Cách kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cho starup

cach-keu-goi-von-dau-tu-nuoc-ngoai-thanh-cong-100

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng toàn cầu hóa, cách kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, thành công trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư quốc tế không phải là điều dễ dàng. AZTAX thông qua bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những bước quan trọng để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả và thành công đạt 100%.

1. Kêu gọi vốn đầu tư là gì?

keu-goi-von-dau-tu-la-gi
Kêu gọi vốn đầu tư là gì?

Thu hút vốn đầu tư là quá trình bạn trình bày ý tưởng kinh doanh cho các nhà đầu tư, thuyết phục họ về tính khả thi và lợi ích của dự án. Khi họ đồng ý đầu tư, dự án của bạn có cơ hội được triển khai và hoạt động trên thị trường.

Vốn là yếu tố quyết định giúp thực hiện dự án một cách hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và sự phát triển của các ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Do đó, kêu gọi vốn đầu tư là một trong những vấn đề nóng được quan tâm, cung cấp cơ hội cho các startup và doanh nghiệp thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

2. Khi nào nên kêu gọi vốn đầu tư?

Tuy kêu gọi vốn đầu tư là một phần không thể thiếu trong phát triển doanh nghiệp, nhưng không phải mọi nỗ lực đều đạt được thành công. Cá nhân và doanh nghiệp cần nhận thức rằng việc thu hút vốn đòi hỏi không chỉ sự cố gắng mà còn kỹ năng thuyết phục, và sự hiểu biết về thị trường từ phía các nhà đầu tư, những người có kinh nghiệm và tư duy sắc bén.

khi-nao-nen-keu-goi-von-dau-tu
Khi nào nên kêu gọi vốn đầu tư?

Việc bạn xác định sai thời điểm kêu gọi hoặc đưa ra một chiến lược kinh doanh kém khả thi sẽ không mang lại kết quả rót vốn của các nhà đầu tư. Làm sao để gọi vốn đầu tư hiệu quả và thành công bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

2.1 Kêu gọi vốn đầu tư khi cần thiết và đã có sự chuẩn bị

Mọi hoạt động kinh doanh đều đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi kêu gọi vốn đầu tư. Việc tổ chức và cung cấp thông tin chi tiết về tiến trình thực hiện dự án, số liệu về doanh thu và lợi nhuận là cơ sở quan trọng để thuyết phục các nhà đầu tư.

Ngoài ra, việc đảm bảo tính thực thi và phản ánh xu hướng thời đại cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kêu gọi vốn.

Đồng thời, bạn cần thể hiện rõ sơ đồ phát triển và tiềm năng sinh lợi từ việc đầu tư của họ.

2.2 Gọi vốn đầu tư khi nguồn vốn đó giúp doanh nghiệp của bạn phát triển

Cách gọi vốn đầu tư ra sao để nhằm thực thi mục đích chính là phát triển dự án kinh doanh và sản phẩm mới của doanh nghiệp. Bạn cần chắc chắn rằng nguồn vốn từ các nhà đầu tư sẽ giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn. Nếu dự án bạn đưa ra đã thấy rằng chúng không khả thi, không tạo được điểm nổi bật ấn tượng và sản phẩm của bạn không có sự đổi mới sáng tạo nhằm thu hút thị hiếu tiêu dùng thì có lẽ đó chưa phải lúc bạn kêu gọi đầu tư.

Đối với doanh nghiệp ở giai đoạn khởi nghiệp, kế hoạch gọi vốn đầu tư thường liên quan đến việc sử dụng số tiền để mua thiết bị mới, triển khai dự án, nâng cấp hoặc mở rộng nhà xưởng.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp mới thành lập công ty, quá trình kêu gọi vốn thường diễn ra qua các giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Tập trung vào việc xây dựng sản phẩm và tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Giai đoạn 2: Đảm bảo nguồn vốn đủ để mở rộng thị trường.
  • Giai đoạn 3: Gọi vốn để thúc đẩy sự phát triển khi các mục tiêu ban đầu đã đạt được.

Xem thêm: Thời hạn góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Xem thêm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có phải thực hiện kiểm toán không

3. Hình thức kêu gọi vốn đầu tư phổ biến

5-hinh-thuc-keu-goi-von-dau-tu-pho-bien
5 hình thức kêu gọi vốn đầu tư phổ biến

Có đa dạng hình thức và kênh kêu gọi vốn đầu tư cho các startup, phụ thuộc vào sự phát triển, nhu cầu và mục tiêu cụ thể của Các công ty hoặc dự án thương mại. Một số phương pháp thường được sử dụng bao gồm:

  • Vốn tự thân (Bootstrapping)

Cách đơn giản và phổ biến nhất để kêu gọi vốn đầu tư cho startup là sử dụng nguồn vốn từ bản thân, gia đình, bạn bè hoặc người thân để khởi đầu và duy trì hoạt động kinh doanh. Hình thức này có ưu điểm là không phải chịu sự can thiệp hay ràng buộc từ bên ngoài, nhưng có một nhược điểm là nguồn vốn có giới hạn và khó mở rộng.

  • Vốn thiên thần (Angel investment)

Là nguồn vốn từ các cá nhân giàu có, có kinh nghiệm và quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Thường đầu tư vào các startup ở giai đoạn sớm, khi chưa có doanh thu hoặc lợi nhuận ổn định. Nhà đầu tư thiên thần cung cấp không chỉ vốn mà còn hỗ trợ kỹ năng, mối quan hệ và tư vấn chiến lược. Tuy nhiên, việc này thường đòi hỏi chia sẻ quyền sở hữu và quyết định, cùng với sự giám sát và đánh giá từ phía nhà đầu tư.

  • Vốn mạo hiểm (Venture capital)

Là nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức chuyên nghiệp, hoạt động với quỹ lớn và chuyên đầu tư vào các startup tiềm năng. Thường chọn những doanh nghiệp ở giai đoạn trưởng thành, đã có doanh thu hoặc lợi nhuận ổn định, hoặc có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Mặc dù mang lại nguồn vốn lớn và hỗ trợ mở rộng thị trường cũng như chuẩn bị cho IPO, nhưng việc chia sẻ quyền sở hữu và quyết định lớn cùng với việc phải tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt từ quỹ vốn mạo hiểm là nhược điểm của hình thức này.

  • Vốn cộng đồng (Crowdfunding)

Là phương thức thu hút vốn đầu tư từ cộng đồng thông qua các nền tảng trực tuyến. Các doanh nghiệp giới thiệu dự án của mình trên các trang web này và kêu gọi sự đóng góp từ những người quan tâm. Các trang web phổ biến như Kickstarter.com, GoFundMe.com, TechMoola.com…

Người đóng góp có thể nhận được phần thưởng, sản phẩm, dịch vụ hoặc cổ phần tùy thuộc vào mức độ đóng góp của họ. Phương thức này có ưu điểm là tiếp cận được một lượng lớn người quan tâm và cung cấp thông tin phản hồi từ thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm là phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, rủi ro cao và khó kiểm soát chất lượng của dự án.

  • Thu hút đầu tư từ nước ngoài (Foreign investment)

Là quá trình thu hút vốn từ các cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài có quan tâm đến các startup tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có thể bao gồm các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia, quỹ đầu tư hoặc cá nhân có kinh nghiệm và tài chính mạnh. Mặc dù mang lại nguồn vốn lớn và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ và mối quan hệ mới, nhưng việc này đồng thời đặt ra yêu cầu phải tuân thủ các quy định và luật pháp của quốc gia nước ngoài, cũng như phải đối mặt với ảnh hưởng từ các yếu tố chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước đó.

Xem thêm: Người nước ngoài góp vốn vào công ty tnhh

Xem thêm: Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài

4. Bí quyết kêu gọi vốn đầu tư thành công

bi-quyet-keu-goi-von-dau-tu-thanh-cong
Bí quyết kêu gọi vốn đầu tư thành công

Để thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp của bạn, dưới đây là một số bí quyết quan trọng:

  • Lên kế hoạch kêu gọi vốn đòi hỏi sự chỉnh chu và chi tiết: Hãy tạo ra một kế hoạch kêu gọi vốn cụ thể và chi tiết, đảm bảo rằng bạn đã xem xét mọi khía cạnh của quá trình này. Từ việc xác định nguồn vốn cần thiết, cách sử dụng vốn đến việc định rõ phương thức chia sẻ cổ phần hoặc các điều kiện vay vốn.
  • Nắm bắt thông tin về các nhà đầu tư phù hợp: Tiến hành khảo sát và nghiên cứu về các nhà đầu tư hoặc tổ chức đầu tư mà bạn muốn tiếp cận. Hiểu rõ về sở thích, kinh nghiệm và mục tiêu đầu tư của họ để bạn có thể điều chỉnh thông điệp và phương pháp kêu gọi vốn một cách hiệu quả.
  • Sự tham gia của những chuyên gia: Đảm bảo rằng bạn có đội ngũ quản lý hoặc cố vấn có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và chứng minh khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn.
  • Luôn có kế hoạch dự trù cho trường hợp phát sinh: Trong kinh doanh sẽ không tránh khỏi những biến động không mong muốn trong quá trình kêu gọi vốn. Doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trù cho các tình huống như đàm phán không thành công, thay đổi chiến lược đầu tư hoặc tình huống khẩn cấp khác.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố quan trọng khác như phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhà đầu tư, thể hiện lòng đam mê và cam kết đối với dự án của bạn và xây dựng mối quan hệ lâu dài với những người đã đầu tư vào doanh nghiệp của bạn.

5. FAQ – Một số câu hỏi thường gặp

faq-mot-so-cau-hoi-thuong-gap
FAQ – Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Câu hỏi các Startup cần chuẩn bị khi tiến hành kêu gọi vốn?

Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết và đánh giá đúng về doanh nghiệp của bạn, trong quá trình kêu gọi vốn, các startup cần sẵn sàng trả lời các câu hỏi sau:

  • Ý tưởng kinh doanh của bạn là gì?
  • Khía cạnh tiềm năng phát triển của thị trường là gì?
  • Điều gì làm cho sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh?
  • Đội ngũ của bạn có kinh nghiệm và kỹ năng gì?
  • Bạn ước tính cần bao nhiêu vốn và dự định sử dụng vốn đó như thế nào?
  • Bạn có kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai là gì?

5.2. Ngân hàng hiện nay có những hình thức vay vốn phổ biến nào?

Các doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Hiện nay, ngân hàng có nhiều hình thức vay vốn phổ biến, bao gồm:

  • Khoản vay tín chấp :không yêu cầu tài sản đảm bảo.
  • Khoản vay thế chấp: có đảm bảo tài sản, thường có lãi suất thấp hơn khoản vay tín chấp.
  • Khoản vay ngắn hạn: có thời hạn trả nợ dưới 1 năm.
  • Khoản vay trung hạn: có thời hạn trả nợ từ 1 đến 5 năm.
  • Khoản vay dài hạn: có thời hạn trả nợ trên 5 năm.

5.3. Các quy định pháp lý cần tuân thủ khi kêu gọi vốn đầu tư?

Luật Doanh nghiệp 2020: Luật Doanh nghiệp quy định về các điều kiện thành lập doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp và các quy định về phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán khác.

Luật Đầu tư năm 2020: Luật Đầu tư quy định về các hình thức đầu tư, các ưu đãi đầu tư và các quy định về quản lý đầu tư.

Luật Chứng khoán năm 2019: Luật Chứng khoán quy định về thị trường chứng khoán, các loại chứng khoán và các quy định về giao dịch chứng khoán.

Thông qua bài viết trên ta có thể thấy cách kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ và cần sự chuyên nghiệp để đạt được mục tiêu thành công mong muốn. AZTAX hy vọng, qua bài viết trên các nhà quản trị đã có hướng đi đúng đắn và hiểu rõ hơn về các hình thức kêu gọi nguồn vốn để đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 0932.383.089. AZTAX luôn sẵn sàng cung cấp tư vấn chi tiết nhất để hỗ trợ bạn.

Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài mua lại 100 vốn góp

Xem thêm: Chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon