Thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài như thế nào?

Thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài những điều cần lưu ý

Thủ tục hành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài được thực hiện như thế nào? Như chúng ta ẫ biết việt thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài là phương thức để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển đa dạng các nguồn hàng hóa. Tuy nhiên, thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài ra sao? Có lưu ý gì khi đặt tên cho chi nhánh này? Mời quý doanh nghiệp cùng AZTAX tìm hiểu!

Thủ tục hành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài là gì?
Thủ tục hành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài là gì?

1. Chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty tại nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc chỉ một phần chức năng của doanh nghiệp, gồm cả chức năng đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền.

Chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài là gì?
Chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài là gì?

2. Thủ tục thành lập chi nhánh ở nước ngoài ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Như vậy, mọi doanh nghiệp đều có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước hoặc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có quyền đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

thu tuc thanh lap chi nhanh nuoc ngoai
Thủ tục thành lập chi nhánh ở nước ngoài ra sao?

2.1 Thủ tục thành lập chi nhánh ở nước ngoài tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh

Theo đó, quy trình thủ tục để thành lập chi nhánh bao gồm các bước như sau:

Thủ tục thành lập chi nhánh ở nước ngoài tại phòng đăng ký kinh doanh
Thủ tục thành lập chi nhánh ở nước ngoài tại phòng đăng ký kinh doanh
  • Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và các thông tin cần thiết.
  • Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh thuộc Sở Kế Hoạch – Đầu Tư.
  • Bước 3: Phòng Đăng Ký Kinh Doanh tiến hành rà soát, thẩm định tính hợp lệ hồ sơ.
  • Bước 4: Phòng Đăng Ký Kinh Doanh đưa ra quyết định duyệt nếu hồ sơ hợp lệ.

Song song đó, thành lập chi nhánh ở nước ngoài phải được thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong vòng 30 ngày kể từ khi chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng Ký Kinh Doanh kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc các giấy tờ khác. Mặt khác, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh cũng cần cập nhật thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo lập chi nhánh.

2.1 Thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài qua mạng

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài qua mạng
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài qua mạng
Bước 1: Đăng nhập vào hệ thông đăng ký kinh doanh trực tuyến (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/SiteMap.aspx.)
Lựa chọn việc đăng ký trực tuyến
Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến:
  • Nộp hồ sơ bằng chứ ký số công cộng
  • bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Đăng nhập bằng tài khoản đăng ký kinh doanh vào hệ thống
Đăng nhập bằng tài khoản đăng ký kinh doanh vào hệ thống
Lựa chọn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Lựa chọn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh trực tuyến
Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh trực tuyến
Lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp
Lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp
Lựa chon mở chi nhánh công ty- điền mã số thuế doanh nghiệp để lấy thông tin trên hệ thống điện tử
Lựa chon mở chi nhánh công ty- điền mã số thuế doanh nghiệp
Lựa chọn thành phần giấy tờ trong hồ sơ để đính kèm nộp trực tuyến
Lựa chọn thành phần giấy tờ trong hồ sơ để đính kèm nộp trực tuyến

Bước 2: Nhập thông tin và đính kèm hồ sơ

Trong bước này, chúng ta tiến hành hai công việc theo thứ tự:

  • Nhập thông tin.
  • Đính kèm hồ sơ.
Nhập thông tin và đính kèm hồ sơ
Nhập thông tin và đính kèm hồ sơ

Lưu ý: Hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử phải tương đồng. Không tuân thủ điều này có thể dẫn đến từ chối cấp giấy phép chi nhánh sau khi hồ sơ điện tử được chấp thuận. Chỉ được phép chọn nhành nghề công ty mẹ đã đăng ký nhưng có thể chi tiết hơn theo ngành nghề công ty mẹ.

Bước 3: Xác thực Hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ thông tin hồ sơ trước khi nộp. sau đó chọn “Chuẩn bị” và lựa chọn Phòng Đăng Ký Kinh Doanh để tiếp nhận và xác thực hồ sơ.

Xác thực hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
Xác thực hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh

Bước 4: Hoàn thành Quá trình Nộp hồ sơ trực tuyến

Sau khi đã xác thực, doanh nghiệp nhấn vào phần “Thanh toán phí thành lập chi nhánh” thông qua ngân hàng điện tử.

Tiếp theo, điền thông tin vào trường “Khối dữ liệu” và đính kèm giấy tờ trong trường “Văn bản đính kèm”. Sau đó, tiến hành chuẩn bị, lựa chọn, ký xác thực và thanh toán.

Hoàn thành quá trình nộp hồ sơ trực tuyến
Hoàn thành quá trình nộp hồ sơ trực tuyến

Khi mọi quá trình hoàn tất, giấy biên nhận nộp hồ sơ sẽ được gửi vào tài khoản đăng ký kinh doanh. Giấy nộp lệ phí nhà nước sẽ được gửi qua email mà bạn đã đăng ký cho tài khoản đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Thành lập công ty ở nước ngoài

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

3. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty Việt Nam được phép thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoàicần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật của quốc gia mà doanh nghiệp đó dự định đặt chi nhánh.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài

Vì vậy, việc thực hiện quy trình thành lập chi nhánh công ty Việt Nam ở nước ngoài sẽ phức tạp và đòi hỏi người thực hiện phải có khả năng nghiên cứu và hiểu rõ về pháp luật của các quốc gia mà Công ty Việt Nam muốn mở chi nhánh.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý hồ sơ?

Theo quy định của Luật Lao Động 2020 số 59/2020/QH14, mọi thủ tục, giấy tờ về thành lập chi nhánh công ty sẽ do Phòng Đăng Ký Kinh Doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư thụ lý. Cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận, rà soát hồ sơ, xem xét tính hợp lệ để cấp duyệt Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận thông báo. Trong trường hợp từ chối, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh cũng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, nêu rõ lý do, yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

co quan nao co tham quyen thu ly ho so
Cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý hồ sơ?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài bao gồm các mục sau:

  • Bản thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do NĐDTPL của doanh nghiệp ký;
  • Các bản sao về nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài của Hội đồng thành viên (công ty TNHH 02 thành viên trở lên, công ty hợp danh)/ Hội đồng quản trị (công ty cổ phần). Nếu doanh nghiệp là công ty TNHH 01 thành viên, mục này bao gồm nghị quyết và quyết định của chủ sở hữu.
  • Bản sao các giấy tờ pháp lý thuộc cá nhân đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp.

5. Thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài phí bao nhiêu?

Thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài phí bao nhiêu?
Thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài phí bao nhiêu?

Căn cứ theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, nhà nước quy định phí để thành lập là 50.000 đồng/ hồ sơ. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa hai hình thức nộp phí trực tiếp và thông qua dịch vụ bưu chính.

6. Cần lưu ý gì khi tiến hành đặt tên cho chi nhánh công ty?

can luu y gi khi dat ten chi nhanh
Lưu ý gì khi đặt tên chi nhánh công ty ở nước ngoài?

Căn cứ tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, dưới đây là một số lưu ý khi đặt tên cho chi nhánh doanh nghiệp:

  • Tên chi nhánh công ty phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, các ký hiệu khác và chữ số.
  • Tên chi nhánh công ty ở nước ngoài phải bao gồm tên doanh nghiệp và cụm từ “Chi nhánh”, không được phép lấy tên khác.
  • Tên chi nhánh phải được gắn hoặc viết tại trụ sở chi nhánh. Bên cạnh đó, tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên của doanh nghiệp trên các loại giấy tờ, hồ sơ giao dịch và ấn phẩm.

Trên đây là những thông tin mà AZTAX đã cung cấp về thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài. Hy vọng, chúng tôi đã có thể giúp quý doanh nghiệp giải quyết được vấn đề thủ tục thành lập chi nhánh và thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài. Dưới đây là các bài viết cùng chuyên mục “Thành lập doanh nghiệp” mà quý doanh nghiệp có thể đọc qua.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post