Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần mà bạn nên biết

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần mà chủ doanh nghiệp nên biết

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần là gì? Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn? Thành lập công ty cổ phần cần những gì? 25 điều cần biết khi thành lập công ty? Là câu hỏi mà rất nhiều nhà khởi nghiệp quan tâm. Điều này là bởi vì, biết được những lưu ý và những kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đăng ký thành lập cũng như tránh được các vấn đề về mặt pháp lý. Cùng AZTAX tìm hiểu xem những lưu ý đó là gì nhé!

1. Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần gồm có 2 yếu tố chính cần chú ý là:

  • Lưu ý trước khi thành lập công ty cổ phần
  • Lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần.

Những yếu tố này đều có những thành phần cần chú ý riêng biệt và khác nhau. Dưới đây là nội dung liệt kê những thành phần cần chú ý đó.

nhung luu y khi thanh lap cong ty co phan
Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần.

1.1 Những lưu ý trước khi thành lập công ty cổ phần

Xác định ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, một số ngành nghề, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện riêng biệt mới được phép thành lập doanh nghiệp như chứng chỉ hành nghề, mức vốn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14:

Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định: Đây là những ngành nghề được pháp luật yêu cầu phải có thêm vốn pháp định bên cạnh vốn điều lệ. Ở những ngành nghề đấy bạn bắt buộc phải có thêm vốn pháp định thì mới có thể thành lập doanh nghiệp được.

Ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề: Đây là những ngành nghề được pháp luật quy định và trải dài trong các điều luật, nghị định,…Việc bạn có chứng chỉ không chỉ để đáp ứng yêu cầu về mặt pháp luật mà còn đối với những khách hàng sau này của bạn.

Lưu ý: Chủ doanh nghiệp cần phải tra cứu để xác định ngành nghề kinh doanh đó có thuộc 3 ngành nghề có điều kiện như đã nêu trên hay không để chuẩn bị thêm 1 số tài liệu để đáp ứng điều kiện đó ngành nghề đó yêu cầu.

Xác định tên công ty: Đặt được tên của công ty chưa bao giờ là việc dễ dàng. Tên Công ty được xem là thương hiệu riêng và có thể mang đến thành công hoặc thất bại cho Công ty cũng như đáp ứng về mặt pháp ly.

Tên công ty cổ phần sẽ đặt theo dựa theo quy tắc, gồm hai thành tố là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”:

  • Công ty cổ phần + tên riêng
  • Công ty CP + tên riêng

Những lưu ý khi đặt tên Công ty mà bạn cần phải biết như sau:

  • Không được đặt tên công ty trùng.
  • Không được đặt tên công ty dễ gây nhầm lẫn
  • Không được đặt tên công ty trùng với tên các Cơ quan nhà nước.
  • Không được đặt tên công ty mang  yếu tố gây thù địch.

Nguồn vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị tất cả các loại cổ phần đã đăng ký mua và được ghi nhận trong Điều lệ. Do đó, mức vốn điều lệ của công ty cổ phần là vốn mà cổ đông mua cổ phần.

Theo Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty có thể tự mình đưa ra mức vốn điều lệ phù hợp. Nếu doanh nghiệp khai báo giam dối, sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn theo như quy định.

Mức vốn điều lệ công ty được xác định dựa trên các căn cứ sau:

  • Khả năng tài chính của công ty.
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp
  • Chi phí hoạt động công ty sau khi thành lập (vì mức vốn điều lệ của công ty được sử dụng vào các hoạt động công ty sau khi thành lập).
  • Dự án ký kết với đối tác.

Hiện nay, theo Luật Doanh Nghiệp 2020 đang hiện hành không có quy định nào về mức vốn tối thiểu của vốn điều lệ. Chính vì vậy hãy suy xét thật kỹ trước khi đăng ký phần vốn điều lệ này bạn nhé!

Hợp đồng thành lập công ty cổ phần: Các cổ đông góp vốn có thể quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Hợp tác giữu các cổ đông phải đồng quan điểm, lý tưởng là điều vô cùng quan trong cho sự thành công của doanh nghiệp cổ phần và ngược lại. Vì thế, ngày từ đầu, các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xác định lựa chọn cổ đông góp vốn. Bên cạnh đó, những thỏa thuận giữa các cổ đông nên nêu ra tại hợp đồng góp vốn để xác định rỏ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi nhà đầu tư, tránh những rắc rối về tranh chấp không đáng có.

Chọn người đại diện pháp luật: Các chức danh có thể trở thành người đại diện công ty tư nhân được quy định theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) hay các chức danh khác được quy định tại điều lệ công ty. Một quy định mới nhất trong Luật doanh nghiệp 2020 về người đại diện là công ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, phải nêu rỏ trong điều lệ công ty về chức danh quản lý, quyền, nghĩa vụ và số lượng người đại diện.

Địa điểm kinh doanh: Bởi trụ sở kinh doanh chính của công ty sẽ là nơi mà bạn đón nhận những khách hàng đầu tiên, là nơi mà doanh nghiệp của bạn từng bước phát triển nên vô cùng quan trọng, tiếp đến là vấn đề pháp lý đối với địa điểm kinh doanh của Công ty. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không được sử dụng căn hộ chung cư để làm trụ sở chính. Điều này được quy định tại Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà Ở 65/2014/QH13. Bên cạnh quy định trên thì trụ sở chính của Doanh nghiệp/ Công ty bạn cần phải có đầy đủ địa điểm liên lạc và phải ở trên lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Ủy quyền thành lập công ty cổ phần: Thông thường thì người đại diện pháp luật công ty sẽ trực tiếp thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Trong một số trường hợp người thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện, có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thây,

Theo đó người được ủy quyền phải có đầy đủ giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền, cụ thể như sau:

  • Bản sao giấy CMNN/CCCD/Hộ chiêu hay các loại giấy chứng thực hợp lệ khác.
  • Đối với công dân là người Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu hây giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan.

1.2 Những lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần

Công bố thông tin đăng ký kinh doanh sau thành lập: Công ty cổ phần phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trong thời hạn tối đa là 30 ngày, từ ngày nhận được giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Nếu không thực hiện sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.

Đăng ký chữ ký số: Doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử cũng như báo cáo thuế qua mạng Internet. Chữ ký số là phần bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp để thực hiện các công việc trên, vì hiện nay các cơ quan thuế đều yêu cầu kê khai thuế điện tử. Ngoài ra, chữ ký số còn cần thiết cho các thủ tục liên quan đến việc tham bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu: Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ kê khai thuế ban đầu và nộp hồ sơ cho chi cục thuế địa phương nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng.
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán.
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
  • Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng).
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.

Lưu ý: Tờ khai lệ phí môn bài vô cùng quan trọng, doanh nghiệp nên ưu tiên thực hiện trước. Các hồ sơ khác có thể thực hiện sau. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12) đối với tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp: Tài khoản ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc nộp thuế. Với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch trên 20 triệu đồng, việc mở tài khoản ngân hàng là điều cần thiết. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
  • 01 bản công chứng căn cước công dân của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép.
  • 01 bản sao điều lệ công ty.

Lưu ý: Trong năm 2022, doanh nghiệp không cần thực hiện công bố mẫu dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng hiện nay vẫn có thể yêu cầu công bố này, do đó, cần kiểm tra và thảo luận với ngân hàng để thực hiện thủ tục mở tài khoản dễ dàng nhất.

Gắn Biển hiện doanh nghiệp tại trụ sở chính: Doanh nghiệp cần khắc bảng hiệu tại trụ sở công ty. Trường hợp không thực hiện sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.

Tạo con dấu công ty: Việc tạo mẫu con dấu công ty là bắt buộc sau khi thành lập công ty. Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:

  • Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu.
  • Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Lưu ý: Doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng, như quy định trước đây.

Đăng ký giấy phép con (nếu cần): Nếu ngành nghề kinh doanh của bạn là nhành nghề có điều kiện yêu cầu giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép chứng nhận đủ điều kiện, doanh nghiệp cần phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh.

Thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết: Đối với công ty cổ phần, các cổ đông cần thanh toán đủ số vốn mà họ đã cam kết trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không góp đủ, không đúng thời hạn, thì sẽ bị phạt hành chính tùy theo trường hợp.

Lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông: Công ty cổ phần cần lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên và cổ đông theo đúng quy định của pháp luật. Việc không thực hiện sẽ bị phạt tiền.

Thuê một kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán: Nếu doanh nghiệp chưa có kế toán viên để kê khai và nộp các tờ khai thuế ban đầu, có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuê để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. AZTAX là một trong những nhà cung cấp dịch vụ kế toán uy tín tại TP. Hồ Chí Minh mà bạn có thể tin tưởng sử dụng.

Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử: Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử qua mạng. Hồ sơ này bao gồm:

  • Quyết định phát hành hóa đơn.
  • Mẫu hóa đơn.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp đã thông báo phát hành hóa đơn trước ngày 19/10/2020, hóa đơn giấy được sử dụng đến hết 30/6/2022. Tuy nhiên, sau ngày này, doanh nghiệp cần chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.

Tham gia bảo hiểm cho người lao động: Tham gia bảo hiểm cho người lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp. Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động.

Đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu cần): Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, việc đăng ký mã số xuất nhập khẩu là cần thiết. Đây là một phần quan trọng của quá trình kinh doanh quốc tế.

Hồ sơ đăng ký gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Tờ khai đăng ký mã số xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Sau khi hoàn thành tthủ tục này, nếu hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này liên quan đến việc quản lý và thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu.

Thành lập Ban kiểm soát (nếu cần): Đối với các công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty, thì cần phải lập Ban kiểm soát. Ban kiểm soát đóng vai trò trong giám sát và quản lý hoạt động của công ty.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ

2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần?

ho so dang ky thanh lap cong ty co phan
Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty cổ phần gồm những gì?

Hồ sơ để thành lập công ty cổ phần sẽ tương đối phức tạp hơn so với những loại hình doanh nghiệp khác. Cùng xem kỹ hơn thông qua Điều 22 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về thành phần hồ sơ thành lập công ty cổ phần như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

3. Đăng ký thành lập công ty cổ phần?

dang ky thanh lap cong ty co phan
Đăng ký thành lập Công ty cổ phần

3.1 Nộp hồ sơ ở đâu?

Việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần khá là đơn giản và có nhiều hình thức cho bạn lựa chọn. Một số cách để bạn nộp như sau:

  • Cách 1 – Nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Cách 2 – Nộp qua dịch vụ bưu chính.
  • Cách 3 – Nộp trực tuyến.

Trong những cách trên thì AZTAX khuyến khích các bạn tốt nhất hãy đến tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Mặc dù sẽ mất phí 50.000 VNĐ nhưng nếu bạn có gì thắc mắc thì có thể hỏi thông tin trực tiếp ngay tại đó. Thông thường sẽ chỉ mất 3 ngày làm việc là bạn đã nhận được kết quả.

3.2 Các bước thành lập công ty cổ phần?

Các bước để hoàn thành những điều kiện thành lập công ty cổ phần khá là đơn giản, bạn chỉ cần xem lại những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần ở bên trên mà AZTAX đã đề cập. Nhìn chung thì có những bước sau đây:

  • Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ thông tin và nộp hồ sơ.
  • Bước 2 – Nhận kết quả và giải quyết các vấn đề.
  • Bước 3 – Nhận kết quả với tờ giấy chứng nhận.

4. Tại sao nên chọn thành lập công ty cổ phần (CTCP)

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mang nhiều ưu điểm, đặc biệt là trong việc quản lý tài chính và phát triển kinh doanh. Dưới đây là một số ưu điểm về công ty cổ phần mà AZTAX đã tổng hợp.

Tại sao nên chọn thành lập công ty cổ phần (ctcp)
Tại sao nên chọn thành lập công ty cổ phần (ctcp)
  • Dễ huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu CTCP có khả năng phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Điều này giúp công ty cổ phần có nguồn tài chính khá đa dạng và dồi dào, phù hợp với các yêu cầu phát triển và quản lý của doanh nghiệp ở quy mô lớn.
  • Cấu trúc vốn đa dạng CTCP cho phép cấu trúc vốn vô cùng linh hoạt, điều này giúp công ty cổ phần tùy chỉnh cách quản lý và phân phối vốn một cách hiệu quả hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Quản lý thông qua đại hội đồng cổ đông của CTCP được tham gia vào quản lý thông qua việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu tại Đại hội cổ đông. Điều này đảm bảo tính minh bạch trong quản lý công ty.
  • Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh các CTCP thường có quy mô hoạt động lớn hơn, có khả năng mở rộng kinh doanh thông qua khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp công ty phát triển và thích ứng với môi trường kinh doanh một cách linh hoạt.

5. Điều kiện riêng đối với từng loại doanh nghiệp khi thành lập công ty

dieu kien rieng doi voi tung loai doanh nghiep khi thanh lap cong ty
Điều kiện riêng đối với từng loại doanh nghiệp thành lập công ty

Ngoài việc tuân thủ các điều kiện chung, mỗi loại hình doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu riêng sau đây:

  • Công ty Cổ phần cần có ít nhất 3 cổ đông sáng lập và không có giới hạn về số lượng cổ đông tối đa.
  • Công ty TNHH 1 thành viên phải chỉ có duy nhất 1 cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu và có thể đồng thời là người đại diện pháp luật của công ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có từ 2 đến 50 thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh yêu cầu ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung và kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, không làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác và không làm thành viên hợp danh của công ty khác trừ khi được sự đồng ý của tất cả thành viên khác.
  • Doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp do cá nhân sở hữu và điều hành, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình. Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Đồng thời, không được tham gia góp vốn vào các loại hình công ty khác.

5.1. Các loại hình công ty cổ phần

Các loại hình công ty cổ phần gồm có 2 loại là: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.

Trong quá trình phân chia, cổ phần ưu đãi được phân thành bốn danh mục khác nhau: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, và cổ phần ưu đãi đặc biệt khác được quy định trong Điều lệ công ty.

5.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông

Theo quy định quyền và nghĩa vụ của cổ đông có 4 dạng hình thức như sau: quyền của cổ đông phổ thông,  quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết, quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại. Sau đây là chi tiết về quyền và nghĩa vụ của từng hình thức cổ đông.

  • Quyền của cổ đông phổ thông cổ đông phổ thông có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, nhận cổ tức, ưu tiên mua cổ phần mới, tự do chuyển nhượng cổ phần, xem xét thông tin và yêu cầu sửa đổi thông tin cá nhân, cũng như nhận phần tài sản còn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và nhận cổ tức theo quy định.
  • Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền nhận cổ tức và phần tài sản còn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền tương tự như cổ đông phổ thông, với một số hạn chế đối với quyền biểu quyết và tham gia vào các quyết định của công ty.

Vậy là AZTAX đã cung cấp các thông tin cần thiết về những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần. Nhìn sơ qua thì sẽ vô cùng phức tạp nhưng với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần thì cơ hội của bạn là rất nhiều. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, đừng quên đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại AZTAX nhé!

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post