Những lưu ý khi tăng lương, tăng chức cho người lao động mà doanh nghiệp cần chú ý

Những lưu ý khi tăng lương tăng chức cho người lao động

Quyết định tăng lương, tăng chức cho người lao động là một trong những chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên giỏi. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chính sách nhân sự khác nhau. Vậy khi nào doanh nghiệp nên tăng lương cho nhân viên? Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi tăng lương, tăng chức cho người lao động? AZTAX sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Khi nào doanh nghiệp cần tăng lương, tăng chức cho người lao động?

1.1 Tăng lương khi lương tối thiểu tăng

Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH19 có quy định như sau:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Như vậy, mức lương người sử dụng lao động chi trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng thì doanh nghiệp cần thỏa thuận về mức lương mới và thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cho người lao động đang nhận lương tối thiểu vùng.

1.2 Tăng lương theo thỏa thuận

Tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH19 có quy định như sau:

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ theo hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động. Do đó, nếu doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về chế độ tăng lương thì phải thực hiện đúng theo như ký kết giữa hai bên.

2. Những điều cần chú ý khi tăng lương, tăng chức cho người lao động

Doanh nghiệp khi thực hiện tăng lương, tăng chức cho người lao động cần lưu ý những vấn đề sau:

Những điều cần chú ý khi tăng lương, tăng chức cho người lao động
Những điều cần chú ý khi tăng lương, tăng chức cho người lao động

2.1 Mức tăng phải khớp với quy định trên thang lương bảng lương

Thang lương, bảng lương là hệ thống do doanh nghiệp xây dựng từ ngạch lương, bậc lương nhằm làm căn cứ thỏa thuận, trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định, doanh nghiệp nếu trả lương không đúng với mức lương đã công bố (thấp hơn thang bảng lương) thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền như sau:

  • Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  • Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  • Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  • Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: Phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
  • Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp thực hiện tăng lương thấp hơn so với quy định trong thang bảng lương thì sẽ bị phạt và truy thu theo mức phạt như trên. Đối với trường hợp doanh nghiệp trả lương cao hơn thang bảng lương thì cần phải lập lại thang bảng lương mới. Bởi nếu không thiết lập lại, doanh nghiệp sẽ có thể bị phạt do vi phạm quy tắc thang bảng lương.

Mức tăng phải khớp với quy định trên thang lương bảng lương
Mức tăng phải khớp với quy định trên thang lương bảng lương

2.2 Làm hồ sơ điều chỉnh lương tham gia bảo hiểm xã hội

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 có quy định như sau:

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản thu nhập khác được xem là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, khi tiền lương của người lao động tăng lên thì lương tính đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng lên.

Chính vì vậy, khi doanh nghiệp tăng lương, tăng chức cho người lao động thì phải làm hồ sơ điều chỉnh báo với bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chi lương cao mà không thực hiện thủ tục điều chỉnh tăng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội khi bị thanh tra phát hiện sẽ bị đóng truy thu kèm với số tiền lãi tính trên số tiền và thời gian vi phạm.

2.3 Tăng lương, tăng chức theo quy chế công ty – tránh tăng bất thường

Khi điều chỉnh mức lương, các khoản tiền, trợ cấp dành cho người lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm. Chính vì thế, việc tăng lương được nhiều doanh nghiệp và người lao động “tận dụng” nhằm có thêm nhiều lợi ích khi nhận những khoản tiền trợ cấp phúc lợi này.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý tăng lương theo đúng như quy chế thang bảng lương lập ra, bởi những trường hợp phát sinh mức điều chỉnh “tăng đột biến” trong khoảng thời gian ngắn sẽ được cơ quan BHXH đánh giá là trường hợp phát sinh bất thường. Những hợp này sẽ được bên cơ quan thuế đặc biệt để ý, rà soát và kiểm tra gắt gao. Tệ hơn nữa, việc này có thể gây ra nguy cơ bị thanh tra toàn bộ hồ sơ lao động tại doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý vấn đề này, bởi nếu mức lương tăng thực tế không phù hợp với thang bảng lương thì cơ quan thuế sẽ đặt vấn đề việc tăng lương của doanh nghiệp là không phù hợp. Trường hợp này, doanh nghiệp sẽ vừa bị thanh tra bảo hiểm xã hội vừa bị thanh tra thuế.

Tăng lương tăng chức theo quy chế công ty
Tăng lương tăng chức theo quy chế công ty

2.4 Thời gian tăng lương/tăng chức phải khớp với thời gian điều chỉnh tăng

Bên cạnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến thời gian thực hiện điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm xã hội khi tăng lương/ tăng chức cho người lao động. Như đã đề cập ở mục 2.2, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực nhận của người lao động.

Chính vì thế, ngay khi có phát sinh điều chỉnh tăng lương, doanh nghiệp phải lập tức thực hiện điều chỉnh mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Bởi, khi thanh tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện rà soát và đối chiếu toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và bảng lương mỗi tháng của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp “lỡ quên” cập nhật, khiến cho thời gian điều chỉnh tăng không khớp với thực tế sẽ khiến doanh nghiệp bị truy thu và nộp tiền lãi cho chậm lập hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH. Cụ thể, tại khoản 1 và 2 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 18. Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Khoản 4 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

1. Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:

a) Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

b) Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

2. Số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a) Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.

Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

b) Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.

Như vậy, sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì sẽ bị truy thu. Số tiền truy thu được tính bằng tổng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần đóng theo quy định và tiền lãi truy thu.

Thời gian tăng lương tăng chức phải khớp với thời gian điều chỉnh tăng
Thời gian tăng lương tăng chức phải khớp với thời gian điều chỉnh tăng

Ví dụ: Công ty A có quyết định tăng lương cho người lao động vào tháng 04 mà đến tháng 12 mới thực hiện thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội, thì công ty sẽ bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 4 đến tháng 12 luôn.

Chính vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý phải báo điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội kịp thời ngay khi có quyết định tăng lương/ tăng chức để tránh rủi ro truy thu.

3. Kết luận

Tăng lương, tăng chức là nghiệp vụ thường thấy trong doanh nghiệp. Nghiệp vụ này phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành tăng cấp chính sách phúc lợi cho người lao động khi người lao động ấy đạt được kỳ vọng mà doanh nghiệp đặt ra. Việc tăng lương, tăng chức thật ra rất đơn giản nhưng vẫn cần rà soát lại các quyết định, cách khai báo tăng sao cho phù hợp và khớp với quy định hiện hành.

Loại hồ sơ này cũng hệt như hồ sơ nghiệp vụ C&B cần rà soát toàn diện để đảm bảo tính pháp lý. Nếu doanh nghiệp cần rà soát lại tất tần tật thì Bảng Checklist AZTAX gửi tặng miễn phí dưới đây sẽ là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp:

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện nhanh khảo sát về tình hình hồ sơ C&B theo thực tế tại doanh nghiệp để được AZTAX phân tích và tư vấn miễn phí. Chuyên viên của chúng tôi sẽ đưa ra các lời khuyên thiết thực cho hoạt động C&B tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm Dịch Vụ C&B Trọn Gói của AZTAX với chi phí hấp dẫn, tiết kiệm gấp 06 lần so với việc thuê nhân sự chuyên trách, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, bảo mật thông tin trọn đời. Liên hệ ngay:

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post