20+ Câu hỏi liên quan thành lập doanh nghiệp thường gặp

cau hoi ve thanh lap doanh nghiep

Những câu hỏi về thành lập doanh nghiệp thường gặp là gì? Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở đâu? Những thủ tục doanh nghiệp cần làm sau thành lập? Cùng AZTAX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

1. Những câu hỏi về thành lập doanh nghiệp

Điều kiện và thủ tục thành lập là những câu hỏi hay về công ty và doanh nghiệp mà AZTAX đã tổng hợp trong quá trình tư vấn thành lập doanh nghiệp cho khách hàng và đã đưa chúng vào phần nội dung câu hỏi về điều kiện thành lập doanh nghiệp và câu hỏi về thủ tục thành lập doanh nghiệpnày dưới đây!

Câu hỏi về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Câu hỏi về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp

1.1. Ai có quyền thành lập công ty?

Chiếu theo quy định trong Luật Doanh nghiệp (2020) thì mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền được thành lập doanh nghiệp trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp (2020). Cụ thể:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

1.2 Cần cung cấp những thông tin gì khi đăng ký thành lập công ty?

Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

1.3 Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?

Chiếu theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, chủ doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Phòng Đăng ký kinh doanh ở nơi đặt trụ sở chính.

1.4 Thành lập công ty có cần hộ khẩu thường trú hay không?

Người thành lập công ty không cần có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi muốn thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể thành lập công ty ở bất kỳ tỉnh thành nào phù hợp với điều kiện kinh doanh của bản thân.

1.5 Thành lập công ty mất mấy ngày?

Thời gian thành lập công ty thường khoảng 3 – 5 ngày để xin giấy phép thành lập và giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế Hoạch và Đầu tư.

1.6 Có thể đăng ký chung cư làm trụ sở công ty hay không?

Pháp luật quy định căn hộ không có chức năng làm văn phòng, nhà riêng lẻ xây dựng không phải trên đất thổ cư thì không được dùng làm trụ sở công ty. Trường hợp doanh nghiệp thuê chung cư làm văn phòng nên kiểm tra tính hợp pháp của căn hộ trước khi thuê.

1.7 Nên thành lập doanh nghiệp hình thức gì?

Tuỳ thuộc vào tình hình điều kiện và mục đích kinh doanh mà chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp. Hiện tại, tại Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 01 thành viên, công ty TNHH 02 thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp là gì

2. Những câu hỏi hay về công ty liên quan đến người đại diện doanh nghiệp

Những vấn đề về người đại diện doanh nghiệp cũng nằm trong quá trình thành lập nên một doanh nghiệp. AZTAX đã tổng hợp những vấn đề này trong phần nội dung dưới đây!

Bộ câu hỏi về thành lập doanh nghiệp liên quan đến người đại diện doanh nghiệp
Bộ các câu hỏi về doanh nghiệp liên quan đến người đại diện doanh nghiệp

2.1 Một người có thể đứng đại diện cùng lúc nhiều công ty không?

Nội dung quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp (2020) về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Theo đó, pháp luật không cấm một người làm đại diện theo pháp luật của nhiều công ty.

2.2 Công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật được không?

Pháp luật không cấm việc một người có thể đại diện theo pháp luật cho 2 doanh nghiệp mà chỉ quy định doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Do đó, chủ doanh nghiệp có thể làm đại diện theo pháp luật cho cả nhiều công ty.

2.3 Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp (2020) quy định những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

Như vậy, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, chủ thể này chỉ được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

2.4 Độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp

Độ tuổi được phép thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp được nêu tại Điểm đ Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp (2020). Cụ thể:

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Kết luận, người từ đủ mười tám tuổi trở lên thì được phép tham gia góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp.

3. Nhóm câu hỏi về vốn thành lập doanh nghiệp

Nguồn lực tài chính là nhân tố quan trọng quyết định quy mô cũng như các chiến lược kinh doanh. Những câu hỏi hay về công ty cũng như nguồn vốn thành lập công ty thường gặp sẽ được AZTAX tổng hợp ở phần nội dung này!

Câu hỏi về thành lập doanh nghiệp liên quan đến vốn
Câu hỏi về doanh nghiệp nhà nước và tư nhân về thành lập doanh nghiệp liên quan đến vốn

3.1 Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?

Mức vốn điều lệ thành lập phụ thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi chủ doanh nghiệp và ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định thì mức vốn thành lập tối thiểu phải bằng với vốn pháp định và không giới hạn số vốn tối đa.

3.2 Có phải chứng minh việc góp vốn sau khi thành lập công ty không?

Luật Doanh nghiệp hiện nay đã bỏ việc chứng minh vốn góp khi thành lập công ty.

3.3 Có được tăng vốn điều lệ trong quá trình hoạt động không?

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (2020) quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Căn cứ theo Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (2020) quy định về việc góp vốn điều lệ như sau:

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Như vậy sau khi đăng ký vốn điều lệ, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể góp thêm vốn điều lệ tùy theo nhu cầu.

4. Nhóm câu hỏi về tên doanh nghiệp

Cách đọc tên công ty phải được đặt theo các quy chuẩn của luật pháp Việt Nam. AZTAX đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi chủ doanh nghiệp đặt tên.

ten doanh nghiep
Câu hỏi về tên doanh nghiệp

4.1 Tên công ty phải đặt như thế nào?

Tên công ty phải chứa 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tên doanh nghiệp được viết bằng Tiếng Việt hoặc ghép kèm các từ tiếng Anh theo hệ chữ La-tinh, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được.

4.2 Có được đặt tên công ty trùng tên với công ty khác không?

Tên công ty không được gây nhầm lẫn hoặc trùng với các công ty khác. Không sử dụng các từ ngữ vi phạm chuẩn mực về văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

4.3 Tra cứu tên công ty ở đâu?

Doanh nghiệp có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” để tra cứu tên công ty và tránh tình trạng bị trùng hoặc gây nhầm lẫn khi đặt tên.

5. Nhóm câu hỏi về ngành nghề kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn một ngành nghề phù hợp với mục đích kinh doanh của tổ chức. Vậy khi chọn ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp thường có những câu hỏi hay về công ty nào?

nganh nghe kinh doanh
Câu hỏi về ngành nghề kinh doanh

5.1 Xác định ngành nghề kinh doanh cho công ty như thế nào?

Chủ doanh nghiệp được quyền lựa chọn loại ngành nghề kinh doanh phù hợp trừ các ngành bị pháp luật cấm kinh doanh.

5.2 Đăng ký được nhiều ngành nghề được không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định giới hạn số lượng ngành nghề mà Doanh nghiệp được đăng ký. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo các quy định hoạt động của mỗi ngành nghề theo đúng pháp luật.

5.3 Được chọn mấy mã ngành làm ngành, nghề kinh doanh chính?

Doanh nghiệp buộc phải đăng ký một ngành nghề chính khi tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

Việc đăng ký ngành nghề thứ hai hiện chưa được quy định trong các văn bản luật. Hiện tại, hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp chỉ hỗ trợ đăng ký 01 ngành kinh doanh chính.

5.4 Bảng ngành nghề có thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không?

Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không thể hiện bảng ngành nghề kinh doanh mà chỉ thể hiện các thông tin sau:

  • Tên và mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính;
  • Vốn điều lệ;
  • Thông tin cá nhân của người đại diện pháp luật.

5.5 Lấy mã ngành ở đâu, khi ngành nghề kinh doanh không có mã?

Trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được ghi theo như quy định của các văn bản pháp luật đó.

Xem thêm: Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp là gì?

Xem thêm: Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới là gì?

6. Nhóm câu hỏi về sau thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn thiện các thủ tục về thành lập, chủ doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động khác trong quá giai đoạn mới hoạt động. Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc về sau thành lập doanh nghiệp.

sau thanh lap doanh nghiep
Câu hỏi về sau thành lập doanh nghiệp

6.1 Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần làm những thủ tục gì?

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục dưới đây:

  • Thực hiện hồ sơ kê khai thuế ban đầu;
  • Treo bảng hiệu;
  • Mở tài khoản ngân sách công ty và thông báo STK ngân hàng;
  • Mua chữ ký số điện tử;
  • Làm thủ tục phát hành hóa đơn;
  • Một số thủ tục khác.

6.2 Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?

Sau thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ phải kê khai thuế và nộp các khoản thuế theo như quy định. Cụ thể:

6.3 Có phải làm thủ tục thông báo mẫu con dấu hay không?

Doanh nghiệp sẽ không cần thông báo mẫu con dấu, từ ngày 01/01/2021 theo quy định tại Luật Doanh nghiệp (2020).

6.4 Công ty chưa có doanh thu có phải kê khai và nộp thuế hay không?

Đối với thuế môn bài: doanh nghiệp có phát sinh doanh thu hay không thì vẫn phải đóng thuế môn bài. Trong vòng 30 ngày, tính từ lúc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần làm tờ khai thuế và nộp cho cơ quan Thuế.

Đối với thuế giá trị gia tăng: doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chưa hoặc không có phát sinh hoạt động mua bán vẫn phải báo cáo thuế. Doanh nghiệp mới chỉ không phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT khi thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc công ty chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Chiếu theo quy định tại Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp dù không phát sinh doanh thu vẫn phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm.

6.5 Vốn điều lệ để ít thì đóng thuế môn bài là bao nhiêu?

Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp:

  • Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Công ty có vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ đồng : 2.000.000 đồng/năm;
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

6.6 Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn tiền thuế môn bài không?

Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 51 Thông tư 81/2021/TT-BTC quy định đối tượng được miễn lệ phí bài môn trong năm 2022 gồm:

  • Doanh nghiệp thành lập mới (mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
  • Nhóm cá nhân, hộ gia đình, cá nhân lần đầu ra hoạt động kinh doanh.

Trên đây là tổng hợp những hỏi đáp doanh nghiệp về câu hỏi hay về doanh nghiệp và câu hỏi về thành lập doanh nghiệp thường gặp. Nếu các bạn có gì thắc mắc về các câu hỏi về doanh nghiệp hay câu hỏi về điều kiện thành lập doanh nghiệp Kết nối với AZTAX ngay để được thư tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí hỏi đáp doanh nghiệp 100%.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Xem thêm :Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon