Luật bảo hiểm thai sản 2024 mới nhất

Luật Bảo hiểm thai sản mới nhất

Luật bảo hiểm thai sản 2024 có những điểm gì mới? Đối tượng nào được áp dụng chế độ này? Và có những quy định hưởng ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên.

1. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm thai sản 2024

Điều kiện để hưởng chế độ thai sản
Điều kiện để hưởng chế độ thai sản

Để hưởng chế độ thai sản thì người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lao động nữ mang thai và sinh con
  • Lao động nữ đang mang thai hộ
  • Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi
  • Đang đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện biện pháp triệt sản
  • Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con 

1.1. Những trường hợp phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên

  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ được nhờ mang thai hộ
  • Nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi

Những trường hợp trên phải có thời gian tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

1.2. Những trường hợp phải đóng BHXH từ 3 tháng trở lên

  • Lao động nữ sinh con cần nghỉ việc để dưỡng thai 
  • Lao động nữ là người mang thai hộ cần nghỉ việc để dưỡng thai

Những trường hợp trên phải có thời gian tham gia BHXH đủ 3 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. 

Lưu ý: Người lao động nữ vẫn sẽ nhận được bảo hiểm thai sản khi nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi nếu đủ điều kiện trên theo quy định của luật bảo hiểm thai sản 2024 

Xem thêm: cách chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

2. Trình tự giải quyết chế độ hưởng thai sản theo Luật bảo hiểm thai sản 2024

Trình tự giải quyết chế độ hưởng thai sản
Trình tự giải quyết chế độ hưởng thai sản
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ của người lao động, đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm
  • Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày quay lại công ty  làm việc. NLĐ có trách nhiệm nộp đầy đủ các hồ sơ liên quan cho đơn vị sử dụng lao động
  • Đối với cơ quan BHXH, thời hạn giải quyết hồ sơ là:
  • Tối đa 6 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ mà doanh nghiệp đề nghị
  • Tối đa 3 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ khi người lao động, thân nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm

3. Thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm thai sản mới nhất

Thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm thai sản mới nhất
Thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản theo luật bảo hiểm thai sản mới nhất

3.1.Trường hợp nghỉ khi sảy thai

Lao động nữ sẽ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

  • 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên;
  • 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 5 – 13 tuần tuổi.

3.2. Trường hợp nghỉ thực hiện biện pháp tránh thai

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, khi thực hiện các biện pháp tránh thai, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của nơi khám, chữa bệnh. Thời gian nghỉ tối đa theo Luật bảo hiểm thai sản hiện hành là: 

  • 15 ngày đối với lao động nam hoặc nữ đang trong quá trình thực hiện biện pháp triệt sản.
  • 7 ngày đối với lao động nữ đang trong quá trình đặt vòng tránh thai;

3.3. Trường hợp nghỉ khi sinh con

Trường hợp nghỉ khi sinh con
Trường hợp nghỉ khi sinh con

Thời gian nghỉ sinh của người lao động được quy định cụ thể tại Điều 34 như sau:

  • Đối với lao động nữ
  • Trong vòng 6 tháng trước và sau khi sinh, lao động nữ sẽ được tạm ngưng việc tại đơn vị lao động. Nếu sinh đôi thì từ người con thứ 2 trở đi, lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
  • Không quá 2 tháng đối với thời gian nghỉ trước khi sinh 
  • Đối với lao động nam

Lao động nam cũng sẽ được nghỉ thai sản khi đang đóng BHXH và có vợ sinh con: 

  •  5 ngày làm việc, khi lao động nam có vợ sinh con
  • 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi; sinh 3 trở lên, mỗi người con sẽ được nghỉ thêm 3 ngày phép;
  • 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh non dưới 32 tuần tuổi;
  • 14 ngày làm việc nếu người vợ phải phẫu thuật và sinh đôi.

Lưu ý: 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, thời gian nghỉ được tính.

3.4. Trường hợp nghỉ để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh

Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc, sau khi nghỉ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì lao động nữ được nghỉ tối đa theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

  • 07 ngày nếu lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • 05 ngày đối với các trường hợp bất thường khác
  • 10 ngày nếu sinh đôi hoặc trường hợp sinh ba khác trở lên

Lưu ý: Tất cả thời gian nghỉ trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Người lao động cần nắm rõ về thời gian, hồ sơ để đảm bảo quyền lợi cho mình. Tránh làm mất sổ BHXH dẫn đến không biết làm lại sổ bảo hiểm xã hội ở đâu.

4. Dịch vụ bảo hiểm thai sản uy tín theo Luật bảo hiểm thai sản 2024 tại TP HCM 

Đến với dịch vụ bảo hiểm thai sản của AZTAX, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về những mức hưởng cũng như những quy định theo Luật bảo hiểm thai sản 2024. Để bạn yên tâm trong việc cảm nhận sự tuyệt vời của thiên chức làm mẹ. Được hưởng những chế độ ưu đãi và chăm sóc đặc biệt. Bằng tất cả sự chuyên nghiệp và uy tín, sự tư vấn tận tình. Chúng tôi đảm bảo cho bạn quyền lợi trong quá trình mang thai và sinh con.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Luật bảo hiểm thai sản 2024, để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho người lao động và cho chính bản thân của mỗi người.

Xem thêm bài viết: Trợ cấp thất nghiệp tính như thế nào?

Mọi thắc mắc về vấn đề Bảo hiểm Xã hội và các vấn đề liên quan khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí: 

[wptb id=9751]

[wptb id=9754]

4.9/5 - (30 bình chọn)
4.9/5 - (30 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon