Lựa chọn giữa việc thành lập công ty con hay chi nhánh là một quyết định phức tạp đối với các doanh nghiệp.Bởi một loại hình điều có riêng cho mình nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy nên thành lập công ty con hay chi nhánh? Để phân biệt rõ công ty con và chi nhánh và đưa ra quyết định đúng đắn, AZTAX kính mời quý doanh nghiệp cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
1. Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Để lựa chọn nên thành lập chi nhánh và công ty con cần phải dựa vào các yếu tố như mục đích, định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chủ thể muốn đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mới mà không làm ảnh hưởng tới công ty mẹ thì nên thành lập công ty con. Nếu chủ thể muốn mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp ra một địa phương hay một quốc gia khác thì thành lập chi nhánh là thích hợp nhất.
Cả công ty con và chi nhánh đều có khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh như ký hợp đồng, sản xuất, và tuyển dụng. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở một số điểm quan trọng:
- Tư cách pháp nhân (con dấu và tài sản độc lập): Công ty con được xem là một pháp nhân độc lập, có con dấu và tài sản riêng. Trong khi đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân riêng và không sở hữu tài sản độc lập.
- Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty con hạch toán thuế một cách độc lập. Ngược lại, chi nhánh thường hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty mẹ, dù vẫn có thể hạch toán độc lập theo quy định.
- Khoản thuế phải đóng: Công ty con phải đóng nhiều loại thuế như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, và thuế giá trị gia tăng. Chi nhánh chỉ cần nộp thuế môn bài.
- Trách nhiệm khi giải thể, phá sản: Chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ, trong khi công ty con chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào.
Bên cạnh đó, ưu điểm của hai hình thức này tóm tắt như sau:
- Thành lập công ty con:
- Phù hợp với doanh nghiệp hoạt động đa ngành hoặc có định hướng trở thành doanh nghiệp đa ngành.
- Dễ quản lý lợi nhuận và chi phí trong từng lĩnh vực.
- Tạo điều kiện phát triển chuyên sâu trong từng lĩnh vực, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn doanh nghiệp.
- Thành lập nhiều công ty con trong cùng ngành nghề có thể tạo sự cạnh tranh nội bộ, thúc đẩy phát triển và tăng hiệu quả kinh doanh.
- Thành lập chi nhánh:
- Lý tưởng cho doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ở các tỉnh, thành phố khác để tăng cường hoạt động kinh doanh của ngành nghề hiện tại.
- Giúp tăng lợi nhuận và mang đến sự tiện lợi khi giao dịch cho khách hàng.
- Việc đăng ký thành lập chi nhánh đơn giản hơn, là lựa chọn tối ưu cho việc mở rộng phạm vi kinh doanh mà không cần tạo ra một pháp nhân mới.
Như bạn đã thấy, mỗi hình thức này đều có các ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Vì vậy, quyết định xem liệu bạn nên thành lập công ty con hay chi nhánh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
2. Công ty con là gì?
2.1 Khái niệm công ty con là gì?
Công ty con hay gọi là công ty lép vốn (tiếng Anh: subsidiary company). Đây là thuật ngữ chỉ những công ty chịu sự quản lý và chi phối bởi công ty mẹ.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 quy định về công ty con. Một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác nếu chúng thuộc vào một trong những tình huống sau đây:
- Sở hữu hơn 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần thông thường của công ty công ty con.
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định việc bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty công ty con.
- Có quyền quyết định việc thay đổi hoặc bổ sung Điều lệ của công ty công ty con.
2.2 Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty con tại Việt Nam
Ưu điểm mô hình công ty mẹ – công ty con
- Mô hình Công ty mẹ – Công ty con đại diện cho một tổ chức kinh tế đa dạng và năng động. Ban đầu đây là hiệp hội sau đó mở rộng sang mô hình timeshare với quy mô ngày càng lớn, hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia.
- Mô hình này tạo sự phân tán rủi ro cho các công ty con bằng cách phân chia hợp đồng, giao dịch và các nghĩa vụ, trách nhiệm giữa chúng khi tương tác với các đối tác.
- Công ty mẹ càng có nhiều công ty con, thì càng có nhiều thị phần và nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tính độc lập trong tư cách pháp lý của cả công ty mẹ và công ty con giúp các công ty con tự chủ và sáng tạo hơn, có thể đáp ứng nhanh chóng các vấn đề kinh doanh.
- Mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép công ty mẹ huy động vốn để mở rộng sản xuất và hoạt động bằng cách thành lập công ty con tại Việt Nam. Công ty mới thành lập có thể được kiểm soát một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, đồng thời không bị các nhà đầu tư chi phối.
Nhược điểm mô hình công ty mẹ – công ty con
- Công ty con không được đầu tư, mua cổ phần hoặc góp vốn vào công ty mẹ hoặc các công ty con khác. Điều này hạn chế mức độ đầu tư và quyền tự do của công ty con trong việc quyết định hoạt động kinh doanh.
- Công ty mẹ có quá nhiều quyền kiểm soát trong các công ty con, đặc biệt là trong các mô hình mà công ty mẹ sở hữu hơn 50% hoặc 65% cổ phần hoặc vốn góp. Điều này có thể hạn chế quyền tự do của công ty con và ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của họ.
- Chế độ pháp lý và quản lý phức tạp khiến công ty mẹ phải cử cánh quản lý tham gia vào tất cả các hoạt động của công ty con, điều này đôi khi làm phức tạp quá trình quản lý.
- Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, gây thao túng thị trường và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh chung. Các công ty con dễ cạnh tranh lẫn nhau, ảnh hưởng đến lợi ích chung của tập đoàn.
3. Chi nhánh là gì?
3.1 Khái niệm chi nhánh
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 quy định về chi nhánh. Theo đó, công ty chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
3.2 Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập chi nhánh
Ưu điểm của việc thành lập công ty chi nhánh:
- Chi nhánh công ty có thể được thành lập tại nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không bắt buộc phải đặt tại cùng nơi với trụ sở chính của công ty. Điều này giúp khách hàng tiện lợi hơn khi thực hiện hợp đồng hoặc giao dịch, mà không cần phải đến trực tiếp trụ sở công ty. Ví dụ, nếu một khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh cần giao dịch với một công ty có trụ sở tại Hà Nội, việc phải di chuyển đến Hà Nội để làm việc trực tiếp sẽ gây bất tiện. Tuy nhiên, nếu công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng có thể thực hiện giao dịch một cách thuận tiện tại đó.
- Chi nhánh hoạt động và kinh doanh giống như một công ty độc lập, họ cũng có con dấu riêng, điều này mang lại sự tin tưởng cho các đối tác và khách hàng khi ký kết hợp đồng với chi nhánh.
- Mặc dù là một đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ, chi nhánh có khả năng hạch toán độc lập hoặc tuân theo hạch toán của công ty mẹ, tùy theo quyết định của công ty và yêu cầu của pháp luật.
Nhược điểm của việc thành lập công ty chi nhánh:
- Do chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nên chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho chi nhánh ký kết các hợp đồng giao dịch, nhưng việc kiểm soát quá trình giao dịch không được thực hiện chặt chẽ. Vì vậy, khi có tranh chấp hoặc phát sinh nợ nần, doanh nghiệp sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và đối tác.
- Chi nhánh phải nộp thuế môn bài hàng năm với mức thuế là 1.000.000 đồng.
4. Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh
Sự khác nhau giữa chi nhánh và công ty con như sau:
- Về văn bản xác nhận tư cách chủ thể:
- Chi nhánh công ty: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Công ty con: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Về tư cách pháp nhân:
- Chi nhánh công ty: Không có tư cách pháp nhân, do là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
- Công ty con: Có tư cách pháp nhân.
- Về trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản:
- Chi nhánh công ty: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ.
- Công ty con: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào vốn điều lệ của công ty con
- Về vốn điều lệ:
- Chi nhánh công ty: Không có vốn điều lệ, do nguồn vốn hoạt động của chi nhánh là công ty mẹ.
- Công ty con: Vốn điều lệ quy định tại Điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Về mã số thuế:
- Chi nhánh công ty: Được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
- Công ty con: Được cấp một mã số thuế độc lập với công ty mẹ.
- Về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Chi nhánh công ty: Được phép chuyển lợi nhuận về công ty mẹ để tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động của công ty.
- Công ty con: Không được chuyển lợi nhuận kinh doanh về công ty mẹ, mà phải tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở của công ty con
Câu hỏi nên thành lập công ty con hay chi nhánh đã phần nào được giải đáp qua bài viết trên. Hy vọng bài viết sẽ góp phần mang đến những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về vấn đề trên. AZTAX tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian thực hiện nhanh nhất.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp