Tiểu mục thuế môn bài hộ kinh doanh là một trong những thông tin quan trọng mà các cá nhân, hộ kinh doanh cần nắm rõ khi thực hiện kê khai và nộp thuế. Việc xác định đúng tiểu mục thuế môn bài hộ kinh doanh không chỉ giúp quá trình nộp thuế diễn ra nhanh chóng, thuận tiện mà còn hạn chế tối đa những sai sót, rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.
1. Hộ kinh doanh nộp thuế môn bài năm 2025 bao nhiêu?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, mức lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải nộp được xác định dựa trên mức doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể như sau:
Đối tượng hộ kinh doanh | Mức thuế môn bài cả năm |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/ năm | 1.000.000 đồng/ năm |
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/ năm | 500.000 đồng/ năm |
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/ năm | 300.000 đồng/ năm |
Trong đó, doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu thuế môn bài như sau:
- Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (không bao gồm cá nhân cho thuê tài sản), doanh thu để xác định mức thuế môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm liền kề trước, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản) tại tất cả các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đã giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, sau đó quay lại kinh doanh mà không xác định được doanh thu của năm liền kề trước thì mức doanh thu dùng để xác định thuế môn bài sẽ căn cứ vào doanh thu của cơ sở sản xuất, kinh doanh có cùng quy mô, địa bàn và ngành nghề theo hướng dẫn tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu làm căn cứ tính thuế môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản trong năm tính thuế.
- Nếu cá nhân có nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại cùng một địa điểm thì doanh thu làm căn cứ tính thuế môn bài của địa điểm đó là tổng doanh thu từ tất cả các hợp đồng phát sinh trong năm tính thuế.
- Trường hợp cá nhân cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm khác nhau thì doanh thu làm căn cứ xác định mức thuế môn bài tại từng địa điểm là tổng doanh thu từ tất cả các hợp đồng thuê phát sinh tại địa điểm đó trong năm tính thuế, kể cả khi ở cùng một địa điểm có nhiều hợp đồng cho thuê.
- Đối với hợp đồng cho thuê tài sản có thời hạn nhiều năm, việc nộp thuế môn bài sẽ thực hiện theo từng năm, tương ứng với số năm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai và nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp người nộp thuế khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân một lần cho toàn bộ thời gian của hợp đồng thuê nhiều năm thì chỉ phải nộp thuế môn bài cho một năm duy nhất.
- Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoặc địa điểm sản xuất, kinh doanh (không thuộc diện miễn thuế môn bài), nếu bắt đầu hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm thì phải nộp đủ thuế môn bài của cả năm. Ngược lại, nếu bắt đầu hoạt động từ 6 tháng cuối năm trở đi thì chỉ phải nộp 50% mức thuế môn bài của cả năm.
2. Tiểu mục thuế môn bài hộ kinh doanh mới nhất năm 2025?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 324/2016/TT-BTC, tiểu mục nộp thuế được hiểu là phần chi tiết hơn của Mục, nhằm phân loại rõ ràng các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo từng đối tượng quản lý cụ thể thuộc mỗi Mục.
Căn cứ Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm p khoản 4 Điều 1 Thông tư 93/2019/TT-BTC và điểm f khoản 6 Điều 1 Thông tư 84/2024/TT-BTC), mức thuế môn bài áp dụng đối với hộ kinh doanh trong năm 2025 được quy định tại Mục 2850, chi tiết tại các Tiểu mục từ 2862 đến 2864 Tiểu mục từ 2862 đến 2864.
Mã số mục | Mã số tiểu mục | Tên gọi | Ghi chú | |
Mục | 2850 | Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanh | ||
Tiểu mục | 2862 | Lệ phí môn bài mức (bậc) 1 | Mức (bậc) 1 là mức nộp lệ phí cao nhất | |
2863 | Lệ phí môn bài mức (bậc) 2 | Mức (bậc) 2 là mức nộp lệ phí cao thứ hai. | ||
2864 | Lệ phí môn bài mức (bậc) 3 | Mức (bậc) 3 là mức nộp lệ phí thấp nhất. |
Theo quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, mức nộp thuế môn bài áp dụng trong năm 2025 đối với cá nhân, hộ gia đình, có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ được xác định dựa trên doanh thu hàng năm, cụ thể như sau:
- Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: Mức lệ phí phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.
- Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm: Mức lệ phí phải nộp là 500.000 đồng/năm.
- Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm: Mức lệ phí phải nộp là 300.000 đồng/năm.
Tương ứng với các mức thu trên, tiểu mục thuế môn bài của hộ kinh doanh năm 2025 được quy định cụ thể như sau:
- Tiểu mục 2862: Lệ phí môn bài bậc 1 – Áp dụng cho trường hợp doanh thu trên 500 triệu đồng/năm (Mức thu: 1.000.000 đồng/năm).
- Tiểu mục 2863: Lệ phí môn bài bậc 2 – Áp dụng cho trường hợp doanh thu từ trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm (Mức thu: 500.000 đồng/năm).
- Tiểu mục 2864: Lệ phí môn bài bậc 3 – Áp dụng cho trường hợp doanh thu từ trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm (Mức thu: 300.000 đồng/năm).
3. Cách tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài

3.1 Cách tra cứu mã chương nộp thuế môn bài
Bước 1: Truy cập website https://thuedientu.gdt.gov.vn
Bước 2: Chọn Thông tin về người nộp thuế -> Nhập mã số thuế doanh nghiệp -> Nhập mã xác nhận -> Click tra cứu.
Bước 3: Khi hoàn tất tra cứu, màn hình sẽ hiện ra như hình dưới và có mã chương doanh nghiệp (03 số đầu của phần “Chương – Khoản”)
3.2 Cách tra cứu mã tiểu mục nộp thuế môn bài
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK -> “Phí – Lệ phí” -> “Tờ khai lệ phí môn bài (01/LPMB) (TT80/2021)”
Bước 2: Click in và xem trước
Bước 3: Xem mã tiểu mục nộp thuế môn bài tại bên dưới góc trái của tờ khai lệ phí môn bài.
4. Đối tượng nào nộp thuế môn bài?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ (trừ các trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này) sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài.
Những đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm cụ thể:
-Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Các tổ chức được thành lập và vận hành theo Luật Hợp tác xã năm 2023.
– Các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập được thành lập theo quy định pháp luật.
– Các tổ chức kinh tế trực thuộc:
- Tổ chức chính trị,
- Tổ chức chính trị – xã hội,
- Tổ chức xã hội,
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp,
- Đơn vị vũ trang nhân dân.
– Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ.
– Các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh trực thuộc các tổ chức nêu trên.
– Cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ.
5. Hộ kinh doanh có doanh thu bao nhiêu được miễn thuế môn bài?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, những đối tượng sau đây sẽ được miễn nộp lệ phí môn bài:
- Cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có tổng doanh thu trong năm không vượt quá 100 triệu đồng.
- Các cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định, thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
- Các cá nhân, hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân tham gia sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thủy sản, hải sản hoặc cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Các điểm bưu điện văn hóa tại xã và các cơ quan báo chí gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của hợp tác xã cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Các tổ chức sau đây cũng thuộc diện miễn lệ phí môn bài:
- Quỹ tín dụng nhân dân tại xã.
- Hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại khu vực miền núi (khu vực miền núi được xác định theo quy định của cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban Dân tộc).
- Đối tượng được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến 31/12) bao gồm:
- Tổ chức mới thành lập và được cấp mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp mới.
- Hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân lần đầu tiên thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân đang được miễn lệ phí môn bài cũng được hưởng quyền lợi miễn lệ phí trong cùng thời gian đó.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 16 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
- Trong thời gian được miễn, nếu doanh nghiệp có thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh thì các đơn vị này cũng được miễn lệ phí môn bài tương ứng với thời gian doanh nghiệp mẹ được miễn.
- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập trước thời điểm Nghị định có hiệu lực, thời gian miễn lệ phí môn bài được tính từ ngày Nghị định có hiệu lực đến hết thời gian miễn lệ phí theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước thời điểm Nghị định có hiệu lực vẫn được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
10. Các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
6. Sai mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài phải làm thế nào?

Xử lý trường hợp sai mã chương, mã tiểu mục khi nộp thuế
Trường hợp người nộp thuế (NNT) đã lập và gửi Giấy nộp tiền, ngân hàng đã thực hiện trích tiền từ tài khoản để nộp vào ngân sách nhà nước, nhưng sau đó mới phát hiện sai mã chương hoặc mã tiểu mục thì cần xử lý như thế nào?
Khi số tiền thuế đã nộp nhưng thông tin trên chứng từ nộp tiền lại ghi sai mã chương hoặc tiểu mục, sẽ dẫn đến một số tình huống sau:
- Kho bạc Nhà nước sẽ hạch toán khoản tiền này vào đối tượng khác, không đúng với người nộp thuế, dẫn đến việc nghĩa vụ thuế của NNT vẫn chưa được xác nhận hoàn thành do khoản nộp chưa được ghi nhận đúng.
- Nếu sai mã tiểu mục, có thể xảy ra tình trạng khoản thuế đã đến hạn nộp nhưng chưa được khấu trừ, trong khi đó lại phát sinh khoản thuế chưa đến hạn đã bị trừ, hoặc thậm chí phát sinh số thuế nộp thừa.
- Việc nộp sai thông tin này còn có thể dẫn đến bị tính tiền phạt chậm nộp do nghĩa vụ thuế quá hạn mà chưa được ghi nhận đúng dù NNT đã nộp tiền.
- Ngoài ra, cơ quan quản lý thu (như Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan Thuế) sẽ phát sinh thêm các thủ tục nghiệp vụ để thực hiện điều chỉnh lại khoản tiền nộp ngân sách cho đúng với quy định.
+ Sai mã chương:
Khi sai mã chương giấy nộp tiền doanh nghiệp cần làm thư tra soát gửi cơ quan phục vụ và quản lý thu.
Thư tra soát theo Thông tư 84/2016/TT-BTC-Mẫu C1-11/NS, sử dụng khi phát hiện sai sót liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo.
Cách 1: Thư tra soát nộp bản cứng
Cách lập thư tra soát
Kính gửi : Cơ quan quản lý Thuế
Tên cá nhân/ đơn vị : Tên doanh nghiệp – Mã số thuế: mã số doanh nghiệp
Địa chỉ: Địa chỉ doanh nghiệp
Tích chọn phương pháp đã lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Thông tin NH/KBNN và Tài khoản xem trên giấy nộp tiền
Điền số tiền bằng số và bằng chữ
Bao gồm : Nội dung khoản mục thuế đã lập trong giấy nộp tiền
Ví dụ : Lệ phí môn bài 2020: 2.000.000 ( Hai triệu đồng)
Vào tài khoản của KBNN: điền thông tin tài khoản kho bạc nhà nước đã có trên giấy nộp tiền
Mở tại ngân hàng Uỷ nhiệm thu: thông tin ngân hàng ủy nhiệm thu
Ngày thực hiện giao dịch là ngày lập giấy nộp tiền thành công
Nội dung sai sót: Điền thông tin mà doanh nghiệp làm sai
Nội dung đề nghị điều chỉnh: Ghi yêu cầu của công ty muốn điều chỉnh như thế nào
Đính kèm(chứng từ tài liệu): Đính kèm giấy nộp tiền SỐ …, MÃ HIỆU ……(xem trên góc giấy nộp tiền)
Doanh nghiệp in, ký đóng dấu 2 bản, kèm theo giấy nộp tiền, nộp trực tiếp tại cơ quan thuế
Cách 2: Thư tra soát qua mạng
Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp đã kích hoạt nộp thuế qua mạng
Bạn đăng nhập tài khoản thuế điện tử, Chọn Nộp thuế, lập thư tra soát
– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tại ngân hàng: Doanh nghiệp thực hiện kê khai tương tự như hướng dẫn ở cách 1, với đầy đủ các thông tin cần thiết như khi lập hồ sơ giấy. Tuy nhiên, đối với hình thức này, doanh nghiệp cần scan lại Giấy nộp tiền đã lập và nộp tại ngân hàng, sau đó đính kèm file lên hệ thống tại mục CHỌN CHỨNG TỪ/TÀI LIỆU.
Lưu ý: File đính kèm chỉ được chấp nhận các định dạng JPG, PNG hoặc PDF.
* Trường hợp file chứng từ hoặc tài liệu có dung lượng lớn hơn 5MB, doanh nghiệp cần nộp trực tiếp bản mềm file này tại Bộ phận Một cửa của Cơ quan Thuế nơi tiếp nhận tra soát.
– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế điện tử (qua mạng): Nếu khoản nộp thuế thực hiện qua hình thức điện tử, doanh nghiệp chỉ cần chọn đúng chứng từ nộp tiền bị sai từ danh sách chứng từ đã nộp trên hệ thống — không cần đính kèm thêm file Giấy nộp tiền.
– Phần nội dung ghi nhận sai sót và đề nghị điều chỉnh: Doanh nghiệp cần nhập rõ nội dung sai và nội dung đề nghị điều chỉnh, tương tự như hướng dẫn tại cách 1.
– Hoàn tất nộp thư tra soát: Sau khi điền đầy đủ thông tin và kiểm tra lại chính xác, người nộp thuế nhấn HOÀN THÀNH Ở CUỐI TRANG, gắn chữ ký số và thực hiện gửi thư tra soát qua hệ thống online.
Trường hợp doanh nghiệp trong quá trình nộp thuế đã ghi sai Nội dung kinh tế (NDKT), hay còn gọi là Mã tiểu mục, thì cần thực hiện thủ tục điều chỉnh như sau:
Đối với trường hợp này doanh nghiệp sẽ lập một bản điều chỉnh gửi cơ quan thuế quản lý. Thực hiện theo Mẫu C1-07/NS ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài Chính.
Doanh nghiệp in, ký đóng dấu nộp tại cơ quan thuế quản lý
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tiểu mục thuế môn bài hộ kinh doanh cũng như những quy định quan trọng cần lưu ý. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với AZTAX qua HOTLINE: 0932 383 089 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhé!