Đăng ký thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu

Thương hiệu và nhãn hiệu là 2 từ quen thuộc hay bị nhầm lẫn. Hãy cũng AZTAX phân biệt thương hiệu, nhãn hiệu qua bài viết sau.

1. Thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu
Đăng ký thương hiệu

1.1 Định nghĩa thương hiệu

Theo định của WIPO “ thương hiệu được xem như là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết về sản phẩm nào đó được cung cấp hoặc sản xuất bởi doanh nghiệp hay cá nhân nào đó”. Để tạo nên thương hiệu là cả một quá trình xây dựng, nó không chỉ mang đến mặt lý tính mà còn là cảm tính. Khách hàng có thể nhận ra thương hiệu khi họ nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, chạm và cảm nhận.

Ví dụ cụ thể hơn: Unilever là thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới về hàng tiêu dùng nhanh, các nhãn hiệu nổi tiếng khác của nhà Uniliver như Lifebouy, Hazeline, Omo,… . Thương hiệu P&G cũng có nhiều nhãn hiệu như Olay, Downy, Pantene,… . 

Xem thêm: Luật quy định về đăng ký nhãn hiệu

1.2 Nhân tố cấu thành thương hiệu

Nhân tố cấu thành thương hiệu
Nhân tố cấu thành thương hiệu

Để tạo nên một thương hiệu, cần có sự kết hợp giữa 3 yếu tố sau:

– Nhận diện thương hiệu: Tên thương hiệu, logo, màu sắc đặc trưng, âm thanh đặc trưng, bao bì,… . Đây là những thứ mang giá trị hữu hình mà khách hàng có thể sử dụng 5 giác quan để phân biệt.

– Giá trị thương hiệu: Đây là những giá trị dựa trên cảm nhận. Ví dụ khi nói đến điện thoại Nokia thì người ta sẽ nghĩ đến độ bền. Trong khi đó Iphone sẽ đại diện cho đẳng cấp, tiên tiến.

– Tính cách thương hiệu: Đây là phần hồn của thương hiệu. Ví dụ: Pepsi đã định hình cho mình với hình tượng tươi trẻ. Chính vì thế mọi hoạt động tuyên truyền quảng cáo của Pepsi đều thể hiện điều này. Đó cũng là lý do Pepsi tài trợ cho Rap Việt còn Coca Cola gì không. Coca cola sẽ thiên về cổ điển sum họp gia đình.

Tham khảo thêm: Cách kiểm tra đăng ký thương hiệu

2. Nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu

2.1 Định nghĩa nhãn hiệu

Căn cứ theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ có giải thích rằng “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Nếu thương hiệu là phần hồn được khách hàng công nhận thì nhãn hiệu là phần xác được cơ quan chức năng công nhận. Nhãn hiệu là cơ sở để sản phẩm dịch vụ được bảo vệ trước những xâm phạm pháp lý. 

2.2 Nhân tố cấu thành nhãn hiệu

Nhãn hiệu cũng bao gồm các thành phần trong nhận diên thương hiệu như tên thương hiệu, logo, kiểu chữ, hình ảnh đặc trưng, … mà những yếu tố này được pháp luật bảo hộ và được cấp quyền sở hữu. Tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về đăng ký nhãn hiệu. Ở Việt Nam, quá trình đăng ký nhãn hiệu thường tốn nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn để đảm bảo không bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn nhau. Thời gian đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài từ 12-24 tháng hoặc thậm chí đến 36 tháng.

3. Phân biệt thương hiệu nhãn hiệu

  Thương hiệu Nhãn hiệu
Thời gian Tùy vào định vị và khả năng của doanh nghiệp mà thời gian này có thể kéo dài hay ngắn. Việc tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng cần tốn rất nhiều thời gian và công sức. Dù vậy, có nhiều doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều năm vẫn không thành công.

Vì khó hình thành nên sau khi hình thành cũng khó thay đổi. Đặc biệt đối với những công ty lâu đời như Coca Cola.

Nhãn hiệu có thể tạo nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần hoặc thậm chí vài giờ. Nhãn hiệu được công nhận trước pháp luật nhanh nhất 12 tháng và chậm nhất 3 năm, đó là lý do nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu cũng có thể thay đổi theo mong muốn công ty bất cứ lúc nào và không chịu nhiều ảnh hưởng tác động như việc thay đổi thương hiệu.

Tính sở hữu Vì là giá trị vô hình nên thường khó để định giá một cách chính xác. Thương hiệu là nhân tố vô cùng quan trọng đối với tổ chức. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể hoàn toàn quyết định thương hiệu vì nó nằm trong tâm trí của khách hàng nên phải đo lường và điều chỉnh từ từ. Đây là giá trị hữu hình nên doanh nghiệp có thể toàn quyền quyết định. Có thể thay đổi thậm chí xóa bỏ bất cứ lúc nào.
Khả năng bảo hộ Thương hiệu có thể bị đạo nhái về nhận diện nhưng về cốt lõi sẽ rất khó để đạo nhái vì đó thuộc về phần hồn thương hiệu và cảm nhận khách hàng. Hiện tại ở Việt Nam chưa có luật về đăng ký thương hiệu rõ ràng. Do vậy, đăng ký thương hiệu thường được xem là đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ 10 năm từ ngày nộp đơn và không giới hạn đăng ký.

4. Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu

Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu
Rủi ro khi không đăng ký nhãn hiệu

Nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển thương hiệu nhưng lại bỏ qua việc đăng ký nhãn hiệu. Việc này vô cùng rủi ro vì nếu đối thủ nhận thấy việc kinh doanh của bạn tiềm năng và tiến hành đăng ký nhãn hiệu trùng với nhận diện thương hiệu của bạn trước thì mọi công sức của bạn sẽ về không. Việc thưa kiện cũng sẽ tốn thời gian và chi phí. Thông thường ưu thế sẽ nghiêng về bên có giấy đăng ký bảo hộ thương hiệu được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu dự định phát triển dài hạn thì doanh nghiệp, cá nhân nên chủ động bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu bằng các đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 

5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Bài viết đã giúp bạn phân biệt được thương hiệu và nhãn hiệu. Hiểu rõ được tầm quan trọng ấy nên hầu hết nhà quản trị có tầm nhìn đều rất quan tâm vấn đề này. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cũng tăng cao. Với quyền lợi đi kèm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, AZTAX được nhiều khách hàng lựa chọn. Với hiệu quả dịch vụ và chi phí phải chăng, AZTAX tự tin là lựa chọn hợp lý nhất.

Mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hay cần tư vấn đăng ký nhãn hiệu. Quý khách hàng vui lòng liên hệ AZTAX theo thông tin sau để được chuyên viên hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon