Nếu trước đây, chỉ những người phụ nữ đi làm mới có trợ cấp thai sản thì hiện nay đã có bảo hiểm thai sản cho người không đi làm. Với luật bảo hiểm mới, dù mẹ bầu có ở nhà thì vẫn sẽ nhận được chế độ bảo hiểm thai sản. Chế độ này được quy định vào năm 2017 dành cho lao động nam tham gia BHXH khi có vợ sinh con, người vợ sẽ được hưởng trợ cấp thai sản theo bảo hiểm của chồng. Đây chính là tin vui dành cho các chị em chưa tham gia làm việc tại bất kỳ doanh nghiệp nào.
1. Bảo hiểm thai sản bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thai sản là loại bảo hiểm dành cho người lao động, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thai sản. Loại bảo hiểm này sẽ là một loại đảm bảo giúp giảm bớt những gánh nặng về kinh tế cho các cặp vợ chồng, nhất là cặp vợ chồng trẻ. Ngoài ra mẹ bầu sẽ được hưởng những chế độ và dịch vụ chăm sóc tốt nhất trong suốt thai kỳ và khi sinh con.
Xem thêm: mất sổ bảo hiểm xã hội chưa chốt
2. Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm cần những giấy tờ gì?
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con
– Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
– Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
– Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh mẹ chết;
– Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe để chăm con;
– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết;
– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Hồ sơ hưởng chế độ đối với người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
3. Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
3.1 Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
Điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, người cha phải đóng bảo hiểm xã hội nếu trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH;
- Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ.
Để được hưởng bảo hiểm thai sản theo bảo hiểm xã hội của chồng, các mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ như sau:
– Bản xác nhận người vợ chưa tham gia BHXH: Làm đơn gửi UBND cấp xã nơi bạn cư trú xác nhận về nội dung trên để cơ quan làm thủ tục bạn hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản khi vợ sinh con
– Giấy chứng sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, CMND.
3.2 Mức trợ cấp
Đối với những thai sản không đi làm, ở nhà sinh con và không đóng BHXH thì sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản theo bảo hiểm của chồng. Cụ thể:
- Khi sinh con sẽ được nhận trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
- Khi sinh đôi, sinh ba thì sẽ được khoản trợ cấp trên nhân lần lượt với 2, 3 lần.
- Khi nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì sẽ nhận được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng nhận con nuôi.
Lưu ý: lương cơ sở sẽ được điều chỉnh theo chu kỳ. Mức trợ cấp 1 ngày bằng mức trợ cấp tháng chia cho 24
Xem thêm: làm trợ cấp thất nghiệp online và cách ghi đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Như vậy, qua bài viết trên ta thấy bảo hiểm thai sản cho người không đi làm đã được áp dụng và mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về vấn đề nhận trợ cấp từ BHXH. Do đó, người không đi làm có thể yên tâm vào quá trình dưỡng thai và sinh con của mình. Để tránh xảy ra các sai sót không cần thiết trong quá trình làm thủ tục nhận trợ cấp thai sản,cũng như các dịch vụ liên quan đến BHXH khác, hãy liên hệ ngay với AZTAX để được tư vấn và hỗ trợ, bảo đảm quyền lợi cho người phụ nữ khi sinh con.
Xem thêm: Chế độ thai sản cho nam
Xem thêm: Quyền lợi của lao động nữ mang thai và nuôi con
Xem thêm: Dịch vụ làm bảo hiểm thai sản
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với AZTAX theo thông tin bên dưới: