Cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý mới nhất 2025

Kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý hoặc theo tháng là một quy trình quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định thuế và tối ưu hóa dòng tiền. Vậy điều kiện để kê khai theo quý là gì? Cách thực hiện như thế nào? Cùng AZTAX tìm hiểu ngay để tránh sai sót!

1. Cách xác định kê khai thuế GTGT theo quý  tháng

Cách xác định kê khai thuế GTGT theo quý  tháng
Cách xác định kê khai thuế GTGT theo quý  tháng

Việc xác định kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý phụ thuộc vào tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong năm trước đó. Cụ thể:

1.1 Kê khai thuế GTGT theo quý

  • Doanh nghiệp có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở xuống: Nếu tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không vượt quá 50 tỷ đồng, doanh nghiệp được phép kê khai thuế GTGT theo quý.
  • Doanh nghiệp mới thành lập: Các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý. Sau khi hoạt động đủ 12 tháng, từ năm dương lịch tiếp theo, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào doanh thu của năm trước để xác định kê khai theo tháng hay quý. ​

1.2  Kê khai thuế GTGT theo tháng

Với doanh nghiệp có doanh thu trên 50 tỷ đồng: Nếu tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề vượt quá 50 tỷ đồng, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng.

1.3 Chuyển Đổi Kỳ Kê Khai Thuế

  • Từ Quý sang Tháng: Doanh nghiệp đủ điều kiện kê khai theo quý nhưng muốn chuyển sang kê khai theo tháng cần gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, chậm nhất cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu kê khai theo tháng.
  • Từ Tháng sang Quý: Doanh nghiệp đang kê khai theo tháng, nếu đủ điều kiện và muốn chuyển sang kê khai theo quý, cần gửi văn bản đề nghị (theo Mẫu số 01/ĐK-TĐKTT) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 31/01 của năm bắt đầu kê khai theo quý.

2. Xác định phương pháp kê khai thuế GTGT

Xác định phương pháp kê khai thuế GTGT
Xác định phương pháp kê khai thuế GTGT

Theo quy định hiện hành, thuế GTGT có thể được tính theo hai phương pháp chính: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Việc xác định doanh nghiệp thuộc diện kê khai theo phương pháp nào phụ thuộc vào doanh thu, mô hình hoạt động và việc tuân thủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

  • Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện về kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định, bao gồm:

  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đạt từ 1 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính, ngoại trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
  • Các tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, ngoại trừ hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp.

(2) Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp thường áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức không đáp ứng điều kiện để kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ. Cụ thể:

  • Hộ kinh doanh hoặc cá nhân có quy mô nhỏ.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm nhưng không đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập chưa đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ trường hợp tự nguyện đăng ký).
  • Cơ sở kinh doanh hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam nhưng không có cơ sở thường trú và chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định.
  • Một số tổ chức kinh tế khác không thuộc diện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

3. Các loại báo cáo phải nộp

Các loại báo cáo phải nộp 
Các loại báo cáo phải nộp

Báo cáo thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng phải nộp gồm:

  • Tờ khai thuế GTGT
  • Tờ khai thuế TNCN (nếu có)
  • Tạm tính tiền thuế TNDN (nếu có)

Những báo cáo trên đây gần như là bắt buộc phải nộp với tất cả các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp phát sinh thêm thuế TNCN hoặc các loại thuế khác như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên,… thì phải làm thêm tờ khai thuế GTGT.

4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT?

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT?
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT?

Nếu doanh nghiệp kê khai theo quý, thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN là chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý sau.

Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo.

Ví dụ:

  • Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo quý, tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN của quý 3/2023 phải nộp chậm nhất vào ngày 31/10/2023.
  • Đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng, tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN của tháng 8/2023 phải nộp trước hoặc vào ngày 20/09/2023.

Trong bất kỳ trường hợp nào, doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT và thuế TNCN đúng thời hạn, dù có phát sinh doanh thu hay không.
Nếu phát sinh nghĩa vụ thuế trong tháng/quý, tờ khai thuế phải được nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ.

5. Các lưu ý quan trọng khi kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng

Các lưu ý quan trọng khi kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo thángCác lưu ý quan trọng khi kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng
Các lưu ý quan trọng khi kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng

Trong quá trình kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề quan trọng sau để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tránh các sai sót có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế.

Mỗi giao dịch kinh tế giữa doanh nghiệp và đối tác phải có đầy đủ hồ sơ kế toán, bao gồm:

  • Hợp đồng kinh tế làm căn cứ pháp lý giữa hai bên.
    Hóa đơn GTGT hợp lệ, đúng thông tin và đầy đủ chữ ký.
  • Chứng từ thanh toán, trong đó với giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng.
  • Biên bản giao nhận hàng hóa hoặc biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành, đảm bảo tính hợp lệ khi hạch toán và kê khai thuế.

Nếu tại thời điểm kê khai, doanh nghiệp chưa có đủ các chứng từ trên, sẽ không được kê khai số thuế GTGT đầu vào hoặc đầu ra liên quan. Trong trường hợp đã kê khai nhưng phát hiện sai sót, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ bổ sung, điều chỉnh, bao gồm:

  • Tờ khai thuế của kỳ kê khai sai sót đã được điều chỉnh.
  • Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo mẫu số 01/KHBS, nếu có phát sinh chênh lệch số thuế.

Mọi chứng từ kế toán liên quan đến một giao dịch phải thống nhất và chính xác. Doanh nghiệp cần thường xuyên đối chiếu, kiểm tra các thông tin quan trọng như:

  • Họ tên, địa chỉ, mã số thuế của đối tác trên hóa đơn GTGT.
  • Thông tin trên biên bản giao nhận hàng hóa, chứng từ thanh toán ngân hàng.

Việc kiểm tra kỹ lưỡng giúp giảm thiểu sai sót, tránh các trường hợp khai sai dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế.

Nếu trong quá trình kê khai, doanh nghiệp phát hiện hàng hóa nhập về bị thiếu nhưng chưa có quyết định xử lý, cần thực hiện bút toán điều chỉnh:

  • Nợ TK 1381 (Tài sản thiếu đợi xử lý)
  • Có TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)

Đồng thời, doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT tương ứng trên tờ khai thuế GTGT của kỳ kê khai.

Dù quy định về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đã được sửa đổi vào năm 2015 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp sai sót như:

  • Thanh toán bằng tiền mặt nhiều lần trong cùng một ngày cho một nhà cung cấp với tổng số tiền vượt 20 triệu đồng, dẫn đến không đủ điều kiện kê khai thuế GTGT.
  • Ngày trên hóa đơn GTGT không khớp với biên bản giao hàng, phiếu nhập kho, gây sai lệch thông tin.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý hoặc theo tháng mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Việc thực hiện đúng và đầy đủ không chỉ giúp tuân thủ quy định pháp luật mà còn tránh được các rủi ro về thuế. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn chuyên sâu hơn, hãy liên với AZTAX qua HOTLINE: (+84) 932 383 089 để đảm bảo quy trình kê khai chính xác và hiệu quả!

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon