Giải Đáp Thắc Mắc Nên Thành Lập Công ty Cổ Phần Hay TNHH

Giải Đáp Thắc Mắc Nên Thành Lập Công ty Cổ Phần Hay TNHH

Nên thành lập Công ty cổ phần hay TNHH là vấn đề khá nan giải đối với nhiều người. Không chỉ nằm ở vấn đề pháp lý mà còn là khả năng kinh doanh, khả năng huy động vốn trong tương lai. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu và giải đáp ngay trong bài viết này nhé!

Nên thành lập Công ty cổ phần hay TNHH?
Nên thành lập Công ty cổ phần hay TNHH?

1. Đôi nét về Công ty TNHH và Công ty cổ phần?

1.1 Công ty TNHH là gì?

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận trong Bộ Luật Doanh Nghiệp 2020 đang hiện hành. Bên trong sẽ chia thành hai thực thể pháp lý riêng biệt là chủ sở hữu Công ty và Công ty.

Hiện nay Công ty TNHH sẽ có Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Với Công ty TNHH thì các thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi số vốn góp của mình.

Định nghĩa về Công ty TNHH được quy định tại Khoản 7 – Điều 4 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.”

1.1.1 Công ty TNHH một thành viên là gì?

Công ty TNHH một thành viên là gì?
Công ty TNHH một thành viên là gì?

Công ty TNHH một thành viên được xem là Công ty chỉ có một người chủ duy nhất. Người chủ đó có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu. Như đã nói ở trên về Công ty TNHH thì người chủ này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về các nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký.

Định nghĩa về Công ty TNHH một thành viên được nêu tại Khoản 1 – Điều 74 – Mục 2 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”

1.1.2 Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một doanh nghiệp có số lượng thành viên từ 2 đến 50. Và cũng giống như Công ty TNHH một thành viên, các thành viên này có thể là tổ chức hoặc một cá nhân nào đó.

Và cuối cùng là trách nhiệm của họ vẫn sẽ là chịu các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ vốn mà họ đã góp.

Bạn có thể đọc qua định nghĩa về Công ty TNHH hai thành viên được pháp luật ban hành thông qua Khoản 1 – Điều 46 – Mục 1 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 sau đây: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.”

1.2 Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần có thể xem là một loại hình doanh nghiệp có cơ chế phức tạp hơn nhiều so với Công ty TNHH. Tuy nhiên, về số lượng cũng như hạn mức vốn góp là không giới hạn nên sự phức tạp là điều khá dễ hiểu.

Phần vốn của Công ty cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần và được gọi là cổ đông. Nếu bạn muốn tìm đọc rõ hơn về các loại cổ đông thì có thể tìm kiếm ngay trên Website của AZTAX.

2. Ưu nhược điểm Công ty TNHH và Công ty cổ phần?

Để phần nào giải đáp thắc mắc nên chọn Công ty cổ phần hay TNHH thì hãy cùng điểm qua ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này:

2.1 Ưu nhược điểm Công ty TNHH một thành viên?

Ưu nhược điểm Công ty TNHH một thành viên
Ưu nhược điểm Công ty TNHH một thành viên

2.1.1 Ưu điểm Công ty TNHH một thành viên:

  • Có thể quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty một cách độc lập.
  • Một Công ty TNHH chỉ cần một cá nhân hoặc một tổ chức là có thể thành lập nên.
  • Vốn điều lệ của Công ty sẽ chỉ do một cá nhân, tổ chức đảm nhiệm nên sẽ có dễ dàng đảm bảo về mặt pháp lý cũng như hoạt động kinh doanh sau này.
  • Vì chỉ có một chủ sở hữu nên cơ cấu sẽ linh động và dễ dàng hơn.
  • Về mặt pháp lý cũng không quá phức tạp như Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

2.1.2 Nhược điểm Công ty TNHH một thành viên:

  • Công ty TNHH một thành viên được phép phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phiếu
  • Công ty TNHH một thành viên huy động vốn hạn chế hơn so với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
  • Khả năng kinh doanh, hoạt động của Công ty sẽ chỉ dựa trên số tài sản của một người.
  • Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên không được rút vốn trực tiếp mà phải bằng cách chuyển nhượng.
  • Tiền lương của chủ sở hữu sẽ không được tính vào các chi phí hợp lý khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2 Ưu nhược điểm Công ty TNHH hai thành viên?

Ưu nhược điểm Công ty TNHH hai thành viên
Ưu nhược điểm Công ty TNHH hai thành viên

2.2.1 Ưu điểm Công ty TNHH hai thành viên:

  • Số lượng vốn góp vào Công ty sẽ nhiều hơn so với Công ty TNHH nên sẽ có khả năng kinh doanh rộng mở hơn.
  • Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm dựa trên số vốn mà mình đã góp nên sẽ hạn chế rủi ro phần nào.
  • Những thành viên trong Công ty TNHH thường có độ tin tưởng nhau nhất định và là người thân, quen biết. Vì thế tạo được sự uy tín cao đối với khách hàng, ngân hàng cho vay,…
  • Chế độ chuyển nhượng vốn của Công ty được quy định chặt chẽ nên sẽ không có chuyện các thành viên không ai không biết nhau.

2.2.2 Nhược điểm Công ty TNHH hai thành viên:

  • Số lượng thành viên càng nhiều thì quản trị càng phức tạp.
  • Mặt dù phần vốn có rộng mở hơn so với Công ty TNHH một thành viên nhưng vì không được phát hành cổ phiếu nên sẽ eo hẹp hơn Công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên là Công ty có số lượng từ 2 đến 50 người và không thể hơn.

2.3 Ưu nhược điểm Công ty cổ phần?

Ưu nhược điểm Công ty cổ phần
Ưu nhược điểm Công ty cổ phần

Ưu điểm Công ty cổ phần:

  • Ưu điểm lớn nhất là khả năng huy động vốn rộng và linh hoạt trong hầu hết các lĩnh vực.
  • Các cổ đông thường sẽ chịu trách nhiệm dựa trên số vốn mà mình có.
  • Thành viên cổ đông có thể chuyển nhượng vốn một cách dễ dàng.

Nhược điểm Công ty cổ phần:

  • Việc quản lý Công ty cổ phần là vô cùng khó khăn, phức tạp. Đa phần thành viên sẽ là những người không quen biết nhau.
  • Không thể đảm bảo được các thông tin kinh doanh không bị lọt ra ngoài đối thủ.
  • Khả năng quyết định trong mọi vấn đề sẽ càng trở nên phức tạp hơn dựa trên số lượng cổ đông.

3. Nên thành lập Công ty cổ phần hay TNHH?

Sau khi biết được các khái niệm của Công ty TNHH, Công ty cổ phần và ưu nhược điểm thì chắc hẳn các bạn đã phần nào định hình được bản thân mình nên chọn loại hình doanh nghiệp nào.

Nhìn chung, nó sẽ phụ thuộc vào số lượng người thành lập, số vốn, mục tiêu kinh doanh và mong ước của bản thân bạn. Việc hiểu được các loại hình doanh nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về pháp lý cũng như hướng phát triển phù hợp với bản thân.

Cuối cùng AZTAX sẽ đưa ra 3 yếu tố mà AZTAX nghĩ sẽ giúp ích cho bạn trong việc củng cố sự lựa chọn hơn trong việc nên thành lập Công ty cổ phần TNHH:

3.1 Xét về trách nhiệm doanh nghiệp?

Xét về trách nhiệm doanh nghiệp
Xét về trách nhiệm doanh nghiệp

Xét về trách nhiệm doanh nghiệp thì cả Công ty TNHH hai thành viên và Công ty Cổ phần đều sẽ chỉ dựa trên số vốn đã góp. Chỉ có Công ty TNHH một thành viên là có sự khác biệt là bạn phải tự chính bản thân mình chịu trách nhiệm toàn bộ.

Nếu định hướng của bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể chọn Công ty TNHH một thành viên. Với loại hình này thì bạn cũng có thể tự bản thân mình chịu trách nhiệm không quá rủi ro.

Còn nếu định hướng của bạn là phát triển bền và lâu dài, muốn chịu ít rủi ro hơn thì có thể chọn Công ty TNHH hai thành viên. Với loại hình này bạn vừa có thể mở rộng vốn ở một mức nhất định và mức độ chịu rủi ro của bạn sẽ thấp hơn.

Và nếu bạn muốn một cơ hội kinh doanh và phát triển cực kỳ lớn thì có thể chọn ngay Công ty cổ phần. Mặc dù quản trị sẽ vô cùng khó nhưng bạn sẽ có nguồn vốn không giới hạn để có thể mở rộng kinh doanh hết mức có thể.

3.2 Xét về khả năng huy động vốn?

Xét về khả năng huy động vốn
Xét về khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn thì ở Công ty cổ phần chắc chắn chiếm ưu thế hơn cả. Tuy nhiên, theo Luật Doanh Nghiệp 2020 đang hiện hành thì cả Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên đều được phát hành trái phiếu.

Với Công ty TNHH một thành viên thì điều luật này được quy định tại Khoản 4 – Điều 74 – Mục 2 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này”

Với Công ty TNHH hai thành viên thì điều luật này được quy định tại Khoản 4 – Điều 46 – Mục 1 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

3.3 Xét về góc độ quản lý?

Xét về góc độ quản lý
Xét về góc độ quản lý

Nếu xét về góc độ quản lý doanh nghiệp thì Công ty cổ phần và Công ty TNHH hai thành viên trở lên tuy có phức tạp hơn nhưng phần nào đó vẫn sẽ đơn giản hơn so với Công ty TNHH một thành viên.

Lý do là bởi các đầu việc quản lý sẽ được chia sẻ cho toàn bộ các cổ đông/ thành viên góp vốn để cùng tham gia và điều hành. Bạn sẽ không phải rơi vào tình trạng một mình ôm hết tất cả mọi việc. Và điều đặc biệt ở đây là bạn có thể phần nào học hỏi các thành viên góp vốn trong Công ty.

Trên đây là các thông tin mà AZTAX đã tổng hợp lại để gửi đến cho các bạn nhằm giúp giải đáp vấn đề nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH. Với những điều này hy vọng bạn đã có một sự lựa chọn phù hợp cho riêng mình!

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay muốn thành lập một doanh nghiệp mà không biết giải quyết các vấn đề pháp lý ra sao thì đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX để được giải đáp chi tiết. Và cuối cùng đừng quên theo dõi và đón đọc nhiều bài viết khác hay hơn tại đây nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post