Hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào mới nhất 2025

Phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế, không chịu thuế là quy trình quan trọng giúp doanh nghiệp xác định và phân chia đúng đắn thuế GTGT đầu vào giữa các hoạt động chịu thuế và không chịu thuế. Việc phân bổ này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mà còn tối ưu hóa việc khấu trừ thuế, giảm thiểu rủi ro sai sót và đảm bảo tính minh bạch trong báo cáo thuế.

1. Quy định về phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế

Quy định về phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế
Quy định về phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế

Theo Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC), có quy định rằng:

  • Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) đồng thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì chỉ được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT.
  • Doanh nghiệp cần tách bạch rõ ràng phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và phần không đủ điều kiện khấu trừ. Nếu không thể hạch toán riêng biệt, thì phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ được xác định dựa theo tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không kê khai – tính thuế GTGT trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra (bao gồm cả doanh thu không kê khai hoặc không hạch toán riêng được).
  • Đối với trường hợp phát sinh đồng thời doanh thu chịu và không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp phải tạm thời phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hàng tháng hoặc quý. Khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp sẽ thực hiện tính toán lại phần thuế GTGT đầu vào được phân bổ để điều chỉnh chính xác theo thực tế phát sinh.

2. Hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào

Hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào 2025
Hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào 2025

Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất

…..

2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ,

9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Công văn 3446/CTHN-TTHT năm 2021 hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào như sau:

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Wirecard (Việt Nam) có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì Công ty chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng điều kiện về khấu trừ theo quy định. Công ty phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Công ty kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.

Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, Công ty được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Khi Công ty vừa sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, Công ty chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng trong quá trình nhập khẩu.
  • Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần dưới 20 triệu đồng.
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện trên, phải có: hợp đồng bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên nước ngoài; hoá đơn bán hàng; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan.

Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thông qua hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, cũng như việc trả nợ thay Nhà nước, được xem là thanh toán không dùng tiền mặt.

Công ty phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.

Nếu không thể hạch toán riêng, thuế đầu vào được khấu trừ sẽ được xác định theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không kê khai. và nộp thuế GTGT dựa trên tổng doanh thu từ việc bán hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả doanh thu không cần phải kê khai và thuế không hạch toán riêng.

3. Khi nào cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào?

Khi nào cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Khi nào cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được bổ sung bởi Điểm b Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, cơ sở kinh doanh không được phép khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng hóa đơn GTGT không đúng quy định, ví dụ như không ghi rõ thuế GTGT (trừ trường hợp đặc biệt, khi hóa đơn ghi giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT).
  • Hóa đơn thiếu hoặc ghi sai thông tin như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, khiến việc xác định người bán không thể thực hiện.
  • Hóa đơn thiếu hoặc ghi sai thông tin như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, gây khó khăn trong việc xác định người mua (trừ trường hợp hóa đơn ghi tên tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền mua hàng hóa, dịch vụ).
  • Hóa đơn hoặc chứng từ thuế GTGT giả mạo, bị tẩy xóa, hoặc là hóa đơn khống, không kèm theo hàng hóa, dịch vụ thực tế.
  • Hóa đơn ghi giá trị không khớp với giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã mua, bán hoặc trao đổi.

4. Cách tính phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế

Cách tính phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế
Cách tính phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế

4.1 Trường hợp tách riêng được tiền thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế

Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế, doanh nghiệp cần xác định số tiền thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế hay không chịu thuế:

  • Nếu dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT: Được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
  • Nếu dùng cho hoạt động không chịu thuế GTGT: Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

4.2 Trường hợp không thể tách tiền thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế

Khi doanh nghiệp không tách được thuế GTGT đầu vào cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế (*), thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ theo tỷ lệ giữa doanh thu chịu thuế GTGT và tổng doanh thu bán ra (bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, không hạch toán riêng được).

➨ Điều này có nghĩa là, nếu doanh nghiệp không xác định được phần thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế hay không chịu thuế, thuế sẽ được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

(*): Trường hợp này thường xảy ra với các hóa đơn GTGT mua dịch vụ như điện, nước, tiếp khách…

Công thức tính thuế GTGT được khấu trừ:

Thuế GTGT được khấu trừ = Thuế GTGT đầu vào dùng chung x (Doanh thu chịu thuế GTGT / Tổng doanh thu)

Hàng tháng hoặc hàng quý, doanh nghiệp tạm phân bổ thuế GTGT chung cho cả hoạt động chịu thuế và không chịu thuế để khấu trừ. Cuối năm, doanh nghiệp cần tính toán lại và điều chỉnh số thuế GTGT đầu vào đã phân bổ tạm thời trong năm, để đảm bảo việc khấu trừ thuế chính xác theo từng kỳ.

5. Ví dụ cụ thể về phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế

Công ty Beta chuyên sản xuất máy tính để bàn và phần mềm ứng dụng, thực hiện kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quý.

Giả sử trong quý 2/2023, công ty có các số liệu kế toán như sau:

A. Tình hình bán ra:

  • Ngày 10/05/2023: Xuất bán 1 bộ máy tính để bàn cho công ty A, giá chưa tính VAT là 15.000.000 đồng/bộ, thuế suất 10%;
  • Ngày 20/05/2023: Xuất bán 1 phần mềm ứng dụng cho công ty B, giá bán là 7.000.000 đồng.

B. Tình hình mua vào:

  • Ngày 05/04/2023: Mua 15m3 gỗ ép dùng để sản xuất máy tính từ công ty C với giá chưa tính VAT là 2.000.000 đồng/m3, thuế suất 10%;
  • Ngày 15/06/2023: Thanh toán tiền dịch vụ internet, điện nước trong kỳ với số tiền chưa tính VAT là 800.000 đồng, thuế suất 10%.

Cuối quý, công ty Beta xác định được:

(1) Nghiệp vụ ngày 05/04/2023 – mua thép từ công ty C

Tiền thuế GTGT đầu vào từ việc mua gỗ ép được dùng cho hoạt động chịu thuế. Công ty Beta sẽ khấu trừ thuế GTGT đầu vào toàn bộ theo bảng sau:

  • Thuế GTGT đầu vào toàn bộ = 2.000.000 x 10% = 200.000 đồng.

(2) Nghiệp vụ ngày 15/06/2023 – thanh toán tiền dịch vụ internet, tiền điện nước

Ví dụ 1:

Tiền thuế GTGT từ dịch vụ internet là khoản chi phí chung cho cả hai hoạt động: sản xuất máy tính (chịu thuế GTGT) và phát triển phần mềm (không chịu thuế GTGT). Do vậy, công ty Beta phải phân bổ thuế theo tỷ lệ doanh thu của từng hoạt động.

  • Doanh thu từ bán máy tính: 15.000.000 đồng
  • Doanh thu từ bán phần mềm: 7.000.000 đồng
  • Tổng doanh thu: 15.000.000 + 7.000.000 = 22.000.000 đồng

Áp dụng công thức phân bổ thuế:

  • Thuế GTGT đầu vào từ internet = 800.000 x 10% = 80.000 đồng
  • Thuế GTGT được khấu trừ = 80.000 x (15.000.000 / 22.000.000) = 54.545 đồng
  • Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong quý 2/2023:
  • Thuế GTGT khấu trừ từ thép: 200.000 đồng
  • Thuế GTGT khấu trừ từ internet: 54.545 đồng

Tổng thuế GTGT khấu trừ = 200.000 + 54.545 = 254.545 đồng.

Cuối năm 2023:

Kế toán cần tính lại tổng số thuế GTGT được khấu trừ trong năm và điều chỉnh chỉ tiêu cho phù hợp.

Trường hợp: Nếu tổng số thuế GTGT trong kỳ lớn hơn số thuế GTGT được tính khấu trừ cuối năm, kế toán sẽ điều chỉnh giảm số thuế chênh lệch vào chỉ tiêu [25] của tờ khai 01/GTGT quý 4/2023.

Ví dụ 2:

Tổng số tiền thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ dùng chung tạm phân bổ trong kỳ quý 1, quý 2, quý 3 năm 2023 là 6.000.000 đồng. Tuy nhiên, khi kế toán tính lại vào cuối năm, số tiền thuế GTGT được khấu trừ thực tế là 7.500.000 đồng. Có nghĩa là:

  • Số tiền thuế đã khấu trừ trong các kỳ quý 1, quý 2, quý 3 năm 2023 ít hơn so với thực tế 1.500.000 đồng.
  • Số thuế GTGT được khấu trừ của kỳ quý 4/2023 tính trên tỷ lệ doanh thu của cả năm là 3.000.000 đồng.

Khi đó, trên tờ khai quý 4/2023, kế toán phải kê khai tăng 1.500.000 đồng ở chỉ tiêu [25] trên tờ khai 01/GTGT. Số thuế được khấu trừ kỳ quý 4/2023 sẽ là:

3.000.000 + 1.500.000 = 4.500.000 đồng.

Như vậy, trong quý 4/2023, số thuế GTGT được khấu trừ sẽ được điều chỉnh tăng thêm 1.500.000 đồng để phù hợp với số thực tế.

Hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào chịu thuế và không chịu thuế là rất quan trọng trong quản lý thuế của doanh nghiệp.Việc ác định tỷ lệ hợp lý giữa doanh thu chịu thuế và không chịu thuế giúp tối ưu hóa khấu trừ thuế đầu vào và nâng cao hiệu quả hoạt động. Nếu bạn có thắc mắc về phân bổ thuế GTGT đầu vào, hãy liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: (+84) 932 383 089 để được tư vấn.

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon