Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam như thế nào? Có những điều kiện gì cho đối tượng này khi thành lập doanh nghiệp hay không? Để thành lập công ty có người nước ngoài tại Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ gì? Kính mời quý bạn đọc cùng AZTAX tìm hiểu thêm về vấn đề này!
1. Cá nhân nước ngoài được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không?
Căn cứ Điều 22 Luật đầu tư 61/2020/QH14 quy định về việc cá nhân nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp.
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này.
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty tại Việt Nam. Nhưng doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Để thực hiện việc này, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập công ty.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập công ty
4. Các điều kiện để cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
4.1 Điều kiện về mặt chủ thể
Người nước ngoài được phép thành lập công ty tại Việt Nam khi:
- Đủ tuổi thành niên
- Đủ năng lực về hành vi dân sự
- Không bị truy cứu về hình sự
- Không đang chấp hành án phạt
- Quốc tịch thuộc thành viên WTO
4.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh không được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Ngày nay, có nhiều ngành nghề kinh doanh mà quy định hạn chế không cho phép người nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Ví dụ:
- Các doanh nghiệp do người nước ngoài thành lập sẽ không được phép kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (cung ứng lao động).
- Người nước ngoài không có quyền kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
4.3 Điều kiện về việc tiếp cận thị trường
Khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp phải tuân thủ điều kiện về việc tiếp cận thị trường và những cam kết theo quy định của 318/WTO/CK tương ứng với phạm vi hoạt động và dịch vụ kinh doanh của Việt Nam.
Nếu những ngành nghề đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì cần phải đáp ứng các điều kiện do luật đã định ra, bao gồm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức, hình thức đầu tư, và phạm vi hoạt động đầu tư, để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Ví dụ cụ thể:
Dịch vụ in bao bì thuộc ngành có quy định hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và hình thức đầu tư, cụ thể, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế này là không được vượt quá 51% và hình thức đầu tư phải là hình thức liên doanh.
Trong ngành nghề thi công, xây dựng công trình có quy định hạn chế về chủ thể, phạm vi hoạt động, cụ thể:
- Nhà đầu tư nước ngoài phải là pháp nhân của một quốc gia thành viên WTO hoặc thuộc quốc gia thành viên ASEAN.
- Phạm vi hoạt động: bao gồm việc thi công xây dựng nhà cao tầng, thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân sự, công tác hoàn thiện lắp đặt, công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng và các công việc thi công khác.
3. Hồ sơ mà cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị
Theo quy định của Nhà nước, để thực hiện tại Việt Nam, người nước ngoài thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ bao gồm:
- Bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân nước ngoài.
- Bản chứng minh tài chính của chủ đầu tư nước ngoài: đối tượng có thể lựa chọn chứng minh thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm do nhà đầu tư đứng tên với số tiền đầu tư tương ứng tại Việt Nam.
- Bản cam kết có nơi thực hiện dự án: Cá nhân nước ngoài cần cung cấp hợp đồng thuê nhà hoặc thuê văn phòng để tiến hành đăng ký trụ sở. Trong đó:
-
- Địa chỉ thuê đặt trụ sở chính công ty không được phép là nhà tập thể, chung cư (trừ chung cư có diện tích xây dựng phục vụ mục đích thương mại).
- Nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu bên cho thuê địa điểm cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuê của công ty cần yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có chức năng kinh doanh bất động sản), giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà cho thuê.
5. Quy trình thành lập công ty tại Việt Nam cho người nước ngoài
Có 2 cách mở doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
- Cách 1: Thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng
- Cách 2: Thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người nước ngoài trực tiếp từ ban đầu
Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần tuân theo các bước sau:
Bước 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi yêu cầu cấp xin ciấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài thành lập doanh nghiệp cần kê khai thông tin về dự án đầu tư trên hệ thống cổng thông tin quốc gia về đầu tư cho người nước ngoài.
Hồ sơ nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
- Đề xuất dự án đầu tư.
- Bản sao xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư.
- Đối với dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất (hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ, quyết định xây dựng hoặc tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án).
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư và yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày kể từ ngày đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thông báo những lỗi sai trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ để doanh nghiệp điều chỉnh.
Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ diễn ra tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư hoặc qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư xem xét tính hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân và các thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
6. Một số câu hỏi về thủ tục cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
6.1 Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam mất bao nhiêu thời gian?
Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, cá nhân nước ngoài sẽ mất từ 20 – 25 ngày làm việc để có thể hoàn thiện và duyệt hồ sơ đăng ký kinh doanh.
6.2 Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần bao nhiêu vốn?
Theo quy định Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có chủ đầu tư là người nước ngoài. Tuy nhiên, các cá nhân nước ngoài cũng cần chuẩn bị số vốn phù hợp với các dự án đầu tư tại Việt Nam.
6.3 Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam được cấp những loại giấy nào?
Các cá nhân nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cá nhân nước ngoài còn nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tổ chức thực hiện dự án.
6.4 Có bao nhiêu cách để cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?
Hiện nay, có 2 cách để các cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp theo quy định. Hai phương thức kể đến bao gồm:
- Chuyển nhượng vốn: Doanh nghiệp sẽ được thành lập 100% vốn của người Việt Nam. Sau khi thành lập, số vốn này sẽ được chuyển nhượng sang cho các cá nhân nước ngoài.
- Vốn 100% đầu tư từ nước ngoài: Để thực hiện theo phương thức này, các cá nhân nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư cho người nước ngoài. Sau đó, đối tượng sẽ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo các bước như quy định.
6.5 Có nên đứng tên thành lập công ty cho người nước ngoài?
Hành vi đứng tên hộ để thành lập doanh nghiệp cho người nước ngoiaf không được pháp luật cho phép và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 của Điều 24 của Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Như vậy AZTAX đã điểm lược qua một số vấn đề quân trong liên quan đến câu hỏi cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp được không? Hy vọng bài viết sẽ góp phần mang đến những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về vấn đề trên. AZTAX tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian thực hiện nhanh nhất.
Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp