Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các doanh nghiệp buộc phải thực hiện giải thể. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cảm thấy bối rối trước những quy định trong Luật giải thể doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về những quy định mới nhất của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, mời cùng AZTAX tìm hiểu về những quy định đó thông qua bài viết dưới đây.
1. Những quy định và cơ sở pháp lý về giải thể doanh nghiệp
1.1 Về điều kiện giải thể doanh nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 và 2, Điều 207 Luật số 59/2020/QH14 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định như sau:
“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Như vậy, doanh nghiệp được thực hiện giải thể khi:
– Doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp ở mục 1;
– Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
1. 2 Về thủ tục giải thể doanh nghiệp 2020
Căn cứ vào Điều 208 Luật số 59/2020/QH14 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, thủ tục giải thể công ty được thực hiện như sau:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Quyết định này thể hiện sự nhất trí về các vấn đề liên quan như:
– Lý do giải thể;
– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ;
– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
– Thành lập tổ thanh lý tài sản.
Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo về việc giải thể doanh nghiệp cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết.
Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.
Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
Bước 4: Gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động
– Đầu tiên, công ty nộp hồ sơ giải thể đến Cơ quan Thuế. Sau khi nhận thông báo chấp thuận của cơ quan thuế, doanh nghiệp có 45 ngày để nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán thuế để đóng mã số thuế và thực hiện quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp với Cơ quan Thuế.
Bộ hồ sơ bao gồm:
- Quyết định giải thể;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên;
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC)
- Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp đến thời điểm giải thể;
- Công văn xin quyết toán thuế;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
– Sau khi có thông báo đóng mã số thuế, công ty nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Hoàn thành thủ tục giải thể
Trong vòng 7 ngày từ khi hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh và thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp lên trang thông tin điện tử. Thủ tục giải thể lúc này có thể coi là đã hoàn thành. Để kiểm tra doanh nghiệp đã giải thể hoàn tất hay chưa, chủ doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Lưu ý: Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập cũng tương tự như trên theo quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1.3 Về việc hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp giải thể
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC có quy định hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
“Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.”
Như vậy, doanh nghiệp vẫn sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật sau khi hoàn thành thủ tục quyết toán thuế.
2. Thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp mất bao lâu?
Thời gian thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp dài hay ngắn còn phụ thuộc rất nhiều vào từng trường hợp của doanh nghiệp. Thông thường, công ty sẽ mất khoảng 1 tuần để thực hiện thủ tục giải thể trong trường hợp mọi thứ đều thuận lợi. Tuy nhiên, cũng có thể sẽ lâu hơn, tức là mất từ 10-15 ngày hay thậm chí là nhiều tháng nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục giải thể. Vì vậy, để quá trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết theo quy định.
3. Chế độ thai sản khi doanh nghiệp giải thể
Tại khoản 2, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 có quy định định điều kiện hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ sinh con là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, người lao động nữ nếu đủ điều kiện nêu trên thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định. Tuy nhiên, khi công ty giải thể thì việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động theo quy định hiện nay được thực hiện tại BHXH cấp huyện nơi người lao động cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
4. Hậu quả pháp lý của giải thể doanh nghiệp
Khi giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Trên thực tế là xóa sổ doanh nghiệp về mặt pháp lý. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định giải thể doanh nghiệp.
5. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp uy tín của AZTAX
Khi doanh nghiệp không còn hoạt động hiệu quả thì giải thể doanh nghiệp là phương án cuối cùng của các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện các thủ tục giải thế tương đối rườm rà và gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì thế, AZTAX đã thành lập dịch vụ giải thể công ty trọn gói nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán khó này. Đến với dịch vụ giải thể của AZTAX, doanh nghiệp sẽ có khả năng sau:
- Tiết kiệm chi phí so với việc thuê nhân viên đảm nhiệm riêng;
- Tiết kiệm thời gian, bởi AZTAX sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện;
- Được hỗ trợ hoàn thiện thủ tục pháp lý cho việc giải thể doanh nghiệp;
- Giảm thiểu tối đa rủi ro về hồ sơ và thủ tục;
- Cập nhật liên tục tiến trình của thủ tục;
- Bảo mật tuyệt đối tất cả các thông tin của doanh nghiệp,..
Và nhiều lợi ích khác….
Vậy nên hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ giải thể công ty trọn gói của AZTAX. Ngoài cam kết thực hiện đúng theo yêu cầu, AZTAX còn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/7 về các vấn đề liên quan.
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin về những quy định mới nhất về giải thể doanh nghiệp. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, liên hệ ngay theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí về gói dịch vụ thích hợp. AZTAX rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn!