Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào?

Bồi Dưỡng Bằng Hiện Vật Đối Với Người Lao động Làm Việc Trong Điều Kiện Có Yếu Tố Nguy Hiểm, Độc Hại

Bồi dưỡng bằng hiện vật là chính sách hỗ trợ từ cơ quan nhà nước dành cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Vậy, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào? chính sách này hiện tại thế nào và có thay đổi gì từ năm 2023? Bài viết này sẽ cập nhật toàn bộ thông tin và gửi đến quý doanh nghiệp.

Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

1. Thế nào là lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

Người lao động làm việc trong điều kiện hay môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là những người lao động trong ngành nghề và lĩnh vực đặc thù. Những ngành nghề được xem là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đều được liệt kê trong văn bản luật chính thống. Căn cứ vào những quy định đó, Nhà nước và doanh nghiệp phân loại được những lao động nào thuộc diện được hỗ trợ chính sách này.

Môi trường công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thường gặp là ngành sinh hóa, xây dựng, khai thác, điện, xi măng, da giày, dệt may, địa chất,… Tuy nhiên, không phải người lao động nào làm trong những ngành nghề này đều được tính là lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà họ phải làm những công việc đặc thù trong ngành, nghề đó thì mới được hỗ trợ.

Cụ thể hơn về ngành nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mời bạn xem qua bài viết: Thế Nào Là Làm Việc Trong Điều Kiện Nặng Nhọc, Độc Hại, Nguy Hiểm?

Thế nào là lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?
Thế nào là lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

2. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật là một phần quan trọng của chính sách nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình này, việc tổ chức phải tuân theo một số nguyên tắc cụ thể. Vậy Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? Cùng AZTAX tìm hiểu nhé!

Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây
Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật

1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Do đó, việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo Quy tắc sau:

  • Phải chọn các ca hoặc ngày làm việc phù hợp, đảm bảo thuận tiện và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Không chấp nhận việc trả bằng tiền mặt hoặc trả vào lương (bao gồm cả việc tính vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
  • Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét và quyết định mức độ bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với nhân viên không thực hiện các nghề, công việc thuộc danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm hoặc yếu tố có hại.
  • Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật phải được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên và chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Theo quy định người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện nào?

Dựa trên quy định của Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, việc hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật của người lao động phải đáp ứng hai điều kiện cụ thể như sau:

  • Thực hiện các nghề, công việc thuộc danh mục được quy định là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đang làm việc trong môi trường lao động mà có ít nhất một trong hai yếu tố sau đây:
    • Tiếp xúc với ít nhất một yếu tố nguy hiểm, có hại không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
    • Tiếp xúc với ít nhất một yếu tố được đánh giá từ 4 điểm trở lên theo chỉ tiêu “Tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm” theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH).

Việc xác định các yếu tố trên phải tuân thủ quy định của pháp luật và được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động.

4. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật

Dựa trên Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, từ ngày 1 tháng 3 năm 2023, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị tương ứng với 4 mức:

  • Mức 1: 13.000 đồng
  • Mức 2: 20.000 đồng
  • Mức 3: 26.000 đồng
  • Mức 4: 32.000 đồng.

Áp dụng theo thời gian làm việc như sau:

  • Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc, người lao động được hưởng đầy đủ định suất bồi dưỡng.
  • Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc, người lao động được hưởng nửa định suất bồi dưỡng.
  • Trong trường hợp làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng tương ứng theo số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải đảm bảo nguyên tắc về thời gian và không gian như sau:

  • Tổ chức trong ca hoặc ngày làm việc, đảm bảo sự thuận tiện, an toàn và vệ sinh thực phẩm.
  • Trong trường hợp công việc của người lao động là lưu động, phân tán hoặc không thể tổ chức tập trung tại một nơi cố định, người sử dụng lao động phải cung cấp hiện vật để người lao động tự bồi dưỡng theo quy định. Người sử dụng lao động cần lập danh sách cấp phát và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.’

5. Mức phạt khi người sử dụng lao động thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật không đúng

Căn cứ quy định tại khoản 8 trong Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định đối với hành vi không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định tại khoản 8 Điều này.

Theo quy định, việc không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động đủ điều kiện sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào số lượng người sử dụng lao động vi phạm theo quy định.

Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, họ sẽ bị buộc phải trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo mức quy định.

Lưu ý: Mức phạt tiền được nêu trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức, mức phạt tiền sẽ là gấp đôi so với mức phạt áp dụng cho cá nhân.

6. Tổ chức lao động không ổn định và không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ thì phải bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ bằng cách nào?

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật

1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Như vây: Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo cách nào để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.

7. Lưu ý khi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc môi trường độc hại, nguy hiểm

Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm là yêu cầu và quy định từ Nhà nước. Theo đó, nếu người lao động thuộc diện đối tượng được hỗ trợ thì doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ. Dưới đây là một số lưu ý khi bồi dưỡng cho người lao động bằng hiện vật:

Lưu ý khi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc môi trường độc hại, nguy hiểm
Lưu ý khi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc môi trường độc hại, nguy hiểm

7.1 Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương thay cho hiện vật bồi dưỡng

Thông tư có nêu rõ việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện trong ca, ngày làm việc và buộc đảm bảo thuận tiện, an toàn vệ sinh thực phẩm. Người sử dụng lao động không được trả khoản này bằng tiền hay trả vào lương mà buộc phải trả bằng hiện vật theo đúng yêu cầu của công văn.

Trường hợp người lao động làm việc lưu động, phân tán hoặc các công việc khác có tổ chức lao động cản trở việc bồi dưỡng tập trung tại chỗ thì người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động tự bồi dưỡng.

7.2 Khuyến khích xem xét thực hiện bồi dưỡng cho người lao động làm việc trong điều kiện có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Để hỗ trợ người lao động một cách tối đa, Thông tư cũng có điều khoản khuyến khích doanh nghiệp xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng cho ngường lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hay không làm các nghề thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng có làm việc tại nơi có điều kiện lao động có ít nhất một yếu tố nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Mức đề xuất cho người lao động thuộc nhóm này là mức bồi dưỡng bằng hiện vật thứ nhất (tương đương 13.000 đồng).

7.3 Đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ và đúng chế độ

Thông tư từ nhà người yêu cầu người sử dụng lao động phải áp dụng biện pháp kỹ thuật cũng như tăng cường các thiết bị an toàn vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động. Trường hợp chưa khắc phục được hết các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cần tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật.

Như vậy AZTAX đã giải đáp những thác liên quan đến câu hỏi Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện theo nguyên tắc nào? Về cơ bản, mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có sự khác biệt so với năm ngoái nhưng quy định vẫn giữ nguyên, đảm bảo tinh thần hỗ trợ người lao động trong các ngành nghề, công việc đặc thù. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp ích cho doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin. Đừng ngần ngại liên hệ ngay AZTAX để được hỗ trợ tư vấn các dịch vụ liên quan.

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon