Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ giúp nhà quản trị nắm được tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp. Một bộ báo cáo tình hình tài chính dành cho doanh nghiệp đầy đủ sẽ bao gồm những tài liệu gì? Hãy cùng AZTAX khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

1. Báo cáo tài chính doanh nghiệp

báo cáo tài chính doanh nghiệp
báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh tổng hợp các số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà quản trị thấy được một bức tranh tổng thể về nguồn lực tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Các báo cáo tài chính thường được lập theo quý, 6 tháng và năm. Theo chế độ tài chính hiện hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính được nhà quản lý tài chính lập ra và trình bày tuân thủ theo các quy định kế toán nhất định. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống báo cáo tài chính.

 Bạn muốn hiểu sâu hơn về báo cáo tài chính, hãy xem ngay đừng bỏ lỡ: Các loại báo cáo tài chính

2. Chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

báo cáo tài chính doanh nghiệp
báo cáo tài chính doanh nghiệp

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang được áp dụng theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp nhỏ:

  • Nông, lâm nghiệp và thủy sản: vốn dưới 20 tỷ, lao động từ 10 – 200 người
  • Công nghiệp và xây dựng : vốn dưới 20 tỷ, lao động từ 10 – 200 người
  • Thương mại và dịch vụ : vốn dưới 10 tỷ, lao động từ 10 – 50 người
  • (Thấp hơn mức của doanh nghiệp nhỏ được xem là doanh nghiệp siêu nhỏ)

Doanh nghiệp vừa:

  • Nông, lâm nghiệp và thủy sản: vốn từ 20 – 100 tỷ, lao động từ 200 – 300 người
  • Công nghiệp và xây dựng : vốn từ 20 – 100 tỷ, lao động từ 200 – 300 người
  • Thương mại và dịch vụ : vốn từ 10 – 50 tỷ, lao động từ 50 – 100 người

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện việc ghi sổ kế toán; lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 133. Tuy nhiên; vẫn có thể lựa chọn áp dụng theo chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp nói chung theo Thông tư 200.

Các mẫu chứng từ kế toán, mẫu sổ kế toán ban hành tại Thông tư 133 đều thuộc loại hướng dẫn (tham khảo), không bắt buộc.

Riêng báo cáo tài chính ban hành tại Phụ lục 2 là mẫu bắt buộc. Nếu cần sửa đổi, bổ sung mẫu hoặc các chỉ tiêu trên mẫu thì phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

>>> Bạn phải xem ngay nếu như muốn làm được báo cáo tài chính: Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính cuối năm

3. Bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm như sau:

3.1 Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

a) Báo cáo bắt buộc:

– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01a – DNN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b – DNN thay cho Mẫu số B01a – DNN.

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 – DNN).

b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN

3.2 Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

a) Báo cáo bắt buộc:

– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – DNNKLT
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNNKLT

b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN

3.3 Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – DNSN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNSN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNSN

4. Biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính năm cho doanh nghiệp

4.1 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a – DNN)

báo cáo tài chính

4.2 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01b – DNN)

báo cáo tài chính

4.3 Báo cáo tình hình tài chính cho doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa

báo cáo tài chính

Trên đây là những thông tin về báo cáo tài chính doanh nghiệp mà công ty AZTAX đã cung cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ Hotline để biết thêm thông tin chi tiết.

Để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bạn phải xem ngay:

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon