Người lao động ngừng việc do bị cách ly, phong tỏa sẽ được gì? 

Chế độ hỗ trợ người lao động ngừng việc do bị cách ly theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

Trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp, nhiều người lao động băn khoăn trong thời gian ngừng việc do bị cách ly y tế thì sẽ được hỗ trợ những gì? Liên quan đến chế độ dành cho F1, F0 thuộc gói hỗ trợ COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP, AZTAX sẽ giải đáp các thắc mắc trong bài viết dưới đây.

1. Chế độ hỗ trợ người lao động ngừng việc do bị cách ly theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

Người lao động ngừng việc do thuộc đối tượng F1,F0 và có quyết định cách ly sẽ được hỗ trợ theo quy định như sau (Căn cứ Điều 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

Người lao động nếu có quyết định cách ly, phong tỏa trong thời gian từ 1/5/2021 đến 31/12/2021 thì sẽ được hỗ trợ 1.000.000đ/người và chỉ hỗ trợ 1 lần duy nhất. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người. Người lao động đang nuôi trẻ em dưới 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi (chỉ hỗ trợ 01 người là cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng).

Chế độ hỗ trợ người lao động ngừng việc do bị cách ly theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg
Chế độ hỗ trợ người lao động ngừng việc do bị cách ly theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

2. Lương ngừng việc từ doanh nghiệp

Người lao động nếu chẳng may là F1, F0 buộc phải ngừng việc do bị cách ly y tế thì sẽ được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động như sau:

  • Nếu ngừng việc từ 14 ngày trở xuống: Lương ngừng việc không thấp hơn lương tối thiểu vùng.
  • Nếu ngừng việc trên 14 ngày: Lương ngừng việc của 14 ngày đầu tiên không thấp hơn lương tối thiểu vùng, lương từ ngày 15 trở đi theo thỏa thuận.

Người lao động có lương ngừng việc thì vẫn được tham gia BHXH theo mức lương ngừng việc.

Tham khảo thêm về: Vấn đề chi lương ngừng việc – đóng BHXH cho người lao động

Lương ngừng việc từ doanh nghiệp
Lương ngừng việc từ doanh nghiệp

3. Những quy định về vấn đề người lao động ngừng việc do bị cách ly y tế cần lưu ý

Đối với vấn đề người lao động ngừng việc, có những quy định cần lưu ý như sau:

– Nếu doanh nghiệp ngừng chi lương ngừng việc thì phải thỏa thuận nghỉ không lương với Người lao động.

– Người lao động chỉ được hỗ trợ theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg nếu có quyết định cách ly y tế của Người lao động, do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Căn cứ vào Điều 26 theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, thì người lao động F0, F1 được hỗ trợ như sau:

1. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

2. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

– Doanh nghiệp phải làm hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH tương ứng với lương ngừng việc, không chi lương ngừng việc mà đóng BHXH theo mức trên hợp đồng lao động.

– Người lao động phải có tham gia BHXH tại tháng liền kề trước khi ngừng việc. Người lao động đang thử việc hoặc đang trong thời gian hưởng thai sản không được hỗ trợ.

Những quy định về vấn đề người lao động ngừng việc do bị cách ly y tế cần lưu ý
Những quy định về vấn đề người lao động ngừng việc do bị cách ly y tế cần lưu ý

4. Doanh nghiệp phải làm gì khi có người lao động ngừng việc do bị cách ly y tế?

Khi có người lao động bị cách ly y tế, doanh nghiệp cần thực hiện những bước sau: 

Bước 1: Thỏa thuận chi lương ngừng việc

  • Nếu lương ngừng việc thấp hơn lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì làm hồ sơ điều chỉnh lương đóng BHXH (Hồ sơ 600b phương án DC – Điều chỉnh)
  • Nếu lương ngừng việc bằng lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì giữ nguyên.

Bước 2: Báo giảm phương án KL Không lương nếu ngừng chi lương ngừng việc (vẫn chi thì giữ nguyên, chi thấp hơn làm hồ sơ điều chỉnh)

Bước 3: Lập hồ sơ theo Mẫu 06 theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg gửi cơ quan BHXH.

Bước 4: Nhận lại hồ sơ từ BHXH, nộp bộ hồ sơ dưới đây gửi UBND, bao gồm:

– Mẫu 06 đã được xác nhận

– Quyết định cách ly của cơ quan có thẩm quyền

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 68Doanh nghiệp phải làm gì khi có người lao động ngừng việc do bị cách ly y tế?

Doanh nghiệp phải làm gì khi có người lao động ngừng việc do bị cách ly y tế?

5. Dịch vụ làm BHXH trọn gói

Với mong muốn được hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những trường hợp phức tạp khi làm về thủ tục BHXH. AZTAX tự hào cung cấp các dịch vụ làm thủ tục BHXH giúp khách hàng nhanh chóng giải quyết nhanh chóng các vấn đề về BHXH. Các dịch vụ này bao gồm:

–  Dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội

– Dịch vụ làm bảo hiểm thai sản

Dịch vụ giải trình bảo hiểm xã hội

– Dịch vụ làm sổ bảo hiểm xã hội

– Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

– Dịch vụ trợ cấp BHXH một lần

Trên đây là một số vấn đề về lương ngừng việc, những hỗ trợ cho người lao động khi phải ngừng việc do cách ly và những việc mà doanh nghiệp cần làm khi có người lao động phải ngừng việc do cách ly, phong toả. Hy vọng thông tin hữu ích với người lao động và doanh nghiệp trong mùa dịch này.

Xem thêm: dịch vụ làm giấy phép lao động

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon