Tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập nhanh chóng

cac buoc tra cuu ten doanh nghiep moi thanh lap

Tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập là quá trình giúp bạn đảm bảo được các vấn đề pháp lý khi đặt tên cũng như tham khảo được một số tên gọi hay của những Doanh nghiệp/ Công ty đi trước. Cùng AZTAX tìm hiểu ngay những cách để có thể tra cứu một cách nhanh nhất ngay dưới đây nhé!

cac buoc tra cuu ten doanh nghiep moi thanh lap
Các bước tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập

1. Tra cứu tên doanh nghiệp là gì?

tra cuu ten doanh nghiep
Tra cứu tên doanh nghiệp là gì?

Tra cứu tên doanh nghiệp là hành động rà soát và tìm kiếm tên của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Việc tra cứu doanh nghiệp mới thành lập giúp bạn biết được tên gọi rồi từ đó dễ dàng kiểm tra thông tin hơn hoặc là hỗ trợ bạn gọi đúng tên doanh nghiệp khi hợp tác.

Ở một số trường hợp, với các doanh nghiệp chưa thành lập thì việc tra cứu tên sẽ giúp tránh đặt trùng tên. Việc đặt tên doanh nghiệp cũng được quy định rất nhiều trong bộ Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Vì thế, cùng xem thử các lý do chi tiết tại sao nên tra cứu doanh nghiệp mới thành lập ngay dưới đây nhé!

2.Cách tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia

Thực tế hiện nay ngoài Cổng thông tin quốc gia thì cũng có rất nhiều nơi để bạn tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập. Ví dụ có thể kể đến như: Tổng cục thuế, Sở Công thương,…

Lý do mà AZTAX chỉ nêu mỗi Cổng thông tin Quốc gia là bởi đa phần mọi thông tin từ các nơi khác đều sẽ đổ về đây và tỉ lệ chính xác cao,miễn phí tra được nhiều thông tin khác nhau như: tên doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, họ và tên người đại diện theo pháp luật. Vì thế để tiện nhất thì bạn hãy cứ lên Cổng thông tin Quốc gia để mà tra cứu.

tra cuu bang cong thong tin cua quoc gia
Tra cứu bằng cổng thông tin quốc gia

2.1 Cách tra cứu thông tin và tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia:

  • Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin quốc gia (https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/)
Truy cập vào cổng thông tin quốc gia
Truy cập vào cổng thông tin quốc gia
  • Bước 2: Chỉ Gõ Tên Riêng doanh nghiệp cần tra cứu.
Gỏ tên doanh nghiệp vao ô tìm kiếm
  • Bước 3: Ấn “tra cứu tên doanh nghiệp”.
Kích vào doanh nghiệp muốn tìm kiếm
Kích vào doanh nghiệp muốn tìm kiếm
  • Bước 4: Thông tin doanh nghiệp sẽ được hiển thị.
Thông tin doanh nghiệp được hiển thị
Thông tin doanh nghiệp được hiển thị

2.2 Cách tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập nhanh chóng trên Cổng thông tin Quốc gia.

  • Bước 1 – Đăng nhập đường Link trên và chọn Dịch vụ Công, Chọn Bố cáo điện tử.
Vào trang bố cao điện tử
Vào trang bố cao điện tử
  • Bước 2 – Chọn loại thông tin mà bạn muốn tra cứu gồm: đăng ký mới, đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi, vi phạm thu hồi, giải thể và loại khác.
Lựa chọn loại thông tin tra cứu
Lựa chọn loại thông tin tra cứu
  • Bước 3: Điền thông tin doanh nghiệp
Điền thông tin doanh nghiệp
Điền thông tin doanh nghiệp

3. Vì sao cần tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập?

Lý do cần phải tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập sẽ có ba lý do chính như sau:

  • Để có thể tra cứu tên cho Doanh nghiệp/ Công ty trước khi thành lập.
  • Để có thể đáp ứng về mặt pháp lý.
  • Để phục vụ cho các mục đích của riêng Doanh nghiệp/ Công ty bạn.

3.1 Để tra cứu tên cho Doanh nghiệp/ Công ty riêng của bản thân

tra cuu ten doanh nghiep moi de tra cuu ten rieng cho doanh nghiep
Để tra cứu tên riêng cho doanh nghiệp của bản thân

Đúng là khi chúng ta nhập tên doanh nghiệp mình mong muốn lên Cổng thông tin Quốc gia mà không ra doanh nghiệp nào trùng thì rất vui phải không nào? Tuy nhiên, sẽ có trường hợp hồ sơ chưa được xử lý xong thì doanh nghiệp đó vẫn chưa có trên Cổng thông tin.

Để giải quyết vấn đề đó thì bạn cũng nên kiểm tra trên các trang mạng xã hội. Bởi vì để tiết kiệm thời gian thì sẽ có nơi họ tạo lập trước những cái cần thiết, khi có giấy chứng nhận rồi thì cứ thế triển khai và làm.

Vì vậy, ngoài việc tra cứu tên của những doanh nghiệp đã hoạt động lâu dài thì cũng nên tra cứu các doanh nghiệp mới thành lập và thậm chí chưa được công bố trên Cổng thông tin. Từ đó bạn sẽ dễ dàng chọn cho mình tên của doanh nghiệp hơn.

3.2 Để tránh vi phạm pháp luật

tra cuu ten doanh nghiep moi de tranh vi pham phap luat
Để tránh vi phạm pháp luật

Với những người đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp thì việc tra cứu tên để tránh khỏi việc nhầm lẫn cũng như vi phạm pháp luật. Bạn có thể theo dõi Điều luật 37 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Đặc biệt là bạn phải chú ý đến Điều Luật 38 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 này. Trong đây quy định các điều cấm kỵ khi đặt tên:

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ngoài hai điều luật này thì vẫn còn Điều Luật 39 và 41 quy định về tên như sau:

Điều Luật 39 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Điều Luật 41 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống  với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.

3.3 Để phục vụ cho mục đích riêng

tra cuu ten doanh nghiep moi de phuc vu cho muc dich rieng
Để phục vụ cho mục đích riêng

Với những Doanh nghiệp/ Công ty đã có tên tuổi và được thành lập lâu năm thì việc quan tâm đến các Doanh nghiệp/ Công ty mới chớm nở là không quá quan trọng. Tuy nhiên vẫn cần phải thực hiện việc tra cứu tên và thông tin để có thể xác định những đối thủ trong cùng ngành nghề.

4. Một số vấn đề phổ biến về tên doanh nghiệp:

4.1 Tác hại của việc trùng tên, dễ gây nhầm lẫn

tac hai cua ten trung va de nham lan
Tác hại của tên trùng và dễ nhầm lẫn

Việc đặt trùng tên, dễ gây nhầm lẫn sẽ được xem là quy định pháp luật thì chắc hẳn các bạn đã biết thông qua nội dung bên trên. Tuy nhiên nếu chưa nhắc đến vấn đề pháp lý thì việc đặt trùng tên, dễ gây nhầm lẫn còn có nguy cơ nào khác?

Nguy cơ lớn nhất là bạn sẽ vừa mất khách hàng và vừa có tiếng xấu trong ngành hàng, dịch vụ của mình.

Ví dụ bạn là người kinh doanh vô cùng nghiêm túc và có kế hoạch để phát triển doanh nghiệp. Thậm chí bạn cũng đã có một số lượng khách hàng nhất định. Vậy vấn đề là làm sao để khách hàng không khỏi nhầm lẫn tên thương hiệu của bạn với một bên khác trùng hoặc gần giống tên?

Trong trường hợp bên cùng tên, gần giống tên với bạn kinh doanh ngành hàng, dịch vụ khác thì không đề cập đến vì sẽ dễ phân biệt. Nếu như cùng ngành hàng, dịch vụ thì khách hàng có thể qua đó mua và nếu chất lượng không tốt thì bạn sẽ là người chịu trách nhiệm.

Vậy nên, việc trùng tên hay tên gần giống để bị nhầm lẫn thì mang rất nhiều tác hại khó lường sau này cho Doanh nghiệp/ Công ty của bạn. Hãy chú trọng vấn đề này ngay từ khi bắt đầu bạn nhé!

4.2 Tác hại của việc tên khó ghi nhớ

tac hai cua ten kho ghi nho
Tác hại của tên khó ghi nhớ

Vấn đề này sẽ không nghiêm trọng như trên, thậm chí bạn có thể cải thiện bằng việc đẩy mạnh các hoạt động Marketing. Khi thương hiệu bạn đã được người tiêu dùng công nhận và là một trong những TOP đầu trong ngành hàng, dịch vụ của mình thì cho dù tên có khó nhớ thì cũng sẽ tạm chấp nhận được.

Tuy nhiên, đó là trong trường hợp bạn có nguồn lực và có thể đẩy mạnh phát triển. Vậy nếu một đơn vị vừa thành lập đã quá khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mà nay lại có thêm vấn đề khách hàng khó nhớ và không in sâu vào trong tâm trí thì bạn nghĩ sao?

Có phải khó khăn lại trồng thêm khó khăn phải không? Để giải quyết vấn đề này thì tốt nhất bạn hãy chọn một cái tên thật gần với nền móng của doanh nghiệp, một cái tên toát lên đầy đủ mong ước mà bạn muốn đem đến cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải đáp vấn đề cách tra cứu tên doanh nghiệp mới thành lập mà AZTAX muốn gửi đến cho các bạn. Bên cạnh việc tra cứu thì cho dù mục đích của bạn là gì đi chăng nữa thì nên nhớ tuân thủ pháp luật dưới mọi hình thức.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đừng quên đón xem nhiều bài viết hay khác tại AZTAX nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)