Mẫu quyết định điều chỉnh mức lương đóng bhxh từ 1/7/2024

mau dieu chinh luong dong bao hiem xa hoi

Mẫu quyết định điều chỉnh mức lương đóng bhxh là văn bản phổ biến với người sử dụng lao động. Vậy căn cứ vào đâu để doanh nghiệp tạo mẫu quyết định tăng mức lương đóng BHXH? Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đó như thế nào? Cùng tìm hiểu mẫu quyết định điều chỉnh lương đóng bảo hiểm hay mẫu tăng lương đóng BHXH qua bài viết này của AZTAX nhé!

Mẫu quyết định tăng lương đóng bhxh
Mẫu quyết định tăng lương đóng bhxh 2024 – Tải tờ khai TK1-TS

1. Mẫu quyết định điều chỉnh mức lương đóng bhxh từ 1/7/2024

Doanh nghiệp khi điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội cần một số hồ sơ sau:

Về người lao động, trường hợp đã có mã số bảo hiểm xã hội thì cung cấp mã số bảo hiểm cho đơn vị doanh nghiệp. Trong trường hợp người lao động chưa có mã số bảo hiểm xã hội thì lập thông tin trong mẫu quyết định điều chỉnh tiền lương đóng bhxh vào tờ khai TK1-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH.

Mẫu điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội - TK1-TS
Mẫu quyết định điều chỉnh mức lương đóngBHXH – TK1-TS

Mẫu điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội - D01-TS
Mẫu quyết định điều chỉnh mức đóngBHXH – D01-TS

Mẫu điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội - D02-TS
Mẫu quyết định điều chỉnh lương đóng BHXH – D02-TS

2. Đối tượng áp dụng điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội

doi tuong ap dung dieu chinh luong dong bhxh
Đối thượng áp dụng mẫu quyết định tăng mức lương đóng BHXH

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH có quy định về đối tượng được áp dụng điều chỉnh lương. Theo đó việc đăng ký, điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội áp dụng với người lao động. Tuy nhiên, tổ chức, đơn vị nơi người lao động làm việc sẽ có trách nhiệm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên mình.

Chính vì vậy, khi người lao động có sự thay đổi về mức lương đóng BHXH. Doanh nghiệp có trách nhiệm báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Bên cạnh đó, người lao động có thể tiến hành kiểm tra, rà soát việc điều chỉnh đó tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và tránh sai sót trong công tác tính toán lương hưu và rút bảo hiểm xã hội 1 lần về sau.

3. Một số lưu ý khi lập quyết định điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội

lap quyet dinh dieu chinh luong
Lập quyế tquyết định điều chỉnh mức đóng BHXH

Doanh nghiệp khi sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi tham gia bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp có sự điều chỉnh lương nhân viên trong quá trình công tác tại đơn vị, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đăng ký và điều chỉnh với cơ quan bảo hiểm xã hội.

a) Mức điều chỉnh lương đã đóng bảo hiểm xã hội

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng sẽ có sự thay đổi khác nhau như sau: Trước năm 1995 có mức điều chỉnh là 5,26; năm 2000 có mức điều chỉnh là 3,70; năm 2020 có mức điều chỉnh là 1,05; năm 2021 có mức điều chỉnh là 1,03 và năm 2023, 2024 có mức điều chỉnh là 1,00.

Trước khi điều chỉnh tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cần lưu ý lập quyết định điều chỉnh tăng lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu quyết định tăng lương đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên doanh nghiệp cần chú ý các thông tin sau:

  • Thông tin người điều chỉnh lương rõ ràng, chính xác
  • Sử dụng thống nhất một ngôn ngữ, cách diễn đạt dễ hiểu
  • Biểu mẫu điều chỉnh mức lương đóng BHXH được sử dụng đúng ngữ cảnh
  • Lương điều chỉnh giảm không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật
  • Việc điều chỉnh lương phải tuân theo quy định của pháp luật và quy định của hợp đồng lao động đã được ký kết giữa hai bên.

b) Mức lương tối thiểu để căn cứ điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội

Từ ngày 01/01/2019 mức lương tối thiểu vùng có sự điều chỉnh căn cứ theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH như sau:

Vùng NLĐ làm công việc đơn giản, trong điều kiện bình thường NLĐ đã qua học nghề, đào tạo phải cộng thêm 7%
Vùng 1 4.180.000 đồng/tháng 4.472.600 đồng/tháng
Vùng 2 3.710.000 đồng/tháng 3.969.700 đồng/tháng
Vùng 3 3.250.000 đồng/tháng 3.477.500 đồng/tháng
Vùng 4 2.920.000 đồng/tháng 3.124.400 đồng/tháng

Như vậy, quyết định điều chỉnh lương là văn bản thay đổi lương trong nội bộ doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành đăng ký và điều chỉnh lương đóng bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội được căn cứ theo Phụ lục Quyết định 896/QĐ-BHXH. Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ

Đơn vị sử dụng lao động lập và nộp đầy đủ 01 bộ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đóng bảo hiểm xã hội. Hiện nay có 3 hình thức nộp:

  • Doanh nghiệp nộp qua dịch vụ bưu chính công ích
  • Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội
  • Doanh nghiệp nộp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Thời gian giải quyết hồ sơ điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội không quá 03 ngày

Bước 3: Nhận kết quả

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cập nhật mức đóng bảo hiểm xã hội mới. Thông tin đó sẽ được hiển thị trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Người lao động và doanh nghiệp có thể kiểm tra trực tuyến bằng ứng dụng VssID.

5. Quyết định tăng mức đóng bhxh

Theo Quyết định 595 của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, hằng tháng, người lao động phải trích 8% tiền lương để tham gia BHXH bắt buộc. Hiện tại, mức đóng tối đa là 20 lần lương cơ sở, vì vậy, từ ngày 1/7, mức đóng tối đa sẽ tăng từ 2,88 triệu đồng lên 3,744 triệu đồng mỗi tháng.

Theo Quyết định 595, tiền lương tháng để tính mức đóng Bảo hiểm Y tế (BHYT) là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Trong đó, mỗi tháng, người lao động phải đóng 1,5%. Khi lương tối thiểu tăng, mức đóng BHYT cũng sẽ tăng từ 540 nghìn đồng lên 702 nghìn đồng mỗi tháng.

Ngoài ra, theo quy định, hằng tháng, người lao động phải đóng 1% tiền lương cho bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mức lương tối đa để tính đóng BHTN theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 20 lần lương cơ sở. Do đó, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHTN sẽ được điều chỉnh tăng từ 360 nghìn đồng lên 468 nghìn đồng mỗi tháng.

6. Mẫu bảng lương đóng bảo hiểm xã hội

Hiện nay, mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được quy định là Mẫu số 11 – LĐTL, ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Mẫu bảng lương đóng bhxh;
Mẫu bảng lương đóng bhxh

Như vậy, trên đây là một số mẫu quyết định điều chỉnh mức lương đóng bhxh theo đúng quy định của pháp luật. Huy vọng với mẫu quyết định tăng lương đóng BHXH mà AZTAX đã cung cấp cá bạn có thể áp dụng được khi điều chỉnh mức lương cho người lao động trong qua trình tham gia BHXH. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm xã hội, AZTAX luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và thực hiện thủ tục doanh nghiệp mong muốn để có được quy trình dịch vụ tốt nhất.

Xem thêm: Dịch vụ làm work permit

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon