Người lao động thử việc có tham gia bảo hiểm xã hội không?

thu viec co tham gia bao hiem xa hoi khong

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội là để có thể nhận được những trợ cấp từ chính sách an sinh xã hội. Vậy người lao động đang trong thời gian thử việc có tham gia bảo hiểm xã hội không? Cùng AZTAX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thử việc là gì?

thu viec la gi
Thử việc là gì?

Mặc dù định nghĩa về thử việc không được nêu rõ ràng trong Bộ luật Lao động nhưng ta có thể hiểu thử việc là sự thỏa thuận giữa hai bên: người sử dụng lao độngngười lao động về nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động hoặc về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Nói cách khác, thử việc là quá trình làm việc thử của người lao động dưới sự thỏa thuận của cả hai bên.

2. Thử việc có tham gia bảo hiểm xã hội không?

thu viec co tham gia bhxh khong
Thử việc có tham gia bảo hiểm xã hội không?

Thông thường hợp đồng thử việc sẽ phát sinh trước khi giao kết hợp đồng lao động. Mục đích là để sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc sẽ hướng đến việc giao kết hợp đồng lao động. Người lao động có thể thử việc thông qua hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm trong suốt khoảng thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Vậy, nếu đang trong quá trình thử việc, người lao động có được tham gia bảo hiểm xã hội?

2.1. Đối với thử việc theo hợp đồng thử việc

thu viec theo hop dong thu viec
Thử việc theo hợp đồng thử việc

Căn cứ theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, người lao động là công dân nước Việt Nam thuộc các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội gồm có:

Người làm việc có ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hay xác định thời thời gian.

– Người thuộc diện hợp đồng lao động theo mùa vụ hay công việc có thời hạn đủ 3 tháng  đến dưới 12 tháng, hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng – người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.

– Người làm việc có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng theo hợp đồng lao động.

Hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung chủ yếu được liệt kê ở các điểm a, b, c, đ, và h khoản 1 Điều 21 Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14, cụ thể nội dung buộc có của hợp đồng thử việc như sau:

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Ta có thể thấy, yêu cầu về nội dung bắt buộc tại hợp đồng thử việc không bao gồm điều khoản tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Vậy nên, nếu trong hợp đồng thử việc không có nội dung về đóng bảo hiểm xã hội nên người sử dụng lao động không phải chi trả thêm khoản tiền này cho người lao động trong thời gian thử việc.

Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 cũng cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau về nội dung trên hợp đồng thử việc. Nên, nếu nội dung thỏa thuận này có tham gia bảo hiểm thì thời gian này vẫn phải tham gia bảo hiểm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng thời, công ty sẽ không có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chưa có hợp đồng lao động chính thức. Do đó, người lao động sẽ không được khoản hỗ trợ đóng bảo hiểm khi ký kết hợp đồng thử việc (trừ khi có thỏa thuận khác).

Mặc dù không bắt buộc và không phải đền bù hợp đồng nhưng người lao động và người sử dụng lao động vẫn nên ký hợp đồng thử việc để tránh những rủi ro không đáng có sau này.

2.2. Đối với thử việc theo hợp đồng lao động

thu viec theo hop dong lao dong
Thử việc theo hợp đồng lao động

Điều 13 Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 có nêu:

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Như vậy, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa cả hai bên về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc chính thức.

Căn cứ theo Điều 21 Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 thì khi cả hai bên ký hợp đồng lao động làm việc chính thức, thì người lao động thuộc trường hợp đóng bảo hiểm bắt buộc và sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Như vậy, khi người lao động thử việc theo hợp đồng lao động thì sẽ có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Ngược lại, nếu thử việc theo hợp đồng thử việc thì “có thể” sẽ không được tham gia bảo hiểm xã hội.

3. Kết luận

Thử việc là một quy trình đơn giản nhưng lại được quy định chặt chẽ bởi Bộ luật Lao động. Theo đó, quy định về thử việc được ghi nhận trong rất nhiều điều khoản. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chú ý những điều này.

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện sai quy định về thử việc như sai thời gian thử việc, sai mức lương thử việc và sai những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng thử việc. Đây là một trong những lý do dẫn đến thanh tra yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa và nộp phạt hành chính.

Nếu doanh nghiệp đang vướng mắc hoặc e ngại việc sai sót vấn đề này (hoặc những vấn đề liên quan khác) thì có thể xem ngay Bảng Rà Soát C&B toàn diện của AZTAX ngay bên dưới. Bảng rà soát này có đầy đủ căn cứ pháp lý kèm hướng dẫn một cách chi tiết, rõ ràng:

Để hoàn thiện hồ sơ C&B nhanh chóng và toàn diện hơn, dịch vụ của AZTAX hoàn toàn có thể hỗ trợ doanh nghiệp. Chúng tôi có cung cấp Dịch Vụ Rà Soát Hồ Sơ C&B và cả Dịch Vụ C&B Trọn Gói – đảm bảo không sai sót nghiệp vụ – giảm thiểu khả năng truy thu khi thanh tra và chịu trách nhiệm toàn bộ về tính pháp lý hồ sơ. Để được tư vấn chi tiết, doanh nghiệp có thể click vào link bên dưới:

Đặc biệt, hiện tại AZTAX đang triển khai chương trình tri ân khách hàng với hàng ngàn quà tặng là bảng phân tích hồ sơ C&B tại doanh nghiệp miễn phí. Để nhận được thông tin phân tích chi tiết, doanh nghiệp vui lòng thực hiện trắc nghiệm khảo sát về thực trạng C&B tại doanh nghiệp tại link bên dưới. Chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin mà doanh nghiệp để lại và liên hệ tư vấn hoàn toàn miễn phí.

[wptb id=9754]
5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon