Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?

Phí bảo lãnh ngân hàng được hạch toán như thế nào? là một vấn đề quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc hiểu và áp dụng đúng cách các quy định về hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp theo dõi chi phí chính xác và đảm bảo tính rõ ràng trong báo cáo tài chính. Cùng AZTAX tìm hiểu thêm nhé!

1. Phí bảo lãnh ngân hàng là gì?

Phí bảo lãnh ngân hàng là khoản phí mà người được bảo lãnh trả cho ngân hàng nhằm bù đắp chi phí và rủi ro ngân hàng phải chịu. Nói đơn giản, phí bảo lãnh ngân hàng là giá của dịch vụ bảo lãnh.

Phí bảo lãnh ngân hàng là gì?
Phí bảo lãnh ngân hàng là gì?

Trong giao dịch thương mại, bên mua và bên bán thường gặp rủi ro như mất hàng hóa hoặc mất tiền cọc. Để giải quyết vấn đề này, bảo lãnh ngân hàng ra đời, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Phí bảo lãnh là khoản chi mà người được bảo lãnh trả cho ngân hàng, nhằm bù đắp chi phí và rủi ro ngân hàng chịu. Nói cách khác, phí bảo lãnh là giá của dịch vụ bảo lãnh.

Căn cứ theo Thông tư 07/2015 Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng, các quy định này điều chỉnh trực tiếp hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Có nhiều phương pháp phân loại bảo lãnh khác nhau:

  • Theo đối tượng bảo lãnh: có thể phân chia thành bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ngoài nước.
  • Theo hình thức sử dụng, có hai loại bảo lãnh:
    • Bảo lãnh vô điều kiện.
    • Bảo lãnh có điều kiện.
  • Theo mục đích, bảo lãnh có thể được phân loại thành:
    • Bảo lãnh dự thầu
    • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
    • Bảo lãnh tạm ứng
    • Bảo lãnh thanh toán
    • Bảo lãnh bảo hành

2. Quy trình phát hành bảo lãnh gồm mấy bước?

Quy trình phát hành bảo lãnh gồm mấy bước
Quy trình phát hành bảo lãnh gồm mấy bước

Dưới đây là các bước chính trong quy trình phát hành bảo lãnh:

Bước 1: Khách hàng ký hợp đồng với đối tác về các lĩnh vực như thanh toán, xây dựng, hoặc dự thầu, và yêu cầu có bảo lãnh ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng chuẩn bị và gửi hồ sơ yêu cầu bảo lãnh đến ngân hàng.

Bước 3: Ngân hàng thẩm định dự án, khách hàng và tài chính. Nếu đủ điều kiện, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng bảo lãnh, xác định số tiền, thời hạn, điều khoản vi phạm và phí bảo lãnh.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh, nêu rõ các nội dung cơ bản và yêu cầu tài liệu chứng minh vi phạm hợp đồng. Thư bảo lãnh cũng quy định hình thức chi trả của ngân hàng. Hợp đồng cấp bảo lãnh được ký giữa ngân hàng và khách hàng, và thư bảo lãnh sẽ được gửi đến đối tác.

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh nếu có yêu cầu phát sinh.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng.

Nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, ngân hàng sẽ trả nợ thay và ghi nhận nợ vay theo lãi suất quá hạn. Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp thu nợ như phát mại tài sản, trích tài khoản, hoặc khởi kiện.

3. Phí bảo lãnh ngân hàng được hạch toán ra sao?

Phí bảo lãnh ngân hàng được hạch toán ra sao?
Phí bảo lãnh ngân hàng được hạch toán ra sao?

Phí bảo lãnh ngân hàng được hạch toán như thế nào? Đối với phí bảo lãnh, phí chuyển tiền, bạn hạch toán như sau:

  • Nợ TK 6427 – Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Để ghi nhận các chi phí liên quan đến thuế, phí và lệ phí, chẳng hạn như thuế môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác. (Các khoản phí, lệ phí nộp vào Ngân sách Nhà nước được ghi nhận bằng TK 6425).
  • Nợ TK 133
  • Có TK 1121

Xem thêm: hạch toán phí chuyển tiền ngân hàng [Có ví dụ]

Xem thêm: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

4. Kế toán ngân hàng hạch toán quá trình bảo lãnh ra sao?

Kế toán ngân hàng hạch toán quá trình bảo lãnh ra sao?
Kế toán ngân hàng hạch toán quá trình bảo lãnh ra sao?

Kế toán ở giai đoạn nhận bảo lãnh

Trường hợp hợp đồng bảo lãnh sau khi giám đốc duyệt sẽ được chuyển tới kế toán để kiểm soát và lập phiếu nhập tài khoản ngoại bảng theo số tiền bảo lãnh.

  • Nhập: TK 921: Cam kết bảo lãnh khách hàng

Căn cứ giấy tờ hợp lệ từ bộ phận nghiệp vụ, lập phiếu nhập tài khoản ngoại bảng ‘Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng’ cho tài sản bảo lãnh.

  • Nhập: TK 994 – Tài sản thế chấp

Nếu ngân hàng yêu cầu ký quỹ bảo lãnh, khách hàng phải nộp tiền mặt hoặc trích tài khoản tiền gửi. Dựa vào chứng từ, ta hạch toán như sau:

  • Nợ: TK 1011, 4211/khách hàng
  • Có: TK 4274 – Quỹ bảo lãnh ký

Kế toán khi thu phí bảo lãnh

  • Nợ: TK 1011, 4211/ khách hàng
  • Có: TK 488: Doanh thu chờ phân bổ

Phân bổ doanh thu vào thu nhập ngân hàng định kỳ:

  • Nợ: TK 488 – Doanh thu chưa phân bổ
  • Có: TK 712 – Thu từ bảo lãnh

Kế toán khi hợp đồng bảo lãnh hết hạn

Khi hợp đồng bảo lãnh kết thúc, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:

  • Nếu khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng không cần trả nợ thay.
  • Kế toán lập phiếu xuất TK 912 – Cam kết bảo lãnh cho khách hàng và trả lại hồ sơ bảo lãnh.
  • Nếu khách hàng đã ký quỹ bảo lãnh, kế toán lập chứng từ hoàn trả số tiền ký quỹ, ghi:
    • Nợ: TK 4274 – Quỹ bảo lãnh.
    • Có: TK 1011 hoặc 4211
  • Hoàn trả tài sản cầm cố, thế chấp cho khách hàng
    • Xuất: TK 994 – Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố.Nếu khách hàng không thanh toán, ngân hàng phải trả nợ thay.
  • Nếu ngân hàng trả nợ thay, chuyển từ tín dụng chữ ký sang tín dụng ứng trước, kế toán lập chứng từ và hạch toán khi nhận thông báo từ người thụ hưởng như sau:
    • Xuất TK 921
    • Nợ: TK 4274 – Số tiền trong quỹ bảo lãnh
    • Nợ: TK 4211 – Số tiền gửi tại NH
    • Nợ: TK 2411 – Số tiền đã trả thay
    • Có: TK 1011, 4211..vv. – Số tiền trả nợ

Sau đó, theo dõi và đôn đốc thu nợ và lãi vay như với các khoản tín dụng thông thường.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Duới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào” :

5.1 Phí bảo lãnh là gì?

Phí bảo lãnh là khoản chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi sử dụng dịch vụ này.

5.2 Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Mức phí dịch vụ có thể khác nhau tùy theo hồ sơ cụ thể. Xin vui lòng liên hệ AZTAX để biết thêm thông tin chi tiết.

5.3 Thời gian giải quyết là bao lâu?

Thời gian giải quyết tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, thường từ 1 đến 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Hiểu rõ cách hạch toán phí bảo lãnh ngân hàng là rất quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc cho câu hỏi “phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào”. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ hoặc có câu hỏi cụ thể, hãy liên hệ với AZTAX qua hotline: 0932.383.089 để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Cách hạch toán lệ phí trước bạ xe ô tô và nhà đất

Xem thêm: Lệ phí hải quan hạch toán vào tài khoản nào?

Xem thêm: Khoản đóng góp vào quỹ phòng chống thiên tai có được hạch toán vào chi phí không?

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon