Mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp

Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu? Đây câu hỏi của nhiều chủ đầu tư đang thắc mắc khi quyết định thành lập doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay AZTAX sẽ giải đáp cho các bạn mức vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu, hình thức góp vốn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp mới là bao nhiêu?

de thanh lap doanh nghiep can muc von toi thieu bao nhieu
Để thành lập doanh nghiệp cần mức vốn tối thiểu bao nhiêu?

Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp tùy vào khả năng kinh tế và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp đưa ra mức vốn phù hợp. Dựa trên các cơ sở về:

  • Tiềm lực kinh tế, kế hoạch góp vốn của các thành viên góp vốn
  • Phạm vi, quy mô hoạt động hoặc tiêu chí về quy mô công ty mà các thành viên mong muốn
  • Dự trù kinh phí hoạt động thực tế sau khi thành lập
  • Thời hạn góp đủ vốn theo quy định pháp luật.

Pháp Luật Việt Nam quy định, chủ sở hữu doanh nghiệp phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp và thực hiện thủ tục hành chính chuyển quyền sở hữu tài sản.

Xem thêm: Mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty

2. Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?

AZTAX mang đến cho bạn thông tin về 4 loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp mới thành lập cần chuẩn bị gồm: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn đầu tư nước ngoài. Cùng tìm hiểu chi tiết về 4 loại thuế ngay dưới đây.

2.1 Vốn điều lệ

von dieu le
Vốn điều lệ

Căn cứ theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 định nghĩa khái niệm về vốn điều lệ như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Như vậy, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty và chủ sở hữu công ty cùng góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần được bán hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.

Mọi tổ chức và cá nhân đều có thể thực hiện việc đóng góp vốn điều lệ theo những phương thức sau:

  • Mua và sở hữu Cổ phần hoặc Cổ phiếu của Công ty cổ phần.
  • Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.

Tuy nhiên, có những trường hợp không áp dụng các hình thức trên, bao gồm:

  • Các cơ quan nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng ngân sách hoặc tài sản nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp với mục đích lợi ích riêng.
  • Cán bộ, công chức, chuyên viên không giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị nhà nước không được tham gia góp vốn.
  • Một số trường hợp cụ thể khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020.

Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản tham gia góp vốn điều lệ có thể là tiền mặt, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết, hoặc các loại tài sản có giá trị tương đương.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng như sau:

  • Cam kết về trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của cổ đông đối với doanh nghiệp, khách hàng và đối tác thông qua cung cấp vốn và tài sản.
  • Điều kiện hoạt động: Là cơ sở cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
  • Phân chia lợi ích và rủi ro: Dùng để phân phối lợi nhuận, rủi ro và thua lỗ của doanh nghiệp giữa các cổ đông.
  • Nguồn vốn và phát triển: Chơi vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố tiềm lực, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận thị trường.
  • Tính pháp nhân và xác lập địa vị pháp lý: Là cơ sở để xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đã định.

2.2 Vốn pháp định

von phap dinh
Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền, là yếu tố cần thiết để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây là mức vốn cần để bắt đầu thực hiện một dự án kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp và thường biến động tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.

Vốn pháp định được áp dụng đặc biệt cho một số ngành kinh doanh như Chứng khoán, Kinh doanh vàng, Bảo hiểm, Kinh doanh tiền tệ và Kinh doanh bất động sản. Mục đích của việc quy định vốn pháp định là để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, vốn góp hoặc vốn kinh doanh cần phải đạt hoặc lớn hơn mức vốn pháp định tối thiểu trong ngành đó.

Ví dụ: Nếu bạn muốn mở công ty tư vấn chứng khoán và yêu cầu vốn pháp định là 10 tỷ, bạn sẽ cần chuẩn bị một số vốn không thấp hơn mức này để đảm bảo tuân thủ quy định, với sự linh hoạt không giới hạn về mức tối đa.

Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định được AZTAX tổng hợp trong bảng dưới đây:

Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn pháp định 
Cơ sở xác nhận  Bắt buộc đăng ký vốn điều lệ 

Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động 

Chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Đối với những ngành nghề kinh doanh cụ thể thì vốn góp tối thiểu phải bằng vốn pháp định

Mức vốn quy định  Không có quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp  Có quy định mức vốn cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh
Thời gian góp vốn  Góp đủ số vốn từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ khi nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2.3 Vốn ký quỹ

von ky quy
Vốn ký quỹ

 

Vốn Ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn mà công ty hoặc tổ chức đặt tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Đây là biện pháp đảm bảo tài chính của công ty hoặc tổ chức đối với ngân hàng và các bên liên quan trong các giao dịch và cam kết tài chính. Hình thức này thường xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh, đặc biệt là trong các giao dịch không phổ biến trong lĩnh vực dân sự.

Với việc ký quỹ, một điểm đặc trưng là sự đảm bảo bằng các tài sản như tiền mặt, kim loại quý, quyền sở hữu giá trị hoặc các giấy tờ có giá trị được định giá bằng tiền mặt. Các tài sản này phải có sẵn và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Điều này đảm bảo rằng bên liên quan có thể chấp nhận tài sản đã phong tỏa nếu một trong hai bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ký quỹ là một hình thức bảo đảm phổ biến trong dự án đầu tư, với việc tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm so với vốn đầu tư của dự án, tuân theo nguyên tắc lũy tiến. Theo quy định của pháp luật, mức ký quỹ được xác định như sau:

  • Mức ký quỹ là 3% đối với phần vốn dưới 300 tỷ đồng.
  • Mức ký quỹ là 2% đối với phần vốn từ 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng.
  • Mức ký quỹ là 1% đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định như sau:

Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ Bên ký quỹ Bên có quyền trong ký quỹ
  • Thu phí dịch vụ về việc ký quỹ là một trong những điều kiện cần đáp ứng trong quá trình thực hiện ký quỹ. Bên thực hiện ký quỹ có nghĩa vụ thanh toán một khoản phí dịch vụ cụ thể cho việc tiến hành quy trình ký quỹ.
  • Bên thực hiện ký quỹ được yêu cầu tuân thủ đúng thỏa thuận về ký quỹ để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của quá trình này. Đồng thời, bên có quyền thực hiện đúng nghĩa vụ của mình từ tiền ký quỹ theo yêu cầu.
  • Thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của bên có quyền trong giới hạn được xác định trước. Quá trình này đảm bảo rằng tiền ký quỹ được sử dụng một cách hợp lý và minh bạch.
  • Khi quá trình ký quỹ kết thúc và tất cả các nghĩa vụ được thanh toán đầy đủ theo yêu cầu, số tiền còn lại của ký quỹ sẽ được hoàn trả cho bên thực hiện ký quỹ. Quá trình hoàn trả này diễn ra khi chấm dứt ký quỹ và đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình giải quyết tài chính.
  • Tất cả các quyền và nghĩa vụ khác liên quan đến quá trình ký quỹ được xác định bằng cách thỏa thuận giữa các bên trong tài liệu hợp đồng hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.
  • Thống nhất với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về các điều kiện thanh toán theo cam kết với bên có quyền là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện ký quỹ. Thoả thuận này bao gồm các điều khoản và điều kiện cụ thể về việc thanh toán tiền ký quỹ và đảm bảo rằng các cam kết đã được thỏa thuận sẽ được thực hiện đúng như đã định.
  • Bên có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả số tiền ký quỹ theo các quy định cụ thể đã được đặt ra. Đồng thời, nếu có thoả thuận, bên có quyền được hoàn lãi suất liên quan đến số tiền ký quỹ trong trường hợp cần thiết.
  • Ngoài ra, bên có quyền có quyền rút bớt, bổ sung hoặc chuyển tiền ký quỹ khi tham gia các giao dịch dân sự khác, miễn là điều này được đồng ý bằng văn bản với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
  • Bên có quyền cũng phải đảm bảo nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng thực hiện ký quỹ, theo đúng quy định và thỏa thuận đã được thiết lập.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác liên quan đến quá trình ký quỹ được xác định thông qua thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.
  • Yêu cầu các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn theo phạm vi tiền ký quỹ là một bước quan trọng để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ. Bên có quyền cần đảm bảo rằng các tổ chức tín dụng thực hiện mở tài khoản thanh toán đúng theo quy định và trong khoảng thời gian đã được thỏa thuận.
  • Đồng thời, bên có quyền phải tuân theo đúng các thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng tại nơi mở tài khoản, nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình được diễn ra một cách hiệu quả.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác của bên có quyền sẽ được xác định và tuân theo thông qua các thỏa thuận cụ thể đã được đặt ra, cũng như theo các quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và các luật liên quan khác. Điều này giúp đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ký quỹ.

 

 

 

 

2.4 Vốn đầu tư nước ngoài

von dau tu nuoc ngoai, FDI
Vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của một quốc gia này đưa vốn dưới các hình thức khác nhau vào một quốc gia khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận. Đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới 02 hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản vốn đầu tư dài hạn của cá nhân hay tổ chức nước này vào nước khác thông qua thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hoặc công ty nước ngoài sẽ nắm quyền điều hành cơ sở kinh doanh.
  • Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài liên quan đến những tổ chức, tập đoàn tài chính và nhà đầu tư mua cổ phần các công ty nước ngoài giao dịch trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán

3. Hình thức góp vốn điều lệ thành lập công ty

cac hinh thuc gop von
Hình thức góp vốn

3.1 Đối với doanh nghiệp góp vốn thành lập công ty

Doanh nghiệp không thanh toán tiền mặt cho các giao dịch góp vốn; mua bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác. Thay vào đó là các hình thức sau:

Đối với doanh nghiệp góp vốn thành lập công ty
Đối với doanh nghiệp góp vốn thành lập công ty
  • Thanh toán bằng ủy nhiệm chi chuyển khoản vào tài khoản công ty được góp vốn.
  • Thông qua phương thức thanh toán bằng Séc.
  • Hình thức thanh toán khác không sử dụng tiền mặt.

Công ty có khả năng đầu tư vốn, thực hiện giao dịch mua bán hoặc chuyển nhượng cổ phần tài trợ cho doanh nghiệp khác bằng cách sử dụng các tài sản đa dạng, không bao gồm tiền, tuân theo các quy định hiện hành.

3.2 Đối với thành viên cá nhân góp vốn thành lập công ty

Đối với thành viên cá nhân góp vốn thành lập công ty
Đối với thành viên cá nhân góp vốn thành lập công ty

Các phương thức góp vốn điều lệ khi cá nhân đóng góp vốn để thành lập công ty có sự đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của nhà đầu tư, bao gồm:

  • Tiền mặt: Cá nhân có thể đóng góp vốn bằng cách chi trả tiền mặt vào công ty theo số tiền và thời gian quy định.
  • Chuyển khoản ngân hàng: Cá nhân có thể thực hiện chuyển khoản từ tài khoản cá nhân vào tài khoản công ty để góp vốn, mang lại sự tiện lợi và quản lý dễ dàng.
  • Tài sản khác: Ngoài tiền mặt, cá nhân cũng có thể góp vốn bằng cách chuyển nhượng quyền sở hữu của các tài sản như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị và các tài sản khác.

Sự đa dạng trong các hình thức đóng góp vốn tạo ra tính linh hoạt cho nhà đầu tư. Mặc dù việc sử dụng tiền mặt là phổ biến, chuyển khoản ngân hàng mang lại sự thuận tiện và theo dõi hiệu quả. Chuyển nhượng tài sản khác cũng là một lựa chọn thu hút, đặc biệt khi tài sản này có giá trị lớn.

Mỗi hình thức góp vốn có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc chuyển nhượng tài sản khác đòi hỏi quy trình xác định giá trị chính xác, thủ tục pháp lý cẩn thận và quy trình chuyển nhượng đúng đắn. Tuân thủ các quy định pháp luật về góp vốn là quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn cho cả cá nhân đóng góp và công ty được thành lập.

> Thủ tục thành lập doanh nghiệp đòi hỏi chủ doanh nghiệp chuẩn bị rất nhiều giấy tờ pháp lý. Hãy để AZTAX giải quyết giúp bạn toàn bộ thủ tục khó khăn này! AZTAX gửi đến quý đến quý khách giải pháp thành lập doanh nghiệp trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng. Gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 0932 383 089 để được hỗ trợ tư vấn. <<

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại tpHCM

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Hiện nay, tại Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 không quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối một số ngành nghề đặc thù yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định.

4.2 Mức xử phạt những trường hợp góp vốn không đúng thời hạn?

Thời hạn tối đa để góp vốn là 90 ngày. Nếu sau thời gian quy định doanh nghiệp không góp đủ số vốn như trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

4.3 Chủ doanh nghiệp nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?

Vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp. Vì thế không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp, nên lựa chọn mức vốn phù hợp. Mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài mà doanh nghiệp cần đóng mỗi năm.

Bài viết trên đây, AZTAX đã giải đáp thắc mắc cho bạn về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giải đáp được vấn đề bạn đang gặp phải. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post