sản xuất kinh doanh).

Quy chế công ty TNHH một thành viên có quá trình đầu tư theo 2 giai đoạn cụ thể như sau.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư (lập dự án, thẩm quyền quyết định, lập thiết kế tổng dự án).

Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư (chỉ định thầu, trực tiếp mua sắm, chào hàng cạnh tranh, tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng, kết thúc đầu tư).

2.3 Quy định về mua sắm và xây dựng TSCĐ

mua sam xay dung tscd
Quy chế Công ty TNHH một thành viên về mua sắm và xây dựng TSCĐ

Căn cứ vào Điều 12 Khoản 1 Thông tư 62/2021/TT-BTC, đã quy định về việc mua sắm, xây dựng TSCĐ như sau:

1. Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Công ty thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:

a) Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

b) Quy định đối với một số trường hợp cụ thể:

– Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định do Công ty thực hiện, quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng (kể cả phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ), Công ty phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Đối với việc đầu tư, mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại (xe ô tô) phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo và phục vụ công tác chung, Công ty phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng phục vụ công tác bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định hiện hành.

Các phòng kế toán có trách nhiệm lập hồ sơ cho từng TSCĐ để quản lý về giá trị của từng tài sản cố định bao gồm nguyên giá, trích khấu hao và lưu giữ bộ hồ sơ (hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng và chứng từ khác có liên quan).

Thường xuyên xây dựng và nâng cấp TSCĐ. Đây là hoạt động cải tạo, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất chất lượng sản phẩm và tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu và đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới.

Ngoài ra, định kỳ các phân xưởng hay phòng ban đều phải tiến hành bảo dưỡng TSCĐ hiện có do đơn vị quản lý và sử dụng như: thay dầu, bôi trơn, quét lại sơn chống han rỉ, thay thế các bộ phận hỏng hóc, lau chùi thường xuyên nhằm để đảm bảo duy trì năng lực sản xuất.

2.4 Các quy định về kiểm kê, theo dõi TSCĐ

kiem ke theo doi tscd
Các quy định về kiểm kê, theo dõi TSCĐ

Hiện nay, kiểm kê tài sản là việc đong, đo, cân, đếm số lượng TSCĐ. Đồng thời, phải xác nhận và đánh giá chất lượng cũng như giá trị của tài sản và nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra hay đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.

Mục đích của việc kiểm kê TSCĐ là để kiểm tra tính hiện hữu và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng của các bộ phận/phòng ban có liên quan. Sau đó, liệt kê danh sách TSCĐ hư hỏng và kết luận sơ bộ về nguyên nhân gây ra, tất cả được thể hiện thông qua biên bản kiểm kê.

Dựa vào Phần 1 Mục 4,5 Quyết Định số  6947/QĐ-UB-KT đã nêu rõ nội dung về quy chế Công ty TNHH một thành viên trong việc kiểm kê theo dõi TSCĐ như sau:

4 – Thời điểm kiểm kê :

Thời điểm kiểm kê tài sản cố định khu vực hành chính sự nghiệp thống nhất trong cả nước vào 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 1998.

5- Chỉ tiêu, phương pháp và nội dung phân tích kiểm kê :

a- Chỉ tiêu kiểm kê cần thu thập gồm :

– Chỉ tiêu hiện vật.

– Chỉ tiêu giá trị.

– Phân tích, mục đích sử dụng của từng loại tài sản trong từng đơn vị.

– Các kiến nghị của đơn vị về xử lý các tài sản thừa, thiếu, tài sản không cần dùng.

Các chỉ tiêu nêu trên phải được thể hiện đầy đủ trong báo cáo kiểm kê của từng đơn vị đồng thời phải tổng hợp theo từng sở-ban-ngành, quận-huyện.

b- Phương pháp kiểm kê :

– Trước khi kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định phải khóa sổ kế toán, xác định số lượng, giá trị từng tài sản hiện có ghi trên sổ sách kế toán đến 0 giờ ngày 01/01/1998.

Việc kiểm kê TSCĐ là yêu cầu bắt buộc, dựa theo quy định Luật kế toán Việt Nam. Vì thế, sau khi thực hiện kiểm kê thì hội đồng kiểm kê phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.

Tuy nhiên, khi có chênh lệch thực tế giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, thì các hội đồng kiểm kê phải làm rõ nguyên nhân và sau đó phải phản ánh số chênh lệch cũng như kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính cho công ty.

3. Quy chế quản lý doanh thu, chi phí và kết quả

3.1 Quy chế quản lý doanh thu

quy che quan ly doanh thu cong ty tnhh 1 thanh vien
Quy chế quản lý doanh thu

Quy chế Công ty TNHH một thành viên có quản lý doanh thu dựa trên 2 loại doanh thu sau.

Một là, doanh thu kế toán. Hầu như, nó bao gồm toàn bộ các khoản tiền về bán hàng hóa và các hoạt động khác của công ty đã cung cấp cho các khách hàng. Ngoài ra, còn có giấy nhận nợ, phát hành hoá đơn về việc ghi nhận doanh thu của công ty.

Hai là, doanh thu tính thuế. Đây là loại doanh thu được ghi nhận dựa trên các loại hoá đơn GTGT mà công ty đã phát hành trước đó.

Điều kiện để xác định doanh thu là doanh thu phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán có hóa đơn và chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành. Hơn nửa, doanh thu phải hạch toán bằng đồng Việt Nam (nếu thu bằng ngoại tệ thì phải thực hiện quy đổi).

Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm công ty đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và hoàn thành hợp đồng hoặc xuất hóa đơn bán hàng. Tuy nhiên, đối với hàng hóa sản phẩm bán thông qua đại lý thì doanh thu được xác định khi hàng hóa đã được bán.

Lưu ý: Các việc hạch toán doanh thu phải đảm bảo thực hiện theo chế độ hiện hành của nhà nước hiện nay. Ngoài ra, doanh thu được hạch toán là doanh thu chưa có thuế GTGT.

3.2 Quy chế về chi phí của công ty

quy che ve chi phi cong ty tnhh 1 thanh vien
Quy chế về chi phí của công ty

Hiện nay, các chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất trong năm tài chính. Bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, tiền công, chi phí giao dịch…

Các chi phí nguyên liệu, vật liệu, động lực… thì gọi tắt là vật tư tính theo mức tiêu hao thực tế và giá thực tế xuất kho. Bao gồm mức tiêu hao, giá vật tư thực tế xuất kho, giá vật tư tự chế biến và giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến.

Ngoài ra, quy chế Công ty TNHH một thành viên có chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả. Các khoản chi này do Giám đốc công ty quyết định, đảm bảo phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.3 Quy chế quản lý trong việc chi hoa hồng

quy che quan ly trong viec chi hoa hong
Quy chế quản lý trong việc chi hoa hồng

Một là, với quy chế về thẩm quyền phê duyệt chi hoa hồng thì công ty không được chi hoa hồng môi giới cho đại lý bán hàng hay khách hàng chỉ định…Đồng thời, mức trích hoa hồng và tỷ lệ trích hoa hồng phải được Giám đốc thông qua.

Hai là, các đối tượng được trích hoa hồng thì đối tác có công giới thiệu, tìm kiếm và khai thác được hợp đồng cho công ty đều được hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định trong giá trị hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ trích có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế.

Ba là, tỷ lệ trích hoa hồng đối với các đối tác nêu trên đều được coi là một khoản chi phí môi giới. Vì thế, các khoản chi phí này luôn được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng, để đảm bảo không vượt quá 50% lãi thuần do hợp đồng đối tác đó đem lại.

Bốn là, phí hoa hồng phải thỏa thuận trực tiếp với đối tác trước khi hợp đồng được ký kết. Thông thường, phí hoa hồng được thanh toán cho đối tác ngay sau khi thanh lý hợp đồng. Phí này sẽ được khách hàng thanh toán bằng séc, tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Năm là, các kế toán phải có trách nhiệm theo dõi và hạch toán chi phí hoa hồng cho đối tượng được hưởng. Nó được tính như một khoản chi phí bán hàng của công ty. Hầu như, các khoản chi hoa hồng môi giới đều được đưa vào chi phí của công ty.

Lưu ý: Quy chế Công ty TNHH một thành viên khi chi tiền hoa hồng môi giới cho cá nhân không kinh doanh, thì phải có phiếu chi tiền của công ty. Ngoài ra, phải kèm theo chứng từ ban đầu xác định đúng là có việc môi giới.

4. Quy chế phân phối lợi nhuận, quản lý các quỹ

4.1 Phân phối lợi nhuận

phan phoi loi nhuan
Phân phối lợi nhuận, quản lý các quỹ

Thông thường, lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo 4 mục sau.

Mục 1: Thực hiện chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng.

Mục 2: Bù khoản lỗ của các năm trước, sau đó hết thời hạn trừ vào lợi nhuận trước thuế.

Mục 3: Thực hiện trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính (đủ 25% vốn thì không trích nữa).

Mục 4: Tiến hành trích lập quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ nhà nước quy định.

Ngoài ra, vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, vay của các tổ chức hay cá nhân trong và ngoài nước. Hầu như, tất cả dựa trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết.

4.2 Quản lý các quỹ

quan ly cac quy
Quản lý các quỹ của công ty

Nổi bật của việc quản lý các quỹ là quỹ dự phòng tài chính. Nó được dùng để bù đắp những tổn thất về tài sản và công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra, nó còn bù đắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của đại diện chủ sở hữu.

Quy chế Công ty TNHH 1 thành viên còn có quỹ khen thưởng. Nó được dùng để thưởng cuối năm hay thành tích công tác của mỗi cán bộ/ nhân viên trong công ty nhà nước. Bên cạnh đó còn có thưởng đột xuất cho những cá nhân/tập thể trong công ty nhà nước.

Mặt khác, quỹ phúc lợi được dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty. Ngoài ra, còn chi cho hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty nhằm góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các đơn vị khác theo hợp đồng.

Lưu ý: Các công ty chỉ được chi quỹ khen thưởng, quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty, quỹ phúc lợi sau khi thanh toán đủ khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

5. Kế hoạch tài chính, kế toán, thống kê và kiểm toán

5.1 Kế hoạch tài chính

ke hoach tai chinh cua cong ty tnhh 1 thanh vien
Kế hoạch tài chính của công ty

Căn cứ vào quy chế Công ty TNHH một thành viên và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư do đại diện chủ sở hữu giao thì công ty sẽ xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn. Kế hoạch này rơi vào khoản hàng năm, phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, giám đốc phải quyết định kế hoạch tài chính của công ty và báo cáo với Tổng công ty. Với mục đích để làm căn cứ giám sát và đánh giá kết quả quản lý hoặc điều hành hoạt động kinh doanh của giám đốc công ty.

5.2 Chế độ kế toán

che do ke toan cua cong ty tnhh 1 thanh vien
Chế độ kế toán của công ty

Hiện nay, kỳ kế toán (01/01 – 31/12) hàng năm bảo đảm việc công tác kế toán phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước. Ngoài ra, quá trình hạch toán phải đầy đủ, hợp lý và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hơn nữa, hạch toán kế toán phải trên chứng từ gốc.

Kết hợp với việc định kỳ hàng quý/hàng năm, phòng kế toán phải lập báo cáo tài chính để trình giám đốc. Hầu như, tất cả những trường hợp liên quan đến công tác hạch toán, kế toán mà đơn vị không giải quyết được, thì phải trình ban giám đốc để đưa hướng giải quyết.

Ngoài ra, hoá đơn bán hàng phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa/dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định. Tuy nhiên, khi lập hóa đơn người viết phải phản ánh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn từ trái qua phải.

5.3 Báo cáo tài chính

bao cao tai chinh cua cong ty tnhh 1 thanh vien
Báo cáo tài chính của công ty

Quy chế Công ty TNHH một thành viên quy định cuối kỳ kế toán phải trình bày và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật ban hành. Ngoài ra, giám đốc công ty sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác cũng như trung thực của các báo cáo này.

Hơn nữa, công ty phải thực hiện công khai tình hình tài chính theo quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện công tác kế toán và thống kê theo quy định của pháp luật.

Trong mọi trường hợp, công ty phải chịu sự kiểm tra, thanh tra và giám sát của cơ quan tài chính có thẩm quyền, đối với các công tác tài chính của công ty theo quy định của pháp luật.

6. Các điều khoản thi hành

cac dieu khoan thi hanh trong quy che cong ty
Các điều khoản thi hành trong quy chế Công ty TNHH một thành viên

Thông thường, ban giám đốc đánh giá cao những ý kiến cũng như quan điểm của từng cá nhân nhằm phát triển công ty tốt nhất. Tuy nhiên, đối với các trường hợp phát sinh trong quá trình kinh doanh thì ban giám đốc sẽ có những biện pháp xử lý cụ thể.

Dựa vào tình hình thực tế mà ban giám đốc sẽ có những sửa đổi cơ bản trong nội quy của công ty. Vì thế, trong trường hợp sửa đổi thì ban giám đốc sẽ thông báo đến các phòng ban hay phân xưởng, các chi nhánh và toàn thể nhân viên của công ty được biết và thực hiện.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp vi phạm quy chế này thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ban giám đốc cũng như pháp luật Việt Nam. Do đó, tùy theo mức độ thiệt hại mà ban giám đốc sẽ có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân từ phạt tiền đến thôi việc.

Ngược lại, đối với các cá nhân hay đơn vị chấp hành tốt quy định này thì sẽ được ban giám đốc khen thưởng. Nhưng, nếu vi phạm pháp luật hiện hành thì người vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Việt Nam.

7. Những vấn đề liên quan đến quy chế Công ty TNHH

7.1 Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty là gì?

nghia vu cua chu so huu cong ty
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty là gì?

Căn cứ theo Điều 77 – Mục 1,2,3,4 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ ý nghĩa về nghĩa vụ của chủ sở hữu như sau:

1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.

Tuân thủ Điều lệ công ty.

Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

Ngoài ra, chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng vốn điều lệ của mình. Nếu rút một phần hay toàn bộ vốn góp khỏi công ty dưới hình thức khác, thì chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Quy chế Công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đã đến hạn. Bên cạnh đó, các nghĩa vụ khác theo quy định của luật và điều lệ của công ty.

7.2 Trách nhiệm của hội đồng thành viên với quy chế công ty

trach nhiem chu so huu cong ty
Trách nhiệm của hội đồng thành viên với quy chế công ty

Hội đồng thành viên phải tuân thủ điều lệ công ty,  pháp luật cũng như quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Đồng thời, phải thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách cẩn trọng, trung thực và nhiệt tình.

Hơn nữa, phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Đặc biệt, tuyệt đối không lạm dụng địa vị/chức vụ, sử dụng thông tin, cơ hội kinh doanh hay tài sản khác của công ty để trục lợi, phục vụ lợi ích riêng của bản thân.

Lưu ý: Nếu hội đồng thành viên trong công ty vi phạm quy chế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật cũng như quy định của công ty tùy theo mức độ vi phạm của nhân viên.

Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Xem thêm:  Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Trên đây là tất cả các thông tin bổ ích về quy chế Công ty TNHH một thành viênAZTAX muốn gửi đến bạn. Hy vọng là với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các quy chế được thi hành hiện nay. Chúc các bạn thành công!

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ đến chúng tôi hoặc theo dõi các bài viết khác của AZTAX để hiểu kỹ hơn các vấn đề liên quan đến quy chế Công ty TNHH một thành viên nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post