Quy trình, quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội mới nhất

Quy trình, quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội.

Luật Bảo hiểm đã ban hành về quy trình, quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về vấn đề trên.

Quy trình, quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội.
Quy trình, quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội.

1. Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là gì?

Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là việc mà cơ quan Bảo hiểm ghi nhận lại toàn bộ quá trình mà người lao động đã tham gia cho đến khi họ ngừng đóng Bảo hiểm Xã hội tại một đơn vị. Doanh nghiệp có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động ngay sau khi hợp đồng lao động được chấm dứt. 

2. Quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội

Quy định chốt sổ BHXH được căn cứ theo Luật như sau:

– Doanh nghiệp phải làm thủ tục báo giảm lao động trước khi thực hiện chốt sổ BHXH. Sau khi hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, doanh nghiệp phải nộp lên cho cơ quan BHXH giải quyết. Cơ quan BHXH có trách nhiệm xử lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

– Trong vòng 7 ngày kể từ ngày người lao động thôi việc tại công ty, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cho cơ quan BHXH (chậm nhất là 30 ngày). Doanh nghiệp sẽ bị truy thu lãi suất theo quy định nếu báo giảm lao động và báo chốt sổ BHXH trễ với thời gian nghỉ thực tế.

– Doanh nghiệp chỉ cần nộp hai loại hồ sơ 1 lần nếu thực hiện đồng thời báo giảm lao động và chốt sổ BHXH.

– Doanh nghiệp phải thanh toán toàn bộ số tiền mà người lao động đóng Bảo hiểm Xã hội trong thời gian đợi giải quyết hồ sơ chốt sổ. Nếu không thực hiện thanh toán, cơ quan BHXH sẽ mặc định người lao động còn tham gia BHXH tại công ty và quy trình tiến hành chốt sổ BHXH sẽ bị dừng lại.

Quy định về Luật chốt sổ Bảo hiểm Xã hội.
Quy định về Luật chốt sổ Bảo hiểm Xã hội.

Xem thêm tại: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thai sản theo quy định hiện hành.

3. Quy định trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm Xã hội thuộc về ai?

Luật Lao động đã quy định đơn vị sử dụng lao động là bên chịu trách nhiệm trong việc tiến hành chốt sổ BHXH. Đơn vị sử dụng lao động phải hoàn tất các thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ Bảo hiểm và các giấy tờ khác có liên quan cho người lao động.

Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH để tiến hành xác nhận thời gian tham gia BHXH của người lao động khi người đó thôi việc tại công ty. 

Lưu ý: Người lao động có thể thông báo đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nếu đơn vị sử dụng lao động không thực hiện đúng trách nhiệm, trốn tránh các vấn đề trong việc thực hiện làm thủ tục chốt sổ BHXH. 

4. Khi nào thì người lao động tự thực hiện việc chốt sổ Bảo hiểm Xã hội theo quy định?

Theo quy định về trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm Xã hội của Luật Bảo hiểm thì đơn vị sử dụng lao động sẽ thực hiện việc chốt sổ. Người lao động sẽ không có quyền thực hiện chốt sổ BHXH. Việc thực hiện các thủ tục và hồ sơ chốt sổ BHXH sẽ thuộc về đơn vị sử dụng lao động.

Tuy nhiên nếu rơi vào những trường hợp sau thì người lao động phải tự thực hiện việc chốt sổ BHXH.

– Doanh nghiệp bị phá sản.

– Doanh nghiệp bị giải thể.

– Doanh nghiệp bị ngừng hoạt động.

Khi nào thì người lao động tự thực hiện việc chốt sổ Bảo hiểm Xã hội theo quy định?
Khi nào thì người lao động tự thực hiện việc chốt sổ Bảo hiểm Xã hội theo quy định?

Xem thêm tại: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thất nghiệp.

5. Quy trình chốt sổ Bảo hiểm Xã hội

5.1. Doanh nghiệp thực hiện việc chốt sổ BHXH

Quy trình chốt sổ Bảo hiểm Xã hội gồm các bước:

BƯỚC 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Theo Luật Bảo hiểm, để thực hiện chốt sổ BHXH, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ làm thủ tục báo giảm lao động và thủ tục chốt sổ BHXH.

 Hồ sơ chốt sổ Bảo hiểm Xã hội cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
  • Sổ Bảo hiểm Xã hội.
  • Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS).
  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu D02-TS).

BƯỚC 2: Nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định. Sau đó, gửi hồ sơ lên cho cơ quan BHXH qua đường bưu điện hoặc qua phần mềm BHXH.

BƯỚC 3: Chờ giải quyết hồ sơ.

Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục chốt sổ BHXH.

5.2 Người lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH

BƯỚC 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người lao động chuẩn bị hồ sơ xác nhận thời gian đóng BHXH gồm các loại giấy tờ sau:

  • Các tờ rời sổ (nếu có).
  • Sổ Bảo hiểm Xã hội.
  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH (mẫu TK1-TS).

BƯỚC 2: Nộp hồ sơ.

Người lao động nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH mà công ty đăng ký tham gia BHXH.

BƯỚC 3: Chờ giải quyết hồ sơ.

Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động.

Quy trình, quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Chốt sổ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của doanh nghiệp phải làm khi người lao động thôi việc tại công ty. Bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề quy trình, quy định thủ tục chốt sổ Bảo hiểm Xã hội theo Luật Bảo hiểm mới nhất hiện nay.

Quy trình chốt sổ Bảo hiểm Xã hội.
Quy trình chốt sổ Bảo hiểm Xã hội.

Xem thêm tại: Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu năm 2020.

Công ty AZTAX có dịch vụ hỗ trợ làm hồ sơ theo quy định chốt sổ Bảo hiểm Xã hội dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu chốt sổ cho người lao động. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ về vấn đề này.

5/5 - (24 bình chọn)
5/5 - (24 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon