}

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Những công việc bắt buộc phải thực hiện

Công ty mới thành lập cần làm những gì? là câu hỏi được các nhiều nhà khởi nghiệp thắc mắc sau khi đã hoàn thành thủ tục thành lập công ty. Trong thực tế sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có vô số công việc mà doanh nghiệp cần phải làm. Trong bài viết dưới đây của AZTAX sẽ giới thiệu 14 công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty. Cùng chúng tôi theo dõi để biết thêm công ty mơi thành lập cần làm những gì nhé!

1. Đăng công bố thành lập doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bước đầu tiên chủ sở hữu công ty hoặc doanh nghiệp cần làm là đăng công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Nội dung công bố phải thể hiện đúng những thông tin đã ghi trong giấy đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đăng công bố thành lập doanh nghiệp
Đăng công bố thành lập doanh nghiệp

Có hai phương thức để đăng công bố thông tin doanh nghiệp:

  1. Nộp trực tiếp tại sở kế hoạch và Đầu tư của Tỉnh / Thành phố:
  • Doanh nghiệp gửi giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và thanh toán phí theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.
  • Doanh nghiệp cần lưu giữ giấy biên nhận và biên lai thu phí để làm bằng chứng việc đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  • Phòng đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  1. Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:
  • Doanh nghiệp truy cập vào trang web Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: www.dangkykinhdoanh.gov.vn; chọn mục “Dịch vụ công“; chọn “Báo cáo điện tử“; chọn “Tạo báo cáo“.
  • Tìm kiếm thông tin doanh nghiệp cần đăng công bố, lựa chọn thông tin cần đăng và ngày đăng công bố.
  • Xác nhận và thanh toán phí theo quy định. Sau khi thanh toán được thực hiện thành công, nội dung công bố của doanh nghiệp sẽ được đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Lưu ý: Doanh nghiệp cần giữ phiếu xác nhận thanh toán để làm bằng chứng việc đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

2. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Việc nộp hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ khai thuế ban đầu là bước quan trọng đối với các doanh nghiệp mới thành lập công ty.

Hồ sơ cụ thể bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng.
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán.
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
  • Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp trực tuyến).
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.

Hồ sơ này cần được nộp tại Chi cục Thuế tại địa điểm trụ sở chính của công ty.

Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp, AZTAX đã thu thập 4 điều cần lưu ý khi làm hồ sơ khai thuế ban đầu, bao gồm những điểm sau đây:

Về hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Tờ khai lệ phí môn bài được xem là yếu tố quan trọng nhất, và doanh nghiệp cần ưu tiên xử lý nó trước. Các phần còn lại của hồ sơ có thể được hoàn thiện sau, tuỳ thuộc vào yêu cầu của Chi cục Thuế.

Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài

Thuế môn bài là một loại thuế trực thu cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Đối với công ty mới thành lập, thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau của năm phát sinh thông tin thay đổi.

Mức thuế môn bài phải nộp

Công ty mới thành lập được miễn thuế môn bài trong năm đầu hoạt động theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Việc nộp tờ khai lệ phí môn bài, công ty chỉ cần thực hiện 1 lần khi mới thành lập, các năm sau không cần nộp hoặc khi nào có thay đổi về vốn thì nộp. Trường hợp nếu doanh nghiệp mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho chi nhánh, địa điểm kinh doanh đó.

Doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên mới thành lập nhưng vẫn phải làm tờ khai thuế môn bài theo đúng quy định.

Từ năm thứ 2 trở đi, mức phí môn bài doanh nghiệp phải đóng như sau:

VỐN ĐIỀU LỆ LỆ PHÍ MÔN BÀI PHẢI ĐÓNG
Vốn điều lệ hay vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng / năm
Vốn điều lệ hay vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng / năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh … 1.000.000 đồng / năm

 Mức phạt khi nộp trễ thời gian thuế môn bài

Quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp thuế môn bài được nêu rõ tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thời gian chậm nộp tờ khai thuế Mức phạt nộp chậm nộp tờ khai thuế
01 – 05 ngày Phạt cảnh cáo
01 – 10 ngày 400.000 – 1.000.000 VND
10 – 20 ngày 800.000 – 2.000.000 VND
20 – 30 ngày 1.200.000 – 3.000.000 VND
30 – 40 ngày 1.600.000 – 4.000.000 VND
40 – 90 ngày 2.000.000 – 5.000.000 VND

3. Mở tài khoản ngân hàng công ty

Mở tài khoản ngân hàng công ty
Mở tài khoản ngân hàng công ty

Sau thành lập công ty cần phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng, đối tác. Doanh nghiệp có thể mở tài khoản công ty tại một số ngân hàng như ACB Bank, VIB Bank, Techcombank,… Theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, từ 01/05/2021, công ty mới thành lập khi mở tài khoản ngân hàng thì không phải đăng ký với cơ quan Thuế như trước đây.

Nếu thanh toán hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, công ty cần phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản để được khấu trừ thuế giá trịn gia tăng đầu vào. Vì vậy, việc mở tài khoản ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi công ty.

4. Mua chữ ký số

Mua chữ ký số
Mua chữ ký số

Chữ ký số là chữ ký của công ty dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thủ tục, giao dịch qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, Bảo hiểm xã hội cho người lao động,… thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Công ty mới thành lập có thể mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: VIETTEL, FPT, BKAV, CK, NACENCOMM, NEWTEL, SAFE-CA, VINA,… Đây là các nhà cung cấp được phép cung cấp chữ ký số cho công ty theo quy định của pháp luật. Mức giá trung bình cho chữ ký số như sau:

Thời hạn Mức giá
1 năm 1.350.000 VND
2 năm 1.900.000 VND
3 năm 2.100.000 VND

5. Treo bảng hiệu công ty

treo bang hieu cong ty là công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2018
Treo bảng hiệu công ty

Theo quy định, việc treo bảng hiệu công ty là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp mới thành lập. Chiếu theo nội dung tại Khoản 4, Điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Nếu không treo bảng hiệu tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện thì doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 10 – 15 triệu đồng như quy định tại Khoản 2, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Trường hợp nặng hơn, doanh nghiệp có thể bị khóa mã số thuế. Bên cạnh đó, đối với các công ty kinh doanh có điều kiện phải thực hiện treo biển hiệu mới được thực hiện hồ sơ đề nghị sử dụng hoá đơn điện tử lần đầu (theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

6. Khắc con dấu công ty

Khắc con dấu công ty
Khắc con dấu công ty

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần làm con dấu. Ngày nay, doanh nghiệp không cần phải đăng ký mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền như trước đây. Bây giờ, công ty có hoàn toàn có quyền tự mình thực hiện việc này hoặc thuê một đơn vị khắc dấu để làm con dấu. Số lượng tùy thuộc vào công ty.

Về hình thức, con dấu mỗi doanh nghiệp cần phải thống nhất về hình dạng, nội dung và kích thước (có thể là hình tròn, hình đa giác hoặc có hình dạng khác). Tuy nhiên, nội dung của con dấu phải bao gồm hai thông tin quan trọng đó là tên doanh nghiệp và mã số thuế của doanh nghiệp.

Lưu ý:

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về thông báo mẫu dấu tới Sở Kế hoạch và Đầu tư trước khi doanh nghiệp sử dụng con dấu đã bị bãi bỏ.

Ngoài ra, không sử dụng các hình ảnh hoặc ngôn ngữ sau trong con dấu:

  • Quốc kỳ, quốc huy, hoặc đăng ký nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
  • Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Từ ngữ, ký hiệu, và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
  • Doanh nghiệp cần đảm bảo tính hợp pháp của mẫu con dấu mình sử dụng.

7. Lựa chọn phương thức khai thuế GTGT + TNCN

Lựa chọn phương thức khai thuế gtgt + tncn
Lựa chọn phương thức khai thuế gtgt + tncn

Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT):

  • Có hai phương pháp để kê khai thuế GTGT: khấu trừtrực tiếp.
  • Có hai kỳ kê khai thuế GTGT: theo tháng và theo quý.

Lưu ý:

  • Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, việc kê khai thuế GTGT sẽ theo quý. Hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý là vào ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo.
  • Sau khi hoạt động kinh doanh đủ 12 tháng, từ năm dương lịch liền kề sau năm đó, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức doanh thu của năm dương lịch trước đó (đủ 12 tháng) để quyết định kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý.

Ví dụ:

  • Công ty AZTAX bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 5/2021. Do đó, trong năm 2021 và 2022, công ty AAZTAX sẽ kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
  • Năm 2022 chỉ hoạt động 7 tháng, không đủ 12 tháng để xác định. Do đó, AZTAX sẽ căn cứ vào doanh thu của năm 2023 (đủ 12 tháng) để quyết định xem năm 2024 có kê khai thuế theo tháng hay theo quý.

Kê khai thuế TNCN:

  • Có hai kỳ kê khai thuế TNCN: kê khai theo tháng và theo quý.

Lưu ý:

  • Nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý, thì kê khai thuế TNCN cũng sẽ theo quý.
  • Nếu trong quý không có phát sinh việc trả lương cho bất kỳ nhân viên nào, thì không cần nộp tờ khai thuế TNCN cho quý đó.
  • Tuy nhiên, nếu trong quý có phát sinh việc trả lương, thì phải nộp tờ khai thuế TNCN cho quý đó, ngay cả khi số thuế TNCN phải nộp là 0.

8. Thanh toán tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý

Thanh toán tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý
Thanh toán tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý

Về việc nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), không cần phải điền Tờ khai. Hàng quý, doanh nghiệp sẽ dựa trên kết quả sản xuất và kinh doanh của mình. Nếu có lãi, doanh nghiệp sẽ thực hiện tính toán thuế TNDN tạm thời và sau đó nộp số tiền tương ứng.

Thời hạn cuối cùng để nộp tiền thuế TNDN tạm thời của quý là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Ví dụ: Công ty AZTAX được thành lập vào ngày 15/4/2022 (nghĩa là quý 2/2022). Nếu doanh nghiệp có lãi, thì hạn cuối cùng để nộp tiền thuế TNDN tạm thời cho quý 2/2022 là ngày 31/7/2022 (ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý 3/2022).

Lưu ý: Tổng số tiền thuế TNDN đã tạm nộp trong 03 quý đầu năm không được ít hơn 75% số tiền thuế TNDN cần nộp dựa trên quyết toán thuế của cả năm.

9. Phát hành hóa đơn điện tử

Phát hành hóa đơn điện tử
Phát hành hóa đơn điện tử

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC từ ngày 01/07/2022 doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ theo. Hiện nay, một số nhà cung cấp hoá đơn điện tử như Easyinvoice, SInvoice Viettel, Mobiphone Invoice, VNPT Invoice, FPT eINVOICE, Misa, BKAV,…

Bảng giá trung bình phát hành hoá đơn điện tử của một số nhà cung cấp được AZTAX tổng hợp như sau:

Nhà cung cấp hóa đơn điện tử Chi phí

(Chưa bao gồm phí khởi tạo lần đầu)

Easyinvoice Từ 325.000 VND
SInvoice Viettel Từ 143.000 VND
Mobiphone Invoice Từ 270.000 VND

Sau đó, doanh nghiệp tiến hành thông báo mẫu hoá đơn điện tử trên nền tảng HTKK – Hỗ Trợ Khai Thuế. Doanh nghiệp thực hiện 3 bước dưới đây để phát hành hóa đơn điện tử lần đầu sau khi thành lập công ty doanh nghiệp qua mạng:

  • Bước 1: Lập thông báo phát hành hóa đơn trên HTKK.
  • Bước 2: Đăng ký nộp thông báo phát hành hóa đơn đã lập.
  • Bước 3: Nộp mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn và thông báo phát hành bằng bản word qua mạng.

Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử (có chữ ký và dấu của người đại diện pháp luật doanh nghiệp).
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Mẫu hóa đơn điện tử.

Lưu ý

  • Hóa đơn điện tử sẽ được sử dụng sau 02 ngày kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn.
  • Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần có:
    • Chữ ký số.
    • Phần mềm HTKK để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử và xuất file XML.
    • Quyết định sử dụng hóa đơn và mẫu hóa đơn gốc (scan) đính kèm trong file Word để nộp qua mạng.

10. Bổ sung đầy đủ giấy phép chứng chỉ

giay phep con
Bổ sung giấy phép con

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm thủ tục gì khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện? Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp mới thành lập cần xin cấp các giấy phép con phù hợp với điều kiện đặc thù của ngành nghề theo đúng quy định tại Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14. Căn cứ theo nội dung tại Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14, giấy phép con sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp theo các hình thức sau:

11. Góp vốn điều lệ thành lập đúng thời hạn

von dieu le cong ty
Công ty mới thành lập cần làm những gì để huy động vốn điều lệ công ty

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, trong vòng 90 ngày, doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết góp. Việc này cần được thực hiện đúng hạn để tránh trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh vốn giảm vốn điều lệ gây mất nhiều thời gian.

12. Lựa chọn chế độ kế toán

Lựa chọn chế độ kế toán
Lựa chọn chế độ kế toán

Để lựa chọn chế độ kế toán phù hợp, bạn cần xác định quy mô của doanh nghiệp của mình nhằm tạo ra một hệ thống hạch toán sổ sách kế toán chính xác. Các lựa chọn chế độ kế toán phổ biến như sau:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC (Nhưng thường thì chọn Thông tư 133).
  • Doanh nghiệp lớn chỉ được sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Trong trường hợp bạn muốn thay đổi chế độ kế toán, ví dụ từ chế độ kế toán theo Thông tư 133 sang chế độ kế toán theo Thông tư 200, bạn cần thông báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

13. Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ

Lựa chọn phương pháp khấu hao cho tài sản cố định
Lựa chọn phương pháp khấu hao cho tài sản cố định

Nếu doanh nghiệp có tài sản cố định, bạn cần đăng ký phương pháp trích khấu hao cho các tài sản này. Doanh nghiệp có quyền tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư và cần thông báo cho cơ quan thuế trước khi bắt đầu thực hiện. Hiện nay, có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ:

  • Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng (thường là lựa chọn phổ biến nhất).
  • Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
  • Phương pháp trích khấu hao theo số lượng hoặc khối lượng sản phẩm.

14. Đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động

tham gia bhxh cho nguoi lao dong
Công ty mới thành lập cần làm những gì để tham gia BHXH cho người lao động

Doanh nghiệp mới thành lập có trách nhiệm đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc. Doanh nghiệp phải làm hồ sơ đóng tiền BHXH cho người lao động có ký hợp đồng với doanh nghiệp và có thời hạn hợp đồng từ 1 tháng trở lên, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy đinh tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bao gồm:

  • Mẫu TK3-TS và mẫu D02-LT
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của công ty
  • Hợp đồng lao động công ty – nhân viên
  • Mẫu TK1-TS do người lao động khai

Lưu ý 

  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Nếu doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ nhân viên, sẽ bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tổng số phạt không vượt quá 75 triệu đồng.
  • Nếu doanh nghiệp cố tình trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, có thể bị phạt từ 50 đến 70 triệu đồng.

15. Nộp Kinh phí công đoàn cho liên đoàn lao động

Nộp kinh phí công đoàn cho liên đoàn lao động
Nộp kinh phí công đoàn cho liên đoàn lao động

Sau khi hoàn thành thủ tục tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) và nộp đúng số tiền BHXH, các bạn cần liên hệ với Liên đoàn lao động của Quận (huyện) nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để thực hiện việc nộp Kinh phí công đoàn.

Câu hỏi “Công ty mới thành lập cần làm những gì?” đã được AZTAX giải đáp trong nội dung bài viết trên. Chủ doanh nghiệp nên cập nhật thêm nhiều thông tin về các thủ tục cần làm sau thành lập để có thể hoàn thiện quá trình thành lập công ty. Nếu doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên, liên lạc ngay để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến

Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty mới nhất 2024

3/5 - (2 bình chọn)
3/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon