Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: Quyền lợi cơ bản được đảm bảo

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những chính sách an sinh hữu ích cơ bản dành cho người lao động. Bằng một cách nào đó thì người lao động chúng ta vẫn luôn muốn phớt lờ đi những quyền lợi bảo hiểm xã hội mang lại, xem như một mối phiền bám vào đồng lương, mặc dù chúng giải quyết được những tình huống xảy ra không thể đoán được trong tương lai. Bài viết sau AZTAX sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ về chế độ bảo hiểm bắt buộc của Việt Nam. Những ai sẽ đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm này? Hãy đọc vì quyền lợi của bạn.

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (theo Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). 

Xem thêm: doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về mức đóng bảo hiểm xã hội 2021

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc – Điều kiện hưởng

2.1 Chế độ ốm đau – Cứ ốm đau là được hưởng hay sao?

Cứ ốm đau là được hưởng hay sao? - Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cứ ốm đau là được hưởng hay sao? – Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định điều kiện người lao động hưởng chế độ ốm đau như sau:

– Trường hợp 1: Bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động phải nghỉ việc) và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

– Trường hợp 2: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quyền định của Bộ Y tế;

*Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự mình gây ra như say xỉn, sử dụng chất ma túy, chất kích thích theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2.2 Chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì? -Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều kiện hưởng chế độ thai sản là gì? -Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định điều kiện người lao động hưởng chế độ thai sản như sau:

– Lao động nữ đang mang thai;

– Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ, Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi. Những người này phải đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội cho vợ sinh con.

2.3 Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? - Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? – Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định điều kiện người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

– Bị tai nạn ngay tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

– Nếu bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc thì phải đang thực hiện công việc của doanh nghiệp;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn từ 2 trường hợp bên trên.

Theo Điều 44 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định điều kiện người lao động hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:

– Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Các bệnh này phải thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

2.4 Chế độ hưu trí

Điều kiện hưởng chế độ hưu trí là gì? - Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều kiện hưởng chế độ hưu trí là gì? – Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định điều kiện người lao động hưởng chế độ hưu trí (trong trường hợp đã đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội) như sau:

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi với ngành nghề bình thường

– Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi với đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành; hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên;

– Người lao động với đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò

– Người nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

*Lưu ý: Quy định về độ tuổi nghỉ hưu trên áp dụng đối với người lao động về hưu trước năm 2021. Trường hợp người lao động nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi, vui lòng xem chi tiết về điều kiện độ tuổi tại đây: Điều kiện hưởng lương hưu từ 1/1/2021

2.5 Chế độ tử tuất

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho chế độ tử tuất là gì?
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho chế độ tử tuất là gì?

2.5.1 Trợ cấp mai táng

Người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng cho người mất thuộc các trường hợp sau:

– Người lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm xã hội;

– Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị;

– Người đã nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đang hưởng lương hưu, trợ cấp.

Thân nhân của người mất được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này mất.

(theo Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định)

2.5.2 Trợ cấp tuất

2.5.2.1 Trợ cấp tuất hàng tháng

Thân nhân người mất sẽ được nhận trợ cấp tuất hằng tháng, nếu người mất thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

– Đang hưởng lương hưu;

– Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Đang hưởng trợ cấp tai nạn lap động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Những thân nhân được hưởng trợ cấp hằng tháng, nếu:

a) Trường hợp con cái, nếu là:

Người chưa đủ 18 tuổi; người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; hoặc sinh ra khi bố chết mà người mẹ đang mang thai.

b) Trường hợp khác:

Những người này phải không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở, bao gồm:

– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, cùng các thành viên gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình (nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên; nam dưới 60, nữ dưới 55 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên);

(theo Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định)

2.5.2.2 Trợ cấp tuất một lần

Những người thuộc một trong các trường hợp sau được hưởng trợ cấp một lần:

– Chết không thuộc các trường hợp đã nói ở mục 5.1;

– Chết thuộc một trong các trường hợp đã nói ở mục 5.1 nhưng không có thân nhân để hưởng tiền tuất hàng tháng đã nói ở mục 2.5.2.1;

– Thân nhân thuộc diện trợ cấp tuất hàng tháng đã nói ở mục 5.2.1 có nguyện vọng được nhận trợ cấp một lần, ngoại trừ nếu là con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

* Lưu ý: nếu người lao động chết không có thân nhân theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thì trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

(theo Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định)

3. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn đăng ký chế bảo hiểm xã hội bắt buộc

AZTAX luôn cố gắng cảm nhận những thắc mắc của khách hàng. Chúng tôi tự hào là công ty luôn cập nhật nhanh nhất những tin tức về Dịch vụ bảo hiểm xã hội tại tphcm. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. 

Kết luận

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng, cũng như về các chế độ bảo hiểm khác nói chung, luôn tạo cho người lao động những khó khăn trong cách hiểu và tiếp cận. Vì thế, trong bài viết này, AZTAX đã tóm gọn nội dung trong việc ai sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội bắt buộc, điều kiện để được hưởng ra làm sao. Nếu có thêm thắc mắc gì thêm, xin liên hệ ngay đến hotline bên dưới để nhân viên tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon