Khấu trừ là gì? Ví dụ về khấu trừ và các phương pháp khấu trừ

Khấu trừ là gì? Ví dụ về khấu trừ và các phương pháp khấu trừ

Khấu trừ là gì? Đây là câu hỏi cơ bản khi tìm hiểu về các phương pháp khấu trừ và ví dụ cụ thể. Khấu trừ đóng vai trò quan trọng trong kế toán và thuế. AZTAX đã tổng hợp thông tin chi tiết về khấu trừ và các phương pháp áp dụng, cùng khám phá nhé!

1. Khấu trừ là gì?

Khấu trừ là việc giảm bớt một phần số tiền nợ hoặc nghĩa vụ trong số tiền phải trả. Ví dụ, đối với khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, đây là quá trình mà cá nhân, doanh nghiệp, hoặc tổ chức tính toán và trừ số thuế phải nộp từ thu nhập trước khi thanh toán số tiền còn lại cho người lao động.

Khấu trừ tiền lương của người lao động là việc người sử dụng lao động trừ một phần tiền lương của nhân viên để bù đắp cho các khoản chi phí hoặc thiệt hại mà nhân viên đã gây ra cho doanh nghiệp hoặc tổ chức trước đó.

Khấu trừ là gì?
Khấu trừ là gì?

Đối với khấu trừ thuế: Khấu trừ là số tiền mà bạn trừ vào thu nhập của mình trong quá trình kê khai thuế để không phải trả thuế cho khoản đó. Bằng cách giảm thu nhập, các khoản khấu trừ làm giảm thuế của bạn.

Ví dụ: Các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan tổ chức cần trích một phần thu nhập để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản tiền này sẽ bị khấu trừ trước khi thu nhập được chuyển đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

Khấu trừ tiền lương của người lao động sẽ làm giảm một phần tiền lương mà họ nhận được. Đây là hành động của người sử dụng lao động để bù đắp các khoản chi hoặc thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra.

2. Một số quy định của pháp luật liên quan đến khấu trừ

Một số quy định của pháp luật liên quan đến khấu trừ
Một số quy định của pháp luật liên quan đến khấu trừ
  • Quy định về “Khấu trừ tiền lương” trong quy định của Bộ luật Lao động:

” Điều 101. Khấu trừ tiền lương

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này […]”.

“Khấu trừ tiền lương” theo quy định trích dẫn trên có thể được hiểu là việc giảm một phần tiền lương của người lao động để dùng vào việc bù đắp thiệt hại do lỗi của họ gây ra, chẳng hạn như làm hư hỏng dụng cụ hoặc thiết bị của người sử dụng lao động.

Sở dĩ người lao động có khả năng giữ lại phần lương này là vì họ là người giữ tiền lương và thực hiện việc chi trả tiền lương cho người lao động còn người lao động lại có nghĩa vụ phải thanh toán cho người sử dụng lao động số tiền này nhưng chưa thanh toán.

Để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động, nhà làm luật cho phép họ được khấu trừ một phần tiền lương trước khi chi trả cho người lao động. Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, việc khấu trừ phải tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo người lao động vẫn giữ được thu nhập và ổn định cuộc sống, tiếp tục làm việc.

  • Quy định về “khấu trừ thuế” trong các quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT), Luật Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) và các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Như chúng ta đã biết, Thuế là khoản nộp bắt buộc của các cá nhân, pháp nhân phải nộp cho Nhà nước. Hiện tại, Nhà nước sử dụng phương pháp khấu trừ thuế cho thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là hai loại thuế nhạy cảm, vì nếu thu trực tiếp, sẽ tạo ra áp lực lớn cho người nộp thuế.

Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thu nhập của người lao động theo mức quy định để nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho họ. Mặc dù người lao động lẽ ra phải tự nộp thuế, nhưng Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc khấu trừ và nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước. Làm như vậy, một là đảm bảo tính ổn định trong việc thu thuế của Nhà nước; Hai là để giảm bớt gánh nặng thuế đối với người lao động khi thu nhập của họ đạt đến một mức nhất định.

Ví dụ: Nếu một cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và có tổng thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên mỗi lần, thì người sử dụng lao động phải khấu trừ 10% thu nhập của cá nhân đó để nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Khấu trừ là phương pháp tính thuế được quy định trong Luật Thuế GTGT theo Điều 9 của Luật Thuế GTGT năm 2008.

Điều 10 của Luật Thuế GTGT năm 2008, được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 của Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, quy định về khấu trừ thuế GTGT như sau:

Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế

1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

2. a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;[…]”.

Thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Trên thực tế, người cuối cùng tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ là người chịu thuế.

Nhà nước cho phép các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế nếu cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, Nhà nước cho phép doanh nghiệp trừ số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ khỏi số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, và chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu. Điều này áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Như vậy, khấu trừ trong trường hợp này vẫn là việc dùng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung ứng trên thị trường để bù trừ cho phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đã phải chịu khi mua hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế, sau khi khấu trừ mà còn dư thì doanh nghiệp sẽ được xem xét để hoàn lại thuế theo quy định pháp luật.

Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng khấu trừ là việc giảm bớt lợi ích nhận được để bù đắp cho nghĩa vụ cần thực hiện.

3. Trường hợp nào doanh nghiệp được phép khấu trừ tiền lương?

Nhiều doanh nghiệp đọc đến giải thích Khấu trừ là gì? Nhiều người có thể tin rằng đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng việc khấu trừ tiền lương của người lao động, nhưng thực tế lại không như vậy. Nhiều đơn vị, do thiếu hiểu biết về quy định lao động, thường áp dụng sai, dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động liên quan đến tiền lương.

Trường hợp nào doanh nghiệp được phép khấu trừ tiền lương?
Trường hợp nào doanh nghiệp được phép khấu trừ tiền lương?

Ví dụ như các trường hợp người lao động đơn phương nghỉ việc các công ty cũng sử dụng hình thức khấu trừ để coi như đó là hình thức người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và khoảng thời gian nghỉ mà không xin phép.

Theo ví dụ trên, các doanh nghiệp thực hiện như vậy là không đúng quy định, vì Bộ luật Lao động quy định rằng người sử dụng lao động chỉ được phép khấu trừ lương của người lao động trong các trường hợp sau:

  • Nếu người lao động làm hư hỏng dụng cụ hoặc thiết bị của người sử dụng lao động do sơ suất, và thiệt hại không nghiêm trọng với giá trị không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố, thì sẽ được áp dụng tại nơi làm việc của người lao động.

4. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Khấu trừ thuế GTGT (hay VAT) là quá trình mà doanh nghiệp xác định số thuế phải nộp bằng cách trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ thuế giá trị gia tăng đầu ra. Thuế GTGT đầu vào là khoản thuế doanh nghiệp phải trả khi mua hàng hóa, trong khi thuế GTGT đầu ra là khoản thuế thu từ khách hàng khi bán hàng hóa. Do đó, số thuế GTGT doanh nghiệp cần nộp được tính bằng cách lấy thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào.

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Ví dụ: Một doanh nghiệp B nhập lô hàng có trị giá là 800 triệu đồng với mức thuế GTGT khi mua vào là 10% – khi đó doanh nghiệp B sẽ phải chịu mức thuế GTGT là 80 triệu đồng. Sau đó, doanh nghiệp B đã bán lô hàng đó với giá 930 triệu đồng, khiến người mua phải nộp thuế GTGT là 93 triệu đồng.

Như vậy số thuế GTGT mà doanh nghiệp B cần nộp vào ngân sách là 93 – 80 = 10 triệu đồng.

5. Phương pháp khấu trừ thuế TNCN

Phương pháp khấu trừ thuế TNCN
Phương pháp khấu trừ thuế TNCN

Thứ nhất, đối với thu nhập của cá nhân không cư trú:

Tổ chức hoặc cá nhân thanh toán các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi thanh toán thu nhập.

Thứ hai, liên quan đến thu nhập của cá nhân cư trú:

  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công
    • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên, tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập phải khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, ngay cả khi cá nhân đó có hợp đồng từ ba tháng trở lên tại nhiều nơi khác nhau.
    • Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
    • Nếu cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên nhưng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, tổ chức hoặc cá nhân chi trả thu nhập vẫn phải khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
    • Doanh nghiệp bảo hiểm và công ty quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền tích lũy từ việc mua bảo hiểm không bắt buộc và đóng quỹ hưu trí tự nguyện, theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 7 của Thông tư này.
    • Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương và tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này, trong khi đối với cá nhân không cư trú, được quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
  • Thu nhập từ việc hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số và bán hàng đa cấp

Công ty xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, và doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi chi trả thu nhập cho cá nhân hoạt động như đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

  • Thu nhập từ đầu tư vốn

Tổ chức hoặc cá nhân chi trả thu nhập từ đầu tư vốn có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi thanh toán thu nhập cho cá nhân nhận trừ trường hợp cá nhân tự khai thuế.

  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Tất cả các giao dịch chuyển nhượng chứng khoán đều phải thực hiện khấu trừ thuế với mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng.

  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn của cá nhân không cư trú

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng vốn góp.

  • Thu nhập từ trúng thưởng

Tổ chức cấp tiền thưởng phải thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chuyển tiền thưởng cho người trúng thưởng.

Như vậy, AZTAX đã cung cấp các thông tin về “Khấu trừ là gì?”. Khấu trừ là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính và thuế của doanh nghiệp, giúp giảm số tiền phải nộp và tối ưu hóa chi phí. Để hiểu rõ hơn về khấu trừ và các quy định liên quan, AZTAX đã tổng hợp thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua Hotline: 0932.383.089 để được tư vấn thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon