Vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

Vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay khi đăng ký kinh doanh thắc mắc vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề. Điều này có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không? Cùng AZTAX tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

1. Vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề

Theo quy định mới, việc bỏ danh mục ngành nghề trên Giấy chứng nhận chỉ đơn giản là để cắt giảm thủ tục hành chính.

Quy định mới giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề
Quy định mới giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, khi thành lập công ty hoặc thông báo về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh, các công ty vẫn phải đau đầu lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành nghề trong “giấy đề nghị đăng ký kinh doanh” hoặc “thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.

Điều này có nghĩa rằng, về nguyên tắc, công ty vẫn cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập và thực hiện thông báo bổ sung ngành nghề trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, các ngành nghề này sẽ không còn được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nữa. Nói một cách ngắn gọn, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sẽ không ghi ngành nghề kinh doanh.

Xem thêm: Xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình

Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

2. Vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề vẫn phải kê khai?

Dù giấy phép đăng ký kinh doanh mới không ghi ngành nghề để giúp hồ sơ gọn nhẹ và dễ quản lý, doanh nghiệp vẫn phải kê khai ngành nghề để cơ quan nhà nước cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử và cấp giấy xác nhận ngành nghề khi có thay đổi.

Vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề vẫn phải kê khai?
Vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề vẫn phải kê khai?

Dưới đây là lý do vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề vẫn phải kê khai:

  • Khi đăng ký kinh doanh mới không ghi ngành nghề, nhìn vào giấy phép đăng ký kinh doanh gọn hơn, không như trước đây, có những công ty đăng ký hàng trăm ngành nghề, khi nhìn vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như một quyển sách, rất bất tiện khi lưu trữ hồ sơ, y sao bản chính, công việc in ấn của cơ quan nhà nước…
  • Đăng ký kinh doanh mới không ghi ngành nghề, khi công ty muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh, thì không phải thay đổi giấy chứng nhận Doanh nghiệp như trước đây. Công ty muốn bổ sung thêm ngành, nghề chỉ cần làm thông báo gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở chỉ cần cập nhật ngành, nghề cần bổ sung trên công thông tin điện tử quốc gia và cấp Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hện đã đăng ký.

3. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý và được xem là thông tin gốc về doanh nghiệp.

 Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Do đó, nếu doanh nghiệp cần tra cứu thông tin như ngành nghề kinh doanh, ngày thành lập, địa chỉ trụ sở, và các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp khác, họ có thể truy cập vào Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn.

Mặc dù giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề, thông tin này vẫn được lưu trữ và có thể tra cứu trực tuyến. Để tra cứu ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào website: dangkykinhdoanh.gov.vn.

Truy cập Website
Truy cập Website

Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp hoặc tên đầy đủ của công ty vào ô tìm kiếm.

Nhập mã số thuế hoặc tên doanh nghiệp
Nhập mã số thuế hoặc tên doanh nghiệp

Khi nhập chính xác thông tin, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp
  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp
  • Tình trạng hoạt động
  • Loại hình pháp lý (kiểu doanh nghiệp)
  • Họ và tên người đại diện theo pháp luật
  • Ngày thành lập và địa chỉ trụ sở chính
  • Mẫu dấu và ngành nghề kinh doanh.
Một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Danh sách ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký
Danh sách ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký

Cuối cùng, việc tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng để nắm bắt thông tin chính xác và đầy đủ. Các phương thức tra cứu trực tuyến hoặc qua cơ quan đăng ký sẽ giúp doanh nghiệp xác minh và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

4. Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cần thiết để thay đổi ngành, nghề kinh doanh

  • Kiểm tra ngành nghề kinh doanh hiện tại của công ty trên hệ thống đăng ký kinh doanh.
  • Xác định ngành, nghề cần thêm hoặc bổ sung và phân mã ngành theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg hướng dẫn tra cứu và ghi mã ngành kinh doanh.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần).
  • Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

  • Trong vòng 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ chấp thuận hồ sơ hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi đối với hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ được chấp thuận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận cho doanh nghiệp và đăng tải nội dung thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ cần sửa đổi, doanh nghiệp phải thực hiện việc sửa đổi và nộp lại hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Trên đây AZATX đã trả lời câu hỏi vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Việc hiểu rõ các quy định liên quan về giấy phép kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc điều chỉnh và thích ứng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

Xem thêm: Mẫu giấy phép công ty cổ phần

Xem thêm: Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon