Doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2020

doanh nghiep tu nhan luat doanh nghiep 2020

Doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020 như thế nào? So với Luật doanh nghiệp 2014 thì ở 2020 sẽ có những sự thay đổi nhất định. Sau đây AZTAX sẽ trích dẫn và giải đáp các điều luật liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân tại bộ Luật Doanh Nghiệp 2020, cùng xem nhé!

doanh nghiep tu nhan luat doanh nghiep 2020 co khac biet gi
Doanh Nghiệp Tư Nhân Luật Doanh Nghiệp 2020 Có Khác Biệt Gì?

1. Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2020?

dinh nghia doanh nghiep tu nhan luat doanh nghiep 2020
Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020

Định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân được nêu tại Điều 188 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Vậy, doanh nghiệp tư nhân là gì? Doanh nghiệp tư nhân có thể nói là khá giống với Công ty TNHH một thành viên khi cả hai loại hình này đều do một cá nhân làm chủ. Số tài sản của họ thường sẽ được góp toàn bộ vào bên trong Công ty để có thể hoạt động kinh doanh lớn hơn.

Bên cạnh đó, theo doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020 thì người chủ sẽ chỉ được thành lập duy nhất một và chỉ một doanh nghiệp tư nhân. Họ cũng không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay là thành viên hợp danh của Công ty hợp danh.

Với các loại hình doanh nghiệp khác như Công ty TNHH có thể phát hành trái phiếu, Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu thì với Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kì thứ gì. Nếu bạn thắc mắc lý do tại sao vì trong điều lệ chỉ cấm phát hành chứng khoán thì đây!

Tại Khoản 1 – Điều 4 – Luật Chứng Khoán 2019 số 54/2019/QH14 quy định như sau:

Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

2. Tài sản và vốn của doanh nghiệp tư nhân?

tai san va von cua doanh nghiep tu nhan
Tài sản và vốn của doanh nghiệp tư nhân

Trước tiên thì bạn có thể xem qua Điều 189 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định như sau:

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau khi nhìn qua Điều luật thì bạn cũng có thể thấy rằng tài sản và vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định khá là thoải mái. Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng mọi nguồn vốn và tài sản của mình để hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng có thể tăng giảm tùy theo ý muốn.

Doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020 yêu cầu phải ghi chép đầy đủ vào sổ kết toán thật sự không phải là một ép buộc quá khó khăn. Thậm chí với nhiều chủ doanh nghiệp đây là một điều bắt buộc của chính bản thân họ và làm thường ngày.

Chỉ có một điều mà bạn cần lưu ý là khi muốn giảm vốn đầu tư thì phải được thông qua Cơ quan đăng ký kinh doanh rồi mới giảm vốn được.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập công ty

3. Quyền lợi của chủ doanh nghiệp tư nhân?

quyen loi cua chu doanh nghiep tu nhan
Quyền lợi của chủ doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo Điều 190 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân không quá phức tạp. Mọi vấn đề hoạt động kinh doanh, nguồn vốn đầu tư, lợi nhuận, nợ, pháp lý,… đều sẽ do một tay chủ doanh nghiệp tư nhân đứng ra đảm nhận.

Tuy nhiên để có thể giảm bớt gánh nặng thì có thể thuê Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc giúp đỡ giải quyết. Nhưng với các vấn đề pháp lý thì chắc chắn phải do người chủ sở hữu đảm nhiệm.

4. Hoạt động thuê và bán doanh nghiệp tư nhân?

Nghe thật lạ phải không? Bán và cho thuê chính doanh nghiệp mình sáng lập nên. Tuy nhiên việc này vẫn được quy định trong doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020.

4.1 Thuê doanh nghiệp tư nhân

thue doanh nghiep tu nhan
Thuê doanh nghiệp tư nhân

Điều này được quy định tại Điều 191 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Theo như văn bản luật, nếu người chủ doanh nghiệp muốn cho thuê thì phải thông báo và gửi văn bản kèm bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời gian làm việc sẽ là 3 ngày kể từ khi nhận các hồ sơ như trên.

Về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người thuê sẽ do cả 2 bên quyết định và nêu rõ trong hợp đồng. Tuy nhiên cho thuê không có nghĩa là người chủ sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Với tư cách là chủ sở hữu thì người chủ vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu người thuê có hành vi sai trái.

4.2 Bán doanh nghiệp tư nhân

ban doanh nghiep tu nhan
Bán doanh nghiệp tư nhân

Điều này được quy định tại Điều 192 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

Nhìn chung, bán doanh nghiệp thì chủ sở hữu sẽ không phải chịu bất kỳ điều gì về mặt pháp lý về sau. Trong trường hợp nếu có các khoản nợ hay vấn đề trước khi bán thì bắt buộc phải giải quyết cho người mua. Nếu người mua có thỏa thuận giải quyết thay thì người chủ sẽ không cần phải làm gì.

Và trên hết, hoạt động mua bán này phải tuyệt đối dựa trên các quy định của pháp luật. Sau khi mua thì người mua phải đi đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp ngay lập tức theo quy định của pháp luật.

5. Các trường hợp đặc biệt của chủ doanh nghiệp tư nhân?

cac truong hop dac biet cua chu doanh nghiep tu nhan
Trường hợp đặc biệt của chủ doanh nghiệp tư nhân

Trường hợp đặc biệt là các trường hợp chủ doanh nghiệp bị hạn chế, cấm hành nghề, tạm giam hoặc tệ nhất là qua đời. Khi đó sẽ tùy vào trường hợp sẽ có các cách giải quyết khác nhau, bạn có thể tham khảo ngay Điều 193 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 sau đây:

1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.”

6. Một số câu hỏi xoay quanh:

6.1 Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang loại hình khác được không?

chuyen doi doanh nghiep tu nhan sang loai hinh khac duoc khong
Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang loại hình khác

Câu trả lời là có! Tuy nhiên nếu chủ doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi sang loại hình khác thì phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đưa ra. Các điều kiện đó được nêu tại Khoản 1 – Điều 205 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Nếu chủ doanh nghiệp có thể cam kết và đáp ứng được 4 điều kiện trong điều luật ở trên thì hoàn toàn có thể chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp khác.

6.2 Chủ doanh nghiệp có phải trả khoản nợ sau khi chuyển từ doanh nghiệp tư nhân sang loại hình khác không?

chu doanh nghiep tu nhan co phai tra khoan no sau khi chuyen sang loai hinh khac khong
Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải trả khoản nợ sau khi chuyển sang loại hình khác không?

Câu trả lời là có! Điều này được quy định tại Khoản 3 – Điều 205 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bạn biết đấy, các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH hay Công ty cổ phần thì các thành viên có trách nhiệm và nghĩa vụ với khoản nợ của Công ty. Nếu như chủ doanh nghiệp tư nhân không giải quyết các khoản nợ trước đó mà ung dung chuyển đổi rồi để những thành viên sau chịu chung với mình là điều không phải.

Vì lẽ đó mà pháp luật Việt Nam đã ra quy định bắt buộc phải thanh toán hết các khoản nợ nếu muốn chuyển đổi là như vậy.

Doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020 đã được AZTAX đã trích dẫn và giải thích toàn bộ các điều luật. Nếu bạn có thắc mắc gì với những điều luật và trăn trở không biết bản thân mình khi thành lập có đáp ứng đầy đủ các vấn đề pháp lý hay không. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với AZTAX để được giải đáp nhé!

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân Luật Doanh nghiệp 2014

Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post