Thủ tục xin cấp visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài 2024

Visa công tác Việt Nam được cấp cho những cá nhân có mục đích nhập cảnh vào Việt Nam để tham gia các hoạt động liên quan đến công việc, như hội nghị, hợp tác kinh doanh, hoặc tham gia các dự án công ty. Việc xin cấp visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Bài viết này AZTAX sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chuẩn bị thủ tục xin cấp visa cho người nước ngoài công tác tại Việt Nam.

1. Visa công tác Việt Nam là gì?

Visa công tác Việt Nam (hay còn gọi là visa doanh nghiệp/ visa thương mại) được ký hiệu DN1 và DN2 là loại thị thực cấp cho người nước ngoài muốn đến Việt Nam với mục đích làm việc, công tác ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngoài ra, visa này còn được sử dụng khi tham dự các sự kiện như hội chợ, triển lãm, hay hội nghị quốc tế.

Visa cho người nước ngoài công tác tại Việt Nam là gì?
Visa cho người nước ngoài công tác tại Việt Nam là gì?

Theo khoản 8 Điều 7 Luật số: 51/2019/QH14 của Quốc hội 2019 quy định các đối tượng được cấp visa công tác cụ thể như sau:

  • Visa DN1: Được cấp cho người nước ngoài đến làm việc với các doanh nghiệp hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Visa DN2: Cấp cho người nước ngoài tham gia các hoạt động kinh doanh, thành lập chi nhánh hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Khác với visa du lịch, visa công tác cho phép người sở hữu tham gia vào các hoạt động chuyên môn, đồng thời có thể du lịch trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, mang lại sự linh hoạt cho chuyến công tác hoặc hợp tác quốc tế.

Xem thêm: Visa doanh nghiệp là gì?

2. Đối tượng được miễn visa công tác Việt Nam

Người nước ngoài đến từ các quốc gia nằm trong danh sách được miễn thị thực có thể nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn mà không cần làm thủ tục xin visa. Họ được phép thực hiện các hoạt động như du lịch, tham dự các cuộc họp, công tác, tham gia đào tạo kỹ thuật, hoặc các mục đích ngắn hạn khác theo quy định.

Đối tượng được miễn visa công tác Việt Nam
Đối tượng được miễn visa công tác Việt Nam

Danh sách các quốc gia và đối tượng được miễn visa khi nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian quy định:

  • Belarus: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Brunei: Miễn thị thực tối đa 14 ngày.
  • Campuchia: Miễn thị thực tối đa 30 ngày.
  • Chile: Miễn thị thực tối đa 90 ngày.
  • Đan Mạch: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Phần Lan: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Pháp: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Đức: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Indonesia: Miễn thị thực tối đa 30 ngày.
  • Ý: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Nhật Bản: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Kyrgyzstan: Miễn thị thực tối đa 30 ngày.
  • Lào: Miễn thị thực tối đa 30 ngày.
  • Malaysia: Miễn thị thực tối đa 30 ngày.
  • Myanmar: Miễn thị thực tối đa 14 ngày.
  • Na Uy: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Philippines: Miễn thị thực tối đa 21 ngày.
  • Panama: Miễn thị thực tối đa 90 ngày.
  • Nga: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Singapore: Miễn thị thực tối đa 30 ngày.
  • Hàn Quốc: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Tây Ban Nha: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Thụy Điển: Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Thái Lan: Miễn thị thực tối đa 30 ngày.
  • Vương quốc Anh (không bao gồm BNO): Miễn thị thực tối đa 15 ngày.
  • Người sở hữu thẻ APEC: Miễn thị thực tối đa 90 ngày.

3. Các loại visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài

Người nước ngoài công tác tại Việt Nam có thể được cấp hai loại visa: Visa DN1 hoặc visa DN2.

Các loại visa cho người nước ngoài công tác tại Việt Nam
Các loại visa cho người nước ngoài công tác tại Việt Nam

3.1 Visa doanh nghiệp (DN1)

Để bảo lãnh người lao động nước ngoài xin visa DN1 đúng mục đích nhập cảnh, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ pháp nhân của công ty. Các doanh nghiệp có thể đứng ra bảo lãnh thường bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
  • Công ty cổ phần (CP).
  • Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty TNHH, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Công ty trong nước với 100% vốn Việt Nam.

3.2 Visa doanh nghiệp (DN2)

Visa DN2 dành cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích như chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại theo quy định của GATS (Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ) thuộc WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây là phương thức tạo lập sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ Việt Nam để cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

Mặc dù không phổ biến như visa DN1, visa DN2 không yêu cầu người nước ngoài phải trực tiếp làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo lãnh vẫn có trách nhiệm đảm bảo người nước ngoài nhập cảnh và hoạt động đúng mục đích, bao gồm chào bán dịch vụ, ký kết hợp đồng, hoặc đào tạo kỹ thuật tại Việt Nam.

Dựa trên thời gian và số lần nhập cảnh, visa DN2 được chia thành hai loại:

  • Visa 3 tháng nhiều lần: Có hiệu lực trong 3 tháng và cho phép người nước ngoài xuất nhập cảnh không giới hạn số lần trong thời hạn của visa.
  • Visa 3 tháng một lần: Có thời hạn sử dụng 3 tháng nhưng chỉ cho phép nhập cảnh duy nhất một lần. Khi người nước ngoài xuất cảnh, visa này sẽ hết giá trị.

Xem thêm: Phân loại visa theo mục đích nhập cảnh

4. Điều kiện để xin visa công tác Việt Nam

Điều kiện để xin visa công tác Việt Nam
Điều kiện để xin visa công tác Việt Nam

Để xin visa công tác Việt Nam người nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Có công ty bảo lãnh đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ trong quá trình xin visa.
  • Hộ chiếu hợp lệ với thời hạn còn ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh và tối thiểu 2 trang trống để dán visa.
  • Hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu, bao gồm:
    • Đơn xin cấp thị thực thương mại Việt Nam, điền đầy đủ và chính xác thông tin.
    • Ảnh chân dung kích thước 4x6cm (hoặc 2×2 inch), nền trắng, rõ mặt, không đeo kính, được chụp trong vòng 6 tháng gần đây.

Việc chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và đúng quy định sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng tỷ lệ được cấp visa thành công.

5. Thủ tục xin cấp visa công tác Việt Nam

Sự thay đổi liên tục trong các quy định về thủ tục nhập cảnh, việc nắm rõ các yêu cầu cụ thể là rất quan trọng. Quá trình xin visa công tác có thể gặp phải một số vấn đề phát sinh nếu không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hoặc không hiểu rõ quy trình, dẫn đến việc chậm trễ hoặc bị từ chối cấp visa.

Thủ tục xin cấp visa công tác Việt Nam
Thủ tục xin cấp visa công tác Việt Nam

Người nước ngoài có thể xin visa công tác Việt Nam thông qua ba hình thức chính:

  • Xin visa tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.
  • Xin visa công tác và lấy tại sân bay khi đến Việt Nam.
  • Xin visa công tác qua hệ thống trực tuyến (e-visa).

Mỗi hình thức có ưu điểm và yêu cầu riêng, phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của từng cá nhân. Trước khi đi sâu vào quy trình chi tiết của từng cách, hãy cùng AZTAX so sánh nhanh để lựa chọn phương thức phù hợp nhất

Tiêu chí

Visa Đại sứ quán

Visa lấy tại sân bay

Visa điện tử (E-visa)

Nơi lấy

Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài

Sân bay nhập cảnh tại Việt Nam

Trực tuyến, thông qua cổng thông tin xuất nhập cảnh quốc gia

Thời điểm lấy

Trước khi nhập cảnh Việt Nam

Khi nhập cảnh Việt Nam

Trước khi nhập cảnh Việt Nam

Cửa khẩu nhập cảnh

Bất kỳ cửa khẩu nào của Việt Nam mà người nước ngoài được phép nhập cảnh

1 trong 8 sân bay quốc tế của Việt Nam

1 trong 33 cửa khẩu quốc tế quy định

Hiệu lực

Tối đa 3 tháng, 1 lần/nhiều lần nhập cảnh

Tối đa 3 tháng, 1 lần/nhiều lần nhập cảnh

30 ngày, 1 lần nhập cảnh

Gia hạn

Có thể gia hạn tại Việt Nam

Có thể gia hạn tại Việt Nam

Không thể gia hạn tại Việt Nam

5.1 Thủ tục xin visa công tác tại Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài

Đây là cách phổ biến dành cho người nước ngoài muốn xin visa công tác Việt Nam. Quy trình bao gồm:

Bước 1: Xin công văn nhập cảnh

Công ty bảo lãnh tại Việt Nam cần chuẩn bị và nộp hồ sơ sau tại Cục Xuất nhập cảnh:

  • Bản sao hộ chiếu của người nước ngoài.
  • Bản sao giấy phép kinh doanh của công ty bảo lãnh.
  • Mẫu công văn xin nhập cảnh
    • Mẫu NA2: Đơn xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam.
    • Mẫu NA16: Đơn đăng ký mẫu dấu và chứ ký lần đầu tại Cơ quan xuất nhập cảnh.
  • Giấy ủy quyền
  • Giấy giới thiệu
  • Thư mời công tác
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu.

Thời gian xử lý: 5-7 ngày làm việc. Khi được chấp thuận, công văn nhập cảnh sẽ được gửi đến Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán đã đăng ký.

Download:

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin dán tem visa công tác

Sau khi đã có Công văn nhập cảnh công ty bảo lãnh sẽ gửi công văn nhập cảnh cho người nước ngoài. Sau đó, người nước ngoài sẽ in công văn đó ra và đính kèm cùng các giấy tờ khác đồng thời chuẩn bị các giấy tờ sau để xin dán tem visa:

  • Công văn nhập cảnh (bản in).
  • Hộ chiếu gốc, ảnh chân dung theo yêu cầu.
  • Tờ khai xin cấp visa.
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Đại sứ quán/Lãnh sự quán

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận visa

Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán. Khi visa được cấp, người nước ngoài sẽ thanh toán lệ phí theo quy định. Sau khi hoàn tất, visa sẽ được dán vào hộ chiếu để nhập cảnh. Visa này sẽ được sử dụng để nhập cảnh và làm việc tại công ty bảo lãnh tại Việt Nam.

5.2 Thủ tục xin visa công tác tại sân bay Việt Nam

Thủ tục xin visa công tác tại sân bay có nhiều điểm tương đồng với việc xin visa công tác tại Đại sứ quán. Điểm khác biệt chính là thay vì dán tem visa tại Đại sứ quán, người nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục dán tem trực tiếp tại sân bay khi nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc hoặc công tác.

Bước 1: Xin công văn bảo lãnh nhập cảnh

Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ xin công văn bảo lãnh nhập cảnh tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Sau khi được phê duyệt, công văn sẽ được gửi dưới dạng file PDF cho người nước ngoài để chuẩn bị cho việc nhập cảnh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin dán tem visa công tác

Người nước ngoài cần có:

  • Công văn bảo lãnh (bản in).
  • Tờ khai xin cấp visa đã điền đầy đủ thông tin (mẫu NA1)
  • Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng.
  • 2 Ảnh chân dung 4×6cm.

Bước 3: Nộp hồ sơ, thanh toán phí và dán tem visa tại sân bay

Khi tới sân bay, người nước ngoài cần đến quầy làm thủ tục, xuất trình các giấy tờ theo yêu cầu cho Cán bộ Xuất nhập cảnh và thanh toán phí để dán tem visa DN1/ DN2 vào hộ chiếu. Mức phí áp dụng là:

  • Visa thương mại 3 tháng nhập cảnh một lần: 25 USD (khoảng 525.000 vnđ)
  • Visa thương mại 3 tháng nhập cảnh nhiều lần: 50 USD (khoảng 1050.000 vnđ)

5.3 Thủ tục xin visa công tác Việt Nam điện tử (e-visa)

Loại visa này chỉ dành cho công dân 80 quốc gia.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Visa thương mại điện tử có thời hạn sử dụng 30 ngày, chỉ cho phép nhập cảnh một lần và không thể gia hạn khi đang ở Việt Nam. Nếu người nước ngoài muốn tiếp tục lưu trú, họ buộc phải xuất cảnh và sau đó nhập cảnh lại bằng visa mới, một quy trình thường được gọi là “visa run.” Tuy nhiên, hình thức này khá tốn kém về thời gian, chi phí và công sức.
  • Không chuyển đổi sang thẻ tạm trú.

Vì vậy, nếu người nước ngoài có nhu cầu làm việc lâu dài tại Việt Nam, xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú, thì visa thương mại điện tử không phải là lựa chọn phù hợp.

Trường hợp người nước ngoài tự xin e-visa công tác:

Bước 1: Truy cập “Cổng thông tin thị thực điện tử về Xuất nhập cảnh Việt Nam”

Đọc kỹ và xác nhận tuân thủ các quy định, sau đó chọn “Khai báo tại đây

Bước 2: Điền thông tin

  • Tải ảnh hộ chiếu và chân dung không bị bóng lên hệ thống.
  • Cung cấp đầy đủ 7 loại thông tin bao gồm: Thông tin cá nhân, thông tin đề nghị cấp thị thực, thông tin hộ chiếu, thông tin liên lạc, nghề nghiệp và thông tin chuyến đi.
    Thanh toán phí 25 USD và chờ kết quả.

Bước 3: Thanh toán phí và chờ kết quả 

Sau khi kiểm tra và xác nhận thông tin, cần thanh toán phí dịch vụ visa 25 USD để hoàn tất quy trình xin e-visa công tác. Hồ sơ sẽ được coi là hợp lệ chỉ khi biên lai thanh toán được gửi đến email của Quý khách và chờ đến khi có kết quả.

Thời gian xử lý hồ sơ xin visa thường: 7 đến 10 ngày làm việc.

Sau khi hồ sơ được phê duyệt, người nước ngoài có thể truy cập mục “tra cứu hồ sơ visa” sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả hồ sơ. Nếu được chấp thuận, bạn tải xuống và in ra để nhập cảnh vào Việt Nam.

Lưu ý: Đơn xin cấp visa điện tử sẽ bị từ chối nếu hồ sơ không đầy đủ, thông tin sai lệch hoặc không thể xác minh.

Trường hợp công ty bảo lãnh xin e-visa công tác cho khách

Bước 1: Công ty bảo lãnh “đăng ký tài khoản trên Cổng thị thực“.

Bước 2: Khai thông tin và tải tài liệu liên quan.

Bước 3: Sau khi e-visa được cấp, công ty bảo lãnh gửi cho người nước ngoài để sử dụng.

Thời gian xử lý e-visa: thường mất 3 ngày làm việc.

Xem thêm: Thủ tục xin visa lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Xem thêm: Thủ tục xin visa đầu tư tại Việt Nam

6. Lệ phí làm visa công tác cho người nước ngoài tại Việt Nam

Lệ phí làm visa công tác cho người nước ngoài tại Việt Nam
Lệ phí làm visa công tác cho người nước ngoài tại Việt Nam

Phí xin visa công tác Việt Nam phụ thuộc vào hình thức xin. Cụ thể như sau:

Phí visa thương mại cấp tại sân bay bao gồm:

  • Phí xin công văn bảo lãnh nhập cảnh
  • Phí dán tem:
    • Visa 1 tháng, nhập cảnh 1 lần: 25 USD
    • Visa 1 tháng, nhập cảnh nhiều lần: 50 USD
    • Visa 3 tháng, nhập cảnh 1 lần: 25 USD
    • Visa 3 tháng, nhập cảnh nhiều lần: 50 USD
    • Phí evisa thương mại: 25 USD

Phí xin visa thương mại tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán bao gồm:

  • Phí xin công văn bảo lãnh nhập cảnh
  • Phí dán tem: Theo quy định của Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam.

7. Thời gian xin cấp visa công tác là bao lâu?

Thời gian làm thủ tục xin cấp visa thị thực làm việc
Thời gian làm thủ tục xin cấp visa thị thực làm việc

Thời gian xin visa thương mại có thể thay đổi tùy theo từng phương thức xin visa.

  • Thời gian phê duyệt công văn nhập cảnh: Thường từ 7 đến 10 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ được nộp trên cổng dịch vụ công.
  • Thời gian dán tem visa lên hộ chiếu: Thường mất từ 2 đến 3 giờ, nhưng có thể kéo dài hơn tùy vào lượng du khách tại sân bay, số lượng người xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán, và nếu thủ tục diễn ra vào cuối tuần hoặc ngày lễ.

8. Thời hạn của visa cho người nước ngoài là bao lâu?

Thời hạn của visa cho người nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn của visa cho người nước ngoài là bao lâu?

Thời hạn tối đa của visa công tác cho người nước ngoài trong trường hợp làm việc ngắn hạn mà chưa có giấy phép lao động là 3 tháng.

Đối với những người đã có giấy phép lao động, được miễn giấy phép lao động hoặc là nhà đầu tư, thời hạn visa có thể lên tới 1 năm (12 tháng).

Lưu ý: Nếu người nước ngoài mong muốn có visa dài hơn 12 tháng, họ có thể thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú, với thời hạn từ 1 năm đến 10 năm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

9. Khó khăn thường gặp khi xin visa công tác Việt Nam

Quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các bước bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh theo diện công tác có thể gặp phải một số khó khăn và lỗi phổ biến.

Khó khăn thường gặp khi xin visa công tác Việt Nam
Khó khăn thường gặp khi xin visa công tác Việt Nam

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin visa công tác Việt Nam, AZTAX chia sẻ một số vấn đề thường gặp để giúp quý khách dễ dàng hoàn thành thủ tục này.

  • Không cập nhật quy trình và quy định thường xuyên: Việc không nắm rõ các quy định và quy trình mới có thể dẫn đến sai sót trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ xin visa công tác.
  • Quy định bảo lãnh không rõ ràng: Sự thiếu hiểu biết về các quy định bảo lãnh nhập cảnh có thể gây khó khăn và làm chậm quá trình thực hiện thủ tục.
  • Chứng minh vốn góp không đầy đủ: Thiếu hồ sơ chứng minh mức vốn góp của người nước ngoài vào công ty tại Việt Nam có thể ảnh hưởng đến quá trình xét duyệt thẻ tạm trú hoặc visa.
  • Hồ sơ pháp nhân không rõ ràng: Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh cần phải đầy đủ và chính xác để tránh gây nhầm lẫn hoặc bị từ chối.
  • Sử dụng thông tin không chính xác: Sử dụng thông tin sai lệch về công ty bảo lãnh có thể dẫn đến nghi ngờ về mục đích nhập cảnh của người nước ngoài.
  • Vi phạm điều kiện nhập cảnh: Không tuân thủ các quy định về điều kiện nhập cảnh có thể khiến người nước ngoài bị từ chối nhập cảnh.
  • Chọn dịch vụ hỗ trợ không phù hợp: Lựa chọn dịch vụ tư vấn không đáp ứng đúng yêu cầu có thể gây khó khăn và kéo dài quá trình xin visa.
  • Mất thời gian và chi phí không hiệu quả: Quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ có thể tốn nhiều thời gian và chi phí, nếu không được thực hiện đúng cách từ đầu.

10. Dịch vụ tư vấn xin visa công tác Việt Nam tại AZTAX

Dịch vụ tư vấn xin visa công tác Việt Nam tại AZTAX
Dịch vụ tư vấn xin visa công tác Việt Nam tại AZTAX

Dịch vụ xin visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài là một trong những dịch vụ uy tín mà AZTAX cung cấp, giúp du khách quốc tế dễ dàng xin visa để nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch, công tác, và nhiều hoạt động khác.

  • Mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại Bắc, Trung, Nam giúp khách hàng thuận tiện trong việc sử dụng dịch vụ tư vấn.
  • Hỗ trợ nhanh chóng và chính xác trong việc thực hiện thủ tục xin visa công tác cho người nước ngoài, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của Việt Nam.
  • Tư vấn hồ sơ xin visa công tác chính xác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, như mức vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Tư vấn chuyên nghiệp bằng tiếng Anh để hỗ trợ người nước ngoài một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tỷ lệ thành công cao trong việc xin visa công tác cho khách hàng.
  • Hỗ trợ dịch thuật, công chứng và hợp pháp hóa hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước

Việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp visa công tác Việt Nam cho người nước ngoài là một bước quan trọng giúp đảm bảo quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Với những thông tin và hướng dẫn chi tiết trong bài viết, hy vọng bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt các yêu cầu và thủ tục cần thiết. Nếu cần thêm hỗ trợ, hãy tìm đến AZTAX qua số HOTLINE: 0932.383.089 để được hướng dẫn kịp thời nhé!

 

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon