NGHỊ QUYẾT 11/NQ-CP VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

Mục đích, đối tượng và thời gian hỗ trợ của Nghị quyết 11/NQ-CP

Ngày 30/01/2022 vừa qua Chính Phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Trong chương trình này, chính sách hỗ trợ người lao động tiền thuê nhà là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi nó sẽ giúp giảm bớt phần nào tiền chi phí, đảm bảo đời sống cho người lao động. AZTAX sẽ nêu rõ các chính sách của Nghị quyết mới này trong bài viết dưới đây. 

1. Mục đích, đối tượng và thời gian hỗ trợ của Nghị quyết 11/NQ-CP

Mục đích, đối tượng và thời gian hỗ trợ của Nghị quyết 11/NQ-CP
Mục đích, đối tượng và thời gian hỗ trợ của Nghị quyết 11/NQ-CP

Nghị quyết đã nêu rõ được những tổn thất nặng nề mà dịch bệnh đã gây ra cho người dân Việt Nam, đặc biệt là người lao động. Chính vì vậy, việc nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn này.

1.1 Mục đích chính của Nghị quyết 116/NQ-CP

“a) Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 – 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 – 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.

b) Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.

c) Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

1.2 Đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 11/NQ-CP

Đối tượng được hỗ trợ bao gồm:

– Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;

– Các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.

1.3 Đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết 11/NQ-CP

Việc hỗ trợ sẽ được hiện chủ chủ yếu trong 2 năm 2022-2023. Trong đó, có một số chính sách có thể kéo dài thực hiện tùy vào diễn biến của dịch bệnh.

2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 11/NQ-CP

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 11/NQ-CP
Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 11/NQ-CP

Nghị quyết 116/NQ-CP sẽ mang đến những giải pháp sau:

2.1 Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh

– Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023);

– Tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh;

– Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn;

– Tiếp tục phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư trong việc kiểm soát dịch bệnh và thực hiện chính sách.

– Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh ở những nơi cần thiết, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế cơ sở; tăng cường năng lực y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của viện và bệnh viện cấp trung ương gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, sản xuất vắc-xin trong nước và thuốc điều trị COVID-19, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch.

2.2 Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm

Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm
Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm

a) Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động

* Đối tượng áp dụng (Điểm a, khoản 2, Mục II Nghị quyết 11/NQ-CP)

“Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm.”

Vậy đối tượng áp dụng sẽ bao gồm:

– Người lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp.

– Người lao động đang làm việc trong các khu chế xuất.

– Người lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế trọng điểm.

* Mức hỗ trợ: 

– Đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng;

– Người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500 nghìn đồng/tháng

* Thời gian thực hiện: 6 tháng đầu năm 2022.

b) Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh.

c) Thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội:

– Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 10.000 tỷ đồng.

(Quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 và các văn bản có liên quan).

– Chính sách cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng. 

(Quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015, Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 và các văn bản có liên quan).

– Chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 3.000 tỷ đồng.

(Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 và các văn bản liên quan) 

– Chính sách cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với  tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 9.000 tỷ đồng.

(Theo Nghị quyết số 88/2019/QH14Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội)

– Chính sách cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động ít nhất 01 tháng theo yêu cầu phòng, chống dịch với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 1.400 tỷ đồng.

– Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay ưu đãi thuộc Chương trình theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý với tổng cấp bù lãi suất và phí quản lý tối đa 2.000 tỷ đồng. 

(Quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội) 

d) Hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 

– Đối tượng được hỗ trợ: Các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023. 

– Tổng nguồn vốn hỗ trợ: Tối đa 3.000 tỷ đồng.

đ) Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội 

Nhằm hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế.

e) Kết nối cung – cầu lao động toàn quốc trên nền tảng số và nâng cao chất lượng đào tạo lực lượng lao động

– Đầu tư tăng cường kết nối cung – cầu lao động toàn quốc trên nền tảng trực tuyến trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động;

– Xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, nhất là trường cao đẳng chất lượng cao, trọng điểm và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

– Nâng cao năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

g) Trang bị máy tính bảng theo Chương trình “Sóng và máy tính cho em” 

Việc thực hiện phải đảm bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả. Nguồn kinh phí: Tối đa là 1.000 tỷ đồng từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. 

2.3. Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

a) Miễn, giảm thuế, phí, lệ phí:

– Áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 8% đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ nhất định ( theo quy định tại Điểm a, khoản 3, Mục II Nghị quyết 11/NQ-CP);

– Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay;

(Theo quy định tại Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

– Đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cho kỳ tính thuế năm 2022.

– Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 

Đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc giấy tờ có giá trị tương đương dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

– Áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu;

(Theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021 và các văn bản có liên quan)

– Giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước;

(Theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2021)

– Tiếp tục rà soát, giảm các loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

– Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022.

c) Hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 – 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành, lĩnh vực được nêu tại Điểm c, khoản 3, Mục II Nghị quyết 11/NQ-CP.

– Điều kiện hỗ trợ: Thuộc đối tượng thụ hưởng, đã được vay vốn hoặc đáp ứng các điều kiện vay vốn, được ngân hàng thương mại chấp thuận.

– Tổng nguồn vốn hỗ trợ: Tối đa 40.000 tỷ đồng.

d) Nghiên cứu, tính toán giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,…để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% – 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

đ) Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

e) Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế

Sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021 – 2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Rà soát, sửa đổi quy định tháo gỡ vướng mắc trong quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;

Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

h) Tiếp tục nghiên cứu xem xét giảm tiền điện, tiền nước cho doanh nghiệp, người dân.

2.4 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

a) Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả;

Bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 – 2025 và tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại điểm đ, mục 1.2 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

b) Áp dụng các cơ chế đặc thù tại Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư thuộc Chương trình.

c) Sử dụng hiệu quả nguồn lực của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, internet.

2.5 Cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

a) Khẩn trương xây dựng, trình ban hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội Khóa XV.

b) Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c) Tập trung nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị xã hội, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các địa phương; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm.

d) Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

đ) Theo dõi chặt chẽ các chỉ số vĩ mô để có giải pháp kịp thời bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu về lạm phát, nợ xấu.

Xem chi tiết Nghị quyết 11/NQ-CP tại đây

AZTAX vừa tổng quan, phân tích Nghị quyết 11/NQ-CP trong bài viết. Hy vọng chính sách này có thể hỗ trợ trong việc góp phần phục hồi nền kinh tế nước ta, đặc biệt là hỗ trợ và đảm bảo đời sống cho người lao động. Chúng tôi sẽ cập nhật hướng dẫn sớm nhất để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin. Xem thêm những tin liên quan đến Nghị quyết 11/NQ-CP này:

Doanh nghiệp cần tư vấn hoặc hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP có thể liên hệ để được tư vấn miễn phí tại đây:

Hoặc hiện hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất về việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP.

Xem thêm:dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon