Khái niệm bậc lương là gì? Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp

bac luong la gi

Bậc lương là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chính sách lương thưởng công bằng và hiệu quả.Tuy nhiên không nhiều người biết được Bậc lương là gì? Điều kiện xét nâng bậc lương ra sao? Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp như thế nào? Để làm sáng tỏ những nội dung này cùng AZTAX qua bài viết này để khám phá thêm nhé!

dinh nghia bac luong la gi
Định nghĩa bậc lương là gì?

1. Bậc lương là gì?

Bậc lương là số cấp độ lương trong từng ngạch công việc, mỗi bậc sẽ có một hệ số lương xác định. Bậc lương chỉ thể hiện mức lương cơ bản, không tính các khoản phụ cấp lương, quyền lợi, thưởng, hoặc các thu nhập bổ sung khác của người lao động.

Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương cụ thể. Nhằm tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch lương. Điều này tạo ra sự khác biệt để đảm bảo tính hợp lý và công bằng. Nhằm kích thích nhân viên làm việc tăng hiệu suất cao.

Bậc lương thường được sử dụng trong thang bảng lương là yếu tố tạo ra sự biến thiên cần thiết giữa mức lương tối thiểu và mức tối đa trong mỗi ngạch lương. Bậc lương được sắp xếp theo thứ tự tăng dần ở mỗi ngạch bậc lương trong thang, bảng lương. Bậc lương càng cao tỷ lệ thuận với mức hệ số càng cao. Người lao động luôn mong muốn tăng bậc lương để được nhận mức lương cao hơn.

Số lượng bậc lương cơ bản phụ thuộc vào yếu tố sau:

  • Tùy vào nhu cầu trả lương của doanh nghiệp. Số bậc lương cơ bản ít nếu muốn trả lương để kích thích tinh thần làm việc cho nhân viên. Số bậc lương cơ bản nhiều nếu trả lương theo quan điểm quân bình.
  • Sự chênh lệch giữa mức lương tối thiểu và mức lương tối đa tương ứng với mỗi công việc, ngành nghề.
  • Yêu cầu về đào tạo, trình độ năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Tính chất công việc càng phức tạp thì bậc lương cơ bản cành ít. Ngược lại tính chất công việc càng đơn giản thì số bậc lương cơ bản càng nhiều.

2. Điều kiện xét nâng bậc lương

2.1 Điều kiện xét nâng bậc lương trong doanh nghiệp

dieu kien xet nang bac luong trong doanh nghiep
Điều kiện xét nâng bậc lương trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp trả lương nhằm kích thích tinh thần làm việc cho nhân viên. Số bậc lương cơ bản ít nếu muốn trả lương để kích thích tinh thần làm việc cho nhân viên. Số bậc lương cơ bản nhiều nếu trả lương theo quan điểm quân bình.

Điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp phụ thuộc vào quy chế nâng bậc lương của doanh nghiệp đó. Điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp phụ thuộc năng lực và hiệu suất làm việc của từng cá nhân làm tiêu chuẩn nâng lương. Sau đây là một số tiêu chí về quy định nâng bậc lương trong doanh nghiệp hàng năm:

  • Thường xuyên thực hiện công việc được giao về số lượng và chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Không trong thời gian bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định về bậc lương của Bộ Luật doanh nghiệp và nội quy lao động của doanh nghiệp.
  • Đạt thành tích xuất sắc và có đóng góp lớn cho sự phát triển của công ty

Như vậy, điều kiện xét nâng bậc lương cho người lao động phụ thuộc vào quy chế nâng bậc lương của doanh nghiệp. Nội dung về quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Đối tượng được xét nâng bậc lương
  • Điều kiện, tiêu chuẩn để nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm công việc, ngành nghề.
  • Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm công việc, ngành nghề.
  • Thời điểm xét nâng lương cho người lao động hàng năm

Hàng năm, căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, doanh nghiệp tổ chức xem xét nâng bậc lương cho người lao động và công bố công khai thông tin trong nội bộ. Chế độ nâng bậc lương phải được thực hiện trong HĐLĐ hoặc thỏa ước lao động tập thể.

2.2 Điều kiện nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước

dieu kien nang bac luong doi voi nguoi lao dong lam viec trong co quan nha nuoc
Điều kiện nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước

Theo Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về bậc lương đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, cụ thể như sau:

Trường hợp cán bộ, công nhân, viên chức chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức; trong chức danh nghề nghiệp viên chức; chức danh chuyên môn và chức danh chuyên viên cao cấp; nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát hiện giữ thì được xét nâng bậc lương thường xuyên khi đáp ứng đủ các điều kiện thời gian giữa bậc trong ngạch công chức hoặc trong chức danh và đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên (khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV) trong suốt quá trình giữ bậc lương.

3. Cách tính bậc lương trong doanh nghiệp

3 buoc cach tinh bac luong trong doanh nghiep
3 bước cách tính bậc lương trong doanh nghiệp

Cách tính bậc lương phù hợp với quy định về bậc lương trong doanh nghiệp,Nhà nước, công nhân viên chức Nhà nước, các lực lượng vũ trang ANQP,… được tính dựa trên ngạch lương sẵn có.

Cách tính lương theo bậc bao gồm 03 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định bậc lương trong nhóm ngạch lương
  • Bước 2: Xác định hệ số lương tương ứng với mỗi bậc lương
  • Bước 3: Tính mức lương
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở là mức lương cơ bản của người lao động được tính theo tháng được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình kinh tế tại thời điểm được quy định.
  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo từng cấp tương ứng với từng ngạch lương.

Theo Nghị Quyết số 70/2018/QH14 quy định, mức lương cơ sở từ ngày 01/01/2023 đến 30/06/2023 là 1.400.000 đồng/tháng. Nhưng tại Nghị quyết 69/2022/QH15 thông qua quyết định tăng lương cho cán bộ – viên chức lên 1.800.000 đồng/tháng tính từ ngày 01/07/2023.

4. Thủ tục nâng bậc lương theo quy định hiện hành

thu tuc nang bac luong theo quy dinh hien hanh
Thủ tục nâng bậc lương theo quy định hiện hành

Căn cứ vào quy định về điều kiện và tiêu chuẩn, đơn vị lập danh sách những cá nhân dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên trình Thủ tướng đơn vị thảo luận với cấp ủy và ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

Thủ tướng đơn vị công khai danh sách những cá nhân dự kiến được xét nâng bậc lương thường xuyên trong đơn vị và giải đáp các thắc mắc của người lao động, công chức và viên chức trong công tác thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên (nếu có). Thời gian niêm yết danh sách trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Trên cơ sở những cá nhân công chức, viên chức đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn kèm theo hồ sơ nâng bậc lương thường xuyên gồm:

– Tờ trình của cơ quan, đơn vị về nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Tờ trình nêu rõ đối tượng được nâng bậc lương thường xuyên đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ.

– Biên bản họp trao đổi thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về nâng bậc lương thường xuyên.

– Quyết định nâng bậc lương gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức.

– Quyết định bổ nhiệm (phê chuẩn) chức vụ lãnh đạo, quản lý gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức (đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý).

– Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp; quyết định chuyển xếp ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp mới (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Lương ngạch bậc là gì?

Ngạch là thuật ngữ thể hiện độ chuyên môn và kỹ năng của công chức, đó là cơ sở để phân loại trình độ và vị trí công việc của từng cá nhân trong tổ chức hay công ty. Trong ngạch, mức lương thường chia thành lương cơ bản và lương thâm niên, đặc trưng cho sự phân biệt về trình độ và thời gian làm việc của nhân viên.

Sự khác nhau giữa ngạch lương và bậc lương?

Ngạch lương là bản tổng hợp của các loại công việc, trong khi bậc lương là cấp độ thăng tiến và xác định mức lương cụ thể cho từng cấp độ trong ngạch đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp cho thắc mắc liên quan đến “Bậc lương là gì”. Cũng như cách tính bậc lương trong doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được nhân viên hỗ trợ tư vấn.

Ngạch lương là gì?

Trong một bảng lương, ngạch lương là một yếu tố không thể thiếu và độc đáo. Ngạch lương là cơ sở quan trọng để phân loại trình độ và vị trí làm việc của cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp.

Lương bậc 1 là gì?

Hệ số lương bậc 1 cho những người có bằng đại học được xác định trong khoảng từ 6,2 đến 8,0, dựa trên hệ số lương công chức A3. Hệ số lương bậc 2 cho đối tượng tương tự được xác định dựa trên hệ số lương công chức A2.

Lương bậc 2 là gì?

Lương bậc 2 là mức lương cao hơn so với lương bậc 1, thường áp dụng cho những người có kinh nghiệm hoặc trình độ cao hơn trong một tổ chức.

Bậc lương và hệ số lương là gì?

Bậc lương là các cấp độ khác nhau của mức lương trong tổ chức. Hệ số lương là ột số áp dụng cho mỗi bậc lương để xác định mức lương cụ thể cho một cá nhân, phản ánh trình độ, kinh nghiệm, và vị trí công việc.

1 bậc lương là bao nhiêu?

Số bậc lương trong một hệ thống lương có thể khác nhau tùy thuộc vào tổ chức và quy định cụ thể. Thông thường, mỗi bậc lương tương ứng với một phạm vi mức lương cụ thể và có thể biến đổi từ tổ chức này sang tổ chức khác. Đối với mỗi bậc lương, có một mức lương cố định hoặc một phạm vi mức lương được quy định.

Đánh giá post
Đánh giá post