Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh là bước cần thiết để cá nhân và tổ chức có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đây không chỉ là nền tảng quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp mà còn giúp bạn tuân thủ đúng quy định về thủ tục xin giấy phép kinh doanh của pháp luật. Trong bài viết này, AZTAX sẽ cùng bạn tìm hiểu về các thủ tục làm giấy phép kinh doanh và hồ sơ làm giấy phép kinh doanh cần những gì? trong năm 2024.
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh, hay còn gọi là “Business License,” là loại giấy tờ được các cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Chỉ khi đáp ứng đủ yêu cầu của ngành nghề, cá nhân hoặc tổ chức mới có thể nhận được giấy phép này.
Trong thực tế, thuật ngữ “giấy phép kinh doanh” thường được sử dụng để chỉ “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,” điều này dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình làm hồ sơ với các cơ quan nhà nước.
Một trong những yêu cầu quan trọng để có được giấy phép kinh doanh là bạn phải sở hữu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều này có nghĩa là giấy phép kinh doanh được cấp sau khi doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cuối cùng, giấy phép kinh doanh có thể được cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm giấy phép, giấy xác nhận, văn bản xác nhận hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Xem thêm: Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hết bao nhiều tiền?
Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
2. Làm giấy phép kinh doanh cần những gì?
Để hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác là bước quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận giấy phép và thể hiện sự chuyên nghiệp. Cùng Aztax tìm hiểu về việc đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì? ở dưới đây nhé!
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh có điều kiện
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty
- Phương án kinh doanh dự kiến
- Thông tin/Bản sao hợp lệ của CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập
- Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của người trực tiếp điều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động
- Các giấy tờ pháp lý liên quan khác tùy theo ngành nghề cụ thể
Lưu ý: Tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, giấy tờ cần chuẩn bị có thể sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, hồ sơ xin cấp giấy phép có thể yêu cầu bổ sung thêm các loại giấy phép con khác.
3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc đăng ký giấy phép kinh doanh trở thành một bước quan trọng đối với các cá nhân và tổ chức muốn khởi nghiệp hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo quy trình này diễn ra thuận lợi và đúng quy định, người đăng ký cần nắm rõ cách giấy phép kinh doanh mới nhất.
Tùy theo ngành nghề kinh doanh, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh có thể có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung làm giấy phép kinh doanh sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu và điều kiện của ngành nghề mà bạn dự định kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu về điều kiện sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Thời gian giải quyết: 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy:
- Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC, Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC địa phương.
- Thời gian giải quyết: 5 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Nộp hồ sơ tại các cơ quan liên quan như Bộ Công thương, Bộ Y tế, hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy theo lĩnh vực kinh doanh).
- Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh
Khi hồ sơ được duyệt và đáp ứng đầy đủ yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, cho phép bạn bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu đăng ký kinh doanh nhanh chóng nhất 2024
4. Điều kiện làm giấy phép kinh doanh
Để được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hợp lệ theo quy định pháp luật.
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm đầu tư, kinh doanh.
- Tên doanh nghiệp được đặt đúng quy định theo Luật Doanh nghiệp 2020.
- Hoàn thành việc nộp đầy đủ phí, lệ phí đăng ký kinh doanh theo yêu cầu.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, có thể cần thêm các điều kiện bổ sung như: cơ sở vật chất đạt chuẩn, chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn, mức vốn điều lệ tối thiểu, vốn ký quỹ hoặc các tiêu chuẩn liên quan đến người đại diện pháp luật…
5. Các công việc cần làm sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp cần thực hiện một loạt công việc quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Đây không chỉ là bước tiếp theo trong quy trình thành lập doanh nghiệp mà còn là cơ sở để khởi động các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Một số công việc mà bạn cần phải sau khi thực hiện xong thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Đặt dấu công ty và thông báo việc sử dụng mẫu dấu đến Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Khai báo thuế ban đầu tại cục thuế của quận hoặc huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp để phục vụ các giao dịch tài chính
- Đăng ký và kích hoạt token chữ ký số điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến
- Kích hoạt dịch vụ nộp thuế điện tử và hoàn tất thủ tục nộp thuế môn bài cho năm hiện tại
- Lắp đặt bảng hiệu tại trụ sở công ty để thông báo về vị trí và tên doanh nghiệp
- Xin phép in hóa đơn tại cục thuế quận hoặc huyện sau khi nhận được chấp thuận. Sau đó, thực hiện in hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp
6. Tra cứu điều kiện ngành nghề để thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Để xác định xem ngành nghề bạn dự định kinh doanh có thuộc loại ngành nghề có điều kiện hay không, cũng như tìm hiểu về các điều kiện và cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đây: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Trên giao diện chính, bạn kéo xuống và chọn mục “NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN”
Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được phân chia theo lĩnh vực. Bạn có thể tìm kiếm ngành nghề cụ thể trong thanh tìm kiếm hoặc duyệt qua các lĩnh vực liên quan.
Bước 3: Sau khi chọn ngành nghề mong muốn, trang sẽ hiển thị tất cả các điều kiện cần thiết để được phép hoạt động trong lĩnh vực đó.
Ở phía bên phải, có phần căn cứ pháp lý cho các điều kiện này. Bạn có thể tra cứu các văn bản pháp luật tương ứng để biết rõ thành phần hồ sơ, yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cách đăng ký Giấy phép kinh doanh.
Cuối cùng, bạn thực hiện theo các điều kiện đã tìm hiểu và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để được xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh. Sau khi nhận được Giấy phép, bạn có thể bắt đầu hoạt động trong ngành nghề đã đăng ký.
Trên đây, AZTAX đã liệt kê chi tiết về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh và làm giấy phép đăng ký kinh doanh cần những gì. Đây là việc yêu cầu sự chuẩn bị cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý. Để đảm bảo mọi bước thực hiện đúng quy trình và không gặp khó khăn, hãy liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn chi tiết nhất!
7. Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
7.1 Những hình thức nào để đăng ký giấy phép kinh doanh?
Các hình thức đăng ký giấy phép kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn, bao gồm:
- Thành lập hộ kinh doanh: Đây là hình thức phổ biến cho các cá nhân hoặc nhóm nhỏ muốn khởi nghiệp với quy mô nhỏ.
- Thành lập doanh nghiệp có vốn góp từ cá nhân, tổ chức Việt Nam: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có một số loại hình doanh nghiệp như:
- Doanh nghiệp tư nhân: Hình thức sở hữu bởi một cá nhân duy nhất.
- Công ty hợp danh: Là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều cá nhân, trong đó ít nhất một người phải là thành viên hợp danh.
- Công ty TNHH: Bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, đây là hình thức doanh nghiệp có trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần: Là hình thức doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
- Thành lập doanh nghiệp có vốn góp từ cá nhân, tổ chức nước ngoài: Loại hình này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, góp vốn vào các doanh nghiệp tại đây.
7.2 Địa điểm đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
7.3 Khi nào cần đăng ký giấy phép kinh doanh
Dưới đây là các trường hợp cần đăng ký giấy phép kinh doanh:
- Thành lập doanh nghiệp: Cần giấy phép để mở công ty.
- Kinh doanh hàng hóa/dịch vụ: Hoạt động buôn bán, sản xuất cần giấy phép.
- Ngành nghề đặc thù: Rượu, bất động sản, y tế… cần giấy phép riêng.
- Thương mại điện tử: Bán hàng online phải đăng ký.
- Ngành trọng điểm: Khai thác, vận tải, hàng không cần quản lý đặc biệt.