Để kinh doanh homestay cần giấy phép gì?

Kinh doanh homestay cần những loại giấy phép gì?

Kinh doanh homestay đang trở thành xu hướng, đặc biệt tại các điểm du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp thì bạn cần nắm rõ kinh doanh homestay cần giấy phép gì. Việc hiểu biết về các yêu cầu pháp lý và quy trình xin cấp giấy phép không chỉ giúp bạn tránh rắc rối mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hãy cùng AZTAX khám phá những loại giấy phép cần thiết để kinh doanh homestay trong bài viết dưới đây! 

1. Kinh doanh homestay là gì?

Kinh doanh homestay thuộc danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện, vì vậy việc sở hữu giấy phép kinh doanh là bắt buộc. Giấy phép này được cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có điều kiện và xác nhận rằng chủ homestay đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý, được Nhà nước cho phép hoạt động.
Kinh doanh homestay là gì?
Kinh doanh homestay là gì?

Giấy phép kinh doanh là tài liệu quan trọng để hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực homestay. Thiếu giấy phép này có thể dẫn đến xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 VND đối với hộ kinh doanh và 10.000.000 đến 20.000.000 VND đối với doanh nghiệp hoặc các biện pháp chế tài khác theo quy định.

2. Kinh doanh homestay cần giấy phép gì?

Để kinh doanh homestay bạn cần: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú, Giấy chứng nhận an ninh trật tự (nếu có từ 10 phòng trở lên), Giấy phép phòng cháy chữa cháy và Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu cung cấp ăn uống.
Kinh doanh homestay cần giấy phép gì?
Kinh doanh homestay cần giấy phép gì?

Để kinh doanh homestay tại Việt Nam, bạn cần thực hiện các bước và xin các giấy phép sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đây là tài liệu cơ bản xác nhận tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh. Bạn cần thực hiện đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú: Để kinh doanh homestay, bạn cần xin giấy phép này từ Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tùy theo từng tỉnh thành. Giấy phép này xác nhận rằng cơ sở của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, an toàn và dịch vụ.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự: Đối với homestay có từ 10 phòng trở lên, bạn cần có giấy chứng nhận này từ cơ quan công an địa phương.
  • Giấy phép phòng cháy và chữa cháy: Đảm bảo cơ sở của bạn đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và có giấy chứng nhận từ cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Nếu bạn cung cấp dịch vụ ăn uống tại homestay, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bắt buộc.

Xem thêm: Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú mới nhất 

Xem thêm: Xin giấy phép kinh doanh khách sạn cần điều kiện gì? 

3. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay:

  • Địa chỉ homestay và tên hộ kinh doanh
  • Địa chỉ email và số điện thoại liên lạc
  • Số CMND, họ tên, chữ ký của người lập hộ kinh doanh, kèm theo bản sao CMND để đối chiếu
  • Thông tin về số lượng lao động dự kiến
  • Thông tin về mức vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh homestay

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Gửi bộ hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc cấp huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh. Phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh homestay:

  • Đối với hộ kinh doanh cá thể, phí nộp hồ sơ đăng ký giấy phép là 100.000 VND
  • Đối với doanh nghiệp, lệ phí đăng ký giấy phép tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư là 50.000 VND. Lệ phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng Thông tin Quốc gia là 100.000 VND

Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả

  • Chờ trong 3 ngày. Nếu không có yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi, bạn mang biên nhận đến để nhận Giấy phép kinh doanh homestay.
  • Nếu hồ sơ có sai sót hoặc cần bổ sung, cơ quan sẽ thông báo cho bạn bằng văn bản.
  • Nếu sau 3 ngày bạn vẫn chưa nhận được giấy phép, bạn có quyền tiến hành khiếu nại.

Sau khi cấp giấy phép, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi hồ sơ đến Chi cục thuế để hoàn tất các thủ tục thuế theo quy định của nhà nước.

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ mới nhất 

Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà trọ mới nhất

4. Thủ tục xin cấp giấy phép liên quan khác

4.1 Thủ tục đăng ký chứng nhận xếp hạng homestay

Ngoài việc sở hữu giấy phép kinh doanh homestay, bạn cần thực hiện các bước để xin cấp chứng nhận xếp hạng từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc này không chỉ giúp nâng cao uy tín mà còn khẳng định sự chuyên nghiệp của homestay trong mắt khách hàng.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết

  • Một bảng đánh giá chất lượng dịch vụ của homestay.
  • Đơn xin cấp xếp hạng homestay.
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh, có chứng thực.
  • Danh sách nhân viên và quản lý tại homestay.
  • Biên lai đã nộp phí thẩm định.
  • Giấy tờ chứng minh cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC).
  • Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn cho người quản lý homestay.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Các tổ chức hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch cần nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định tại Điều 50 của Luật Du lịch 2017.

Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả

Nếu hồ sơ không hợp lệ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản về các yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung.

Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 30 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch để thẩm định và quyết định công nhận xếp hạng cho cơ sở lưu trú.

Trong trường hợp không được công nhận, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

4.2 Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận về an ninh, trật tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để xin cấp giấy chứng nhận về an ninh và trật tự, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sauL

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư nếu là chi nhánh công ty, hoặc bản sao giấy đăng ký thuế đối với các tổ chức kinh doanh.
  • Đơn xin cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu về an ninh và trật tự.
  • Tờ khai lý lịch cho các cá nhân được quy định theo Nghị định 72/2009/NĐ-CP, Điều 04, Khoản 01, được dán ảnh và xác nhận bởi cơ quan nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã. Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài, cần cung cấp bản sao hộ chiếu và thẻ cư trú, kèm bản chính để kiểm tra, cùng với tờ khai nhân sự.
  • Biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện PCCC.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Các tổ chức hoặc cá nhân cần cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an. Có các hình thức nộp hồ sơ như sau:

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an
  • Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an

Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Giấy biên nhận hồ sơ sẽ được gửi qua trực tiếp, bưu chính, tài khoản trên cổng dịch vụ công, hoặc qua email (nếu có).
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu tài liệu: Bạn sẽ nhận Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo hình thức tương tự.
  • Nếu hồ sơ không đủ điều kiện: Cơ quan sẽ từ chối và thông báo rõ lý do từ chối qua các hình thức nêu trên.

4.3 Thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận PCCC

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận PCCC, bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Bản sao Giấy chứng nhận về kết quả thẩm duyệt PCCC.
  • Bản sao văn bản nghiệm thu PCCC đối với các cơ sở mới xây dựng hoặc cải tạo, cùng với các phương tiện giao thông có yêu cầu đặc biệt về an toàn PCCC trong quá trình hoàn thiện hoặc đóng mới. Nếu không có, cần cung cấp biên bản kiểm tra an toàn PCCC của các phương tiện và cơ sở khác.
  • Văn bản cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về PCCC.
  • Nội dung chi tiết của các phương án thực hiện PCCC tại cơ sở.
  • Danh sách thống kê đầy đủ các phương tiện PCCC có tại cơ sở, kèm theo danh sách những người đã được đào tạo qua khóa học về PCCC.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

  • Đối với khách sạn, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000 m³ trở lên: Nộp hồ sơ tại Cảnh sát PCCC cấp tỉnh.
  • Đối với khách sạn và cơ sở lưu trú dưới 5 tầng hoặc dưới 5000 m³: Bộp hồ sơ tại Cảnh sát PCCC cấp quận.

Bước 3: Chờ xét duyệt và nhận kết quả

  • Sau khi nộp hồ sơ, bạn cần đến nơi nộp hồ sơ theo ngày hẹn trên biên nhận để nhận kết quả.
  • Kết quả gồm Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC và dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” trên các bản vẽ hoặc văn bản phê duyệt giải pháp PCCC cho thiết kế cơ sở, dự án quy hoạch, hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.

5. Các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh homestay

Các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh homestay
Các điều kiện cần thiết để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh homestay

Trước khi cấp giấy phép hoạt động kinh doanh homestay, các cơ quan chính quyền sẽ tiến hành thẩm định để xác định xem cơ sở có đủ điều kiện hay không. Để được cấp phép, bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Địa điểm và cơ sở hạ tầng: Homestay phải nằm ở vị trí dễ tiếp cận, đảm bảo an ninh, an toàn. Cơ sở cần xây dựng vững chắc, thông thoáng với ánh sáng tự nhiên và có bảng tên dễ nhìn.
  • Diện tích phòng: Các phòng phải đáp ứng tiêu chuẩn diện tích tối thiểu:
    • Phòng đơn: ít nhất 8m²
    • Phòng đôi: từ 10m² trở lên
    • Phòng tắm: tối thiểu 3m².
  • Trang thiết bị: Cơ sở cần có đầy đủ trang thiết bị an toàn và tiện nghi như giường, nệm, quạt, đèn điện, đồ dùng cá nhân và thiết bị phòng tắm. Đặc biệt, phải có phương án phòng chống cháy nổ.
  • Đào tạo nhân viên: Nhân viên phải được đào tạo về quản lý lưu trú, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, cần có chứng chỉ hoặc bằng cấp phù hợp.
  • Bảng giá dịch vụ: Cần niêm yết bảng giá cụ thể cho các dịch vụ để du khách dễ dàng lựa chọn và tránh tình trạng chặt chém, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
  • Giấy phép cần thiết: Cần có các giấy phép bao gồm Giấy phép kinh doanh, Phương án phòng chống cháy nổ, Giấy đảm bảo an ninh trật tự và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Như vậy, AZTAX đã giải đáp câu hỏi về “kinh doanh homestay cần giấy phép gì?. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh homestay đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý và giúp bạn khởi nghiệp thành công!

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon