Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo Pháp Luật quy định hiện nay công nhân viên chức không được quyền thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc rằng, đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không? Để trả lời câu hỏi đảng viên có được mở công ty không này cùng AZTAX tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, không có điều khoản nào cấm Đảng viên thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 2, Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020, các đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, được quy định trong Luật Cán bộ, công chức 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2019) và Luật Viên chức 2010 (cũng đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2019), không được phép thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?
Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Như vậy, chỉ những Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức mới không được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngược lại, Đảng viên không thuộc nhóm đối tượng trên vẫn có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

2. Đảng viên có được kinh doanh không?

Đảng viên được phép tham gia các hoạt động kinh tế và kinh doanh, bao gồm mở quán net, miễn là ngành nghề không bị pháp luật cấm và không ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan tổ chức.

Đảng viên có được kinh doanh không?
Đảng viên có được kinh doanh không?
Căn cứ vào Điều 1 Quy định 15/QĐ-TW 2006 về việc đảng viên tham gia kinh tế tư nhân, quy định như sau:

Điều 1: Những quy định chung

1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Do đó, Theo Quy định 15/QĐ-TW 2006, đảng viên được phép tham gia các hoạt động kinh tế và kinh doanh, bao gồm mở quán net, với điều kiện ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật cấm, không ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan tổ chức và không lạm dụng chức vụ quyền hạn.

Xem thêm: Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

3. Đảng viên có được đăng ký hộ kinh doanh không?

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, Đảng viên cũng có quyền đăng ký hộ kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết như năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không bị cấm theo luật pháp liên quan.

Tuy nhiên, Đảng viên cần tuân thủ các quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật phòng chống tham nhũng và các luật liên quan khác, đặc biệt là không được tham gia vào các hoạt động mà luật pháp cấm, như quản lý, điều hành các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan đến quyền lợi của Nhà nước hoặc xã hộ

Theo Khoản 1, Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, cá nhân và thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự để thành lập hộ kinh doanh.

Căn cứ Điều 20 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ, công chức không được tham gia vào sản xuất, kinh doanh như quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các luật khác do pháp luật và cơ quan có thẩm quyền quy định.

Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng quy định rõ ràng về việc cấm cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị) tham gia vào một số hoạt động nhất định như thành lập, quản lý doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh, hợp tác xã, ngoại trừ các trường hợp được pháp luật quy định khác; hoặc tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công việc hoặc các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết; cũng như giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực mà họ đã từng có trách nhiệm quản lý trong thời gian nhất định theo quy định của Chính phủ; và sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Xem thêm: Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp

4. Đảng viên có được làm kinh tế tư nhân không?

Đảng viên được phép tham gia vào hoạt động kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đảng viên có được làm kinh tế tư nhân không?
Đảng viên có được làm kinh tế tư nhân không?

Tuy nhiên khi hoạt động kinh tế tư nhân cần tuân thủ các quy định sau:

  • Hoạt động theo Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước và quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
  • Không tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực cấm theo quy định pháp luật.
  • Kinh doanh đảm bảo đạo đức, lành mạnh, không vi phạm pháp luật.
  • Gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách Đảng, Nhà nước.
  • Có năng lực, trình độ, điều kiện tham gia kinh doanh.

Đảng viên có thể tham gia:

  • Thành lập, điều hành doanh nghiệp tư nhân.
  • Hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế khác.
  • Làm việc quản lý, chuyên môn cho doanh nghiệp tư nhân.
  • Tham gia hoạt động kinh doanh phù hợp pháp luật.

Lưu ý:

  • Báo cáo tổ chức đảng nơi cư trú về việc tham gia kinh doanh.
  • Phân biệt kinh doanh với lợi dụng chức vụ.
  • Không sử dụng danh nghĩa đảng viên để thu lợi.
  • Tham gia đầy đủ hoạt động đảng, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân thì có trách nhiệm gì?

Theo quy định, Đảng viên là chủ doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định đối với người lao động, Nhà nước, xã hội và tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Cụ thể các quy định như sau:

Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm gì?
Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm gì?

5.1 Trách nhiệm đối với người lao động

Chủ thể là đảng viên thành lập doanh nghiệp tư nhân phải có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đối với người lao động như:

  • Trả lương, phân phối lợi nhuận cho người lao động dựa vào kết quả lao động và mức vốn góp theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện hợp đồng lao động theo đúng thỏa thuận đã ký kết, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quyền và lợi ích cho người lao động.
  • Ưu tiên người lao động mua được cổ phần khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa.

5.2 Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội

Đối với Nhà nước và xã hội, chủ doanh nghiệp tư nhân là đảng viên cũng cần thực hiện một số các nhiệm vụ sau:

  • Tự giác chấp hành và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đối với Nhà nước một cách chính xác, trung thực, đúng thời hạn về các nghiệp vụ liên quan đến kê khai và nộp thuế, các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa.

5.2 Trách nhiệm đối với tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp

Ngoài trách nhiệm với người lao động và Nhà nước, đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân cần thực hiện các trách nhiệm với tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp như:

  • Chủ động, tích cực trong việc thực hiện công tác phát triển Đảng viên và thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp.
  • Phối hợp với các cấp ủy và tổ chức Đảng để xây dựng quy chế hoạt động phù hợp, đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng Đảng bộ trong sạch, phát triển vững mạnh và nâng cao đội ngũ Đảng viên.
  • Xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể xã hội – chính trị trong thành lập, quản lý doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

6. Công chức là đảng viên có thể tham gia kinh tế tư nhân, nhưng có quyền lợi và hạn chế gì?

Theo Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006, đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và Quân đội, Công an nhân dân, cũng như cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, được phép tham gia vào các hoạt động kinh tế như góp vốn vào các công ty, mua cổ phần trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, họ bị cấm những hoạt động như thành lập, quản lý các doanh nghiệp tư, không được làm tư vấn cho tổ chức kinh doanh về các bí mật nhà nước và không được phép để người thân lợi dụng chức vụ của mình để kinh doanh.

Do đó, Đảng viên là công chức khi tham gia vào hoạt động kinh tế được phép nhất định và cũng có những hạn chế cụ thể như đã quy định. Nếu bạn là đảng viên và đồng thời là công chức, bạn không được phép thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp.

7. Đảng viên có được làm công ty nước ngoài không?

Theo luật hiện hành, không có quy định cấm đảng viên làm việc tại các công ty nước ngoài. Vì vậy, bạn không cần phải rời đảng để có thể làm việc tại các công ty này.

Đảng viên có được thành lập công ty không?
Đảng viên có được thành lập công ty không?

Về vấn đề tuyển dụng nhân sự, pháp luật không có quy định cụ thể đối với trường hợp đảng viên. Các tiêu chí tuyển dụng đều do công ty đặt ra và áp dụng thống nhất. Bạn nên xem xét quy chế tuyển dụng của từng doanh nghiệp để biết liệu mình có phù hợp hay không.

Như vậy, AZTAX vừa cung cấp các nội dung liên quan đến vấn đề đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không. Mọi thắc mắc về câu hỏi Đảng viên có được thành lập công ty không hay đảng viên có được đứng tên doanh nghiệp không cũng như có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại AZTAX thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhé!

Xem thêm: Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon