Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội hay còn gọi được gọi là hệ số điều chỉnh lương là một vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu. Bởi nó là căn cứ để tính lương hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu…Nhưng mà, không phải người lao động nào cũng hiểu rõ về hệ số này. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu thêm về hệ số trượt giá ở bài phía bên dưới đây.
1. Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là gì?
Hệ số trượt giá BHXH hay còn được nhắc đến với tên gọi hệ số điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội. Nó là do Nhà nước quy định và có đổi mới qua từng thời kỳ để cân bằng lại giá trị tiền tệ với tình hình kinh tế xã hội ở thời điểm so với trước đây.
Hệ số này góp phần quan trọng nhằm giảm bớt ảnh hưởng không tốt từ lạm phát để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi nhận tiền trợ cấp từ khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời, nó còn được dùng để làm cơ sở để tính mức lương, thang lương, phụ cấp mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
Tìm hiểu thêm về: Hệ Số Trượt Giá Khi Làm BHXH Là Gì? Ví Dụ Đơn Giản Nhất
2. Bảng hệ số trượt giá BHXH từ trước đến nay
Hệ số trượt giá được cập nhật thường xuyên để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, nhằm đảm bảo cho lợi ích cho người lao động. Dưới đây là những bảng hệ số trượt giá được AZTAX cập nhật từ năm 2007 đến nay.
2.1 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 (hiện tại)
Căn cứ theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH cho thấy rằng hệ số trượt giá có tăng nhẹ so với năm 2022. Hệ số trượt giá mới chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2023 nhưng được thi hành từ ngày 20/02/2023. Như vậy, người lao động làm hồ sơ nhận trợ cấp (loại trợ cấp có điều chỉnh bởi trượt giá) trong giai đoạn từ ngày 01/01/2023 đến ngày 19/02/2023 thì có thể phải nhận tiền trượt giá vào thời gian sau 20/02/2023. Cụ thể mức điều chỉnh theo bảng sau:
2.2 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022
Căn cứ theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH cho thấy rằng bảng hệ số này đã có tăng nhẹ và không đều so với năm 2021. Các quy định được áp dụng vào ngày 01/01/2022 có quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể theo bảng sau:
2.3 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2021
Vào năm 2021 do nhiều biến động của bệnh dịch Covid nên bảng hệ số có thay đổi khá rõ ràng. Đồng thời, hệ số tăng cao nhất là 0,16 ở cột trước năm 1995 so với 2020, mức tăng này dựa trên Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH được áp dụng từ ngày 01/01/2022. Cụ thể theo bảng sau:
2.4 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2020
Năm 2020 dựa vào Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH áp dụng kể từ ngày 01/01/2020 đến hết năm có bảng hệ số cụ thể theo bảng sau:
2.5 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2019
Căn cứ theo Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH được thi hành ngày 01/01/2019 với mức chênh lệch nhẹ. Và ở cùng cột năm 1995 so với năm 2018 thì mức cao nhất 0,16, cụ thể theo bảng sau:
2.6 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2018
Quy định về bảng hệ số trượt giá năm 2018 được chính thức thi hành vào ngày 01/01 đến hết năm 2018 dựa trên Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH. Cụ thể theo bảng sau:
2.7 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2017
Bảng hệ số được cập nhật mới theo Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH được bắt đầu áp dụng kể từ ngày 01/01/2017. Cụ thể theo bảng sau:
2.8 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2016
Về cơ bản thì bảng hệ số trượt giá của năm 2016 có sự tăng rất ít, đạt cao nhất là ở trước năm 1995 với mức tăng thêm chỉ 0,03 so với năm 2015. Cụ thể theo bảng sau:
2.9 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2015
Hệ số trượt giá của năm 2015 bắt đầu thay đổi vào ngày 01/01/2015, dựa trên Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH có mức thay đổi cụ thể theo bảng sau:
2.10 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2014
Căn cứ dựa trên Thông tư 02/2014/TT-BLĐTBXH được áp dụng từ ngày 01/01/2013, thì hệ số trượt giá có mức dao động từ 0,07 đến 0,32. Mức thay đổi cụ thể theo bảng sau:
2.11 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2013
Năm 2013 là một năm có mức tăng biến động so với 2012, với mức tăng thêm cao nhất là 0,32 và thấp là 0,09. Mức thay đổi dựa trên Thông tư 01/2013/TT-BLĐTBXH được áp dụng từ ngày 01/01/2013 có mức cụ thể theo bảng sau:
2.12 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2012
Ở giai đoạn năm 2012 là thời điểm có hệ số bảo hiểm xã hội tăng biến động. Sự thay đổi này dựa trên Thông tư 01/2012/TT-BLĐTBXH mà ngày bắt đầu áp dụng quy định là từ 01/01/2012 đến hết năm, với dao động từ 0,1 đến 0,44. Cụ thể theo bảng sau:
2.13 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2011
Hệ số trượt giá trong năm 2011 có sự chênh lệch thấp với mức dao động từ 0,09 đến 0,24. Mức thay đổi cụ thể theo bảng sau:
2.14 Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2010
Về cơ bản trong giai đoạn năm 2010 không có sự thay đổi quá nhiều, và dựa trên Thông tư 04/2010/TT-BLĐTBXH được áp dụng ngày 01/01 đến năm 2010. Cụ thể theo bảng sau:
2.15 Bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2009
Căn cứ theo Thông tư 01/2009/TT-BLĐTBXH được thi hành từ ngày 01/01/2009, ta có cũng thấy đây là một năm có mức hệ số trượt giá tăng đột biến. Mà mức dao động từ 0,23 lên đến 0,47, cụ thể theo bảng sau:
2.16 Bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2007-2008
Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội tương ứng cho các năm đóng bảo hiểm xã hội của năm 2007 và 2008 được dựa trên cùng một Thông tư 17/2008/TT-BLĐTBXH. Thời gian hệ số trượt giá năm 2007 có hiệu lực là từ ngày 01/01 đến hết tháng 12 năm 2007, đồng thời bảng hệ số của năm 2008 được áp dụng từ ngày 01/01 đến hết tháng 12 năm 2008. Cụ thể hai bảng của 2008 và 2007 lần lượt như sau:
Bảng 1:
Bảng 2:
3. Hệ số trượt giá được xác định như thế nào?
Hệ số điều chỉnh tiền lương là do Tổng cục Thống kê công khai và được tính theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm. Cụ thể như sau:
M = Ctd/Cbq
Trong đó:
M: Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t
Ctd: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%
Cbq: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100%
t: Năm tùy chọn thuộc giai đoạn điều chỉnh.
*Lưu ý: Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được làm tròn 2 số lẻ mà mức thấp nhất không được nhỏ hơn 1. Ngoài ra, tất cả hệ số trước năm 1995 được tính bằng hệ số của năm 1994.
Xem thêm bài viết Cách tính đóng bảo hiểm xã hội.
4. Khi nào thì hệ số trượt giá thay đổi?
Các dữ liệu của bảng hệ số trượt giá thường được Chính phủ công khai trong 2 tháng đầu năm. Và bảng hệ số trượt giá năm 2023 được chỉnh sửa dựa trên Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/01/2023.
5. Đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH được áp dụng kể từ ngày 01/01/2023 đến hết tháng 12 cùng năm, quy định người lao động là đối tượng áp dụng hệ số trượt giá như sau:
- Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt đầu từ ngày 01/01/2016 trở đi, là đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương của Nhà nước thì sẽ nhận bảo hiểm xã hội một lần; bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
- Nhận lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng lương hưu; trợ cấp một lần khi nghỉ hưu; bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
- Tham gia bảo hiểm tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Xem thêm bài
6. Dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ bảo hiểm xã hội 1 lần
Người lao động khi nộp hồ sơ để nhận bảo hiểm xã hội một lần nhưng lại bị do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hồ sơ bị từ chối. Chính vì thế nên các dịch vụ bảo hiểm xã hội ra đời giúp người lao động giải quyết hồ sơ, thủ tục để nhận được tiền bảo hiểm nhanh chóng hơn.
AZTAX chúng tôi với hơn 05 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm đảm bảo sẽ mang đến trải nghiệm hài lòng cho khách hàng. Sử dụng các dịch vụ tại AZTAX khách hàng sẽ nhận được:
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.
- Rà soát hồ sơ đúng với từng khách hàng.
- Bảo mật 100% thông tin khách hàng dù đã ngừng hợp tác.
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm khi lỗi từ phía chúng tôi.
- Giao nhận hồ sơ đúng hạn.
Xem thêm Dịch vụ nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Phía trên là những thông tin mà AZTAX vừa làm rõ các về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội mà người lao động cần biết. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin mới nhất, các bạn nhớ theo dõi các bài đăng trên trang AZTAX nhé. Nếu các bạn còn có vướng mắc về dịch vụ bảo hiểm thì liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.
[wptb id=9751]
[wptb id=9754]