Hạch toán độc lập là gì? Quy định hạch toán tài chính độc lập

Hạch toán tài chính độc lập là gì?

Bạn đang kinh doanh và có nhiều chi nhánh? Bạn muốn mỗi chi nhánh hoạt động như một doanh nghiệp riêng biệt, tự chủ về tài chính? Vậy thì hạch toán độc lập là gì?. Bài viết này của AZTAX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức hạch toán này, những lợi ích và cả những lưu ý khi áp dụng.

1. Hạch toán độc lập là gì?

Hạch toán độc lập là chế độ tài chính mà chi nhánh hoạt động hoàn toàn tách biệt với công ty mẹ. Tất cả các giao dịch kinh tế phát sinh tại chi nhánh đều được ghi nhận trong sổ sách kế toán của đơn vị đó, tự thực hiện kê khai và quyết toán thuế. Chi nhánh này có con dấu và mã số thuế riêng (13 số).

Tuy nhiên, luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về khái niệm hạch toán độc lập. Dựa trên các quy định hiện hành, có thể hiểu rằng hạch toán độc lập nghĩa là mọi giao dịch kinh tế phát sinh tại các đơn vị trực thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện, hay địa điểm kinh doanh đều được ghi nhận trong sổ sách kế toán của chính đơn vị đó, và tự kê khai cũng như quyết toán thuế.

Hạch toán độc lập là gì?
Hạch toán độc lập là gì?

Các đơn vị trực thuộc áp dụng hạch toán độc lập phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng với trụ sở chính.

Đơn vị hạch toán độc lập là một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh và tài chính, có tư cách pháp nhân, điều lệ hoạt động, con dấu, và tài khoản riêng.

Trong mô hình tổng công ty, các đơn vị hạch toán độc lập có quyền quản lý và sử dụng vốn của mình cũng như vốn do tổng công ty đầu tư; thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh được tổng công ty giao dựa trên hợp đồng; chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh phối hợp với tổng công ty; tự chủ ký kết hợp đồng với khách hàng và thực hiện các hợp đồng do tổng công ty giao; được chia lợi nhuận theo vốn đầu tư của tổng công ty và vốn tự huy động; chịu sự giám sát và kiểm tra của tổng công ty; báo cáo định kỳ các thông tin về đơn vị mình với tổng công ty. Tổ chức hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế trong phạm vi phân cấp quản lý của tổ chức kinh tế cấp trên.

Xem thêm: Hạch toán là gì? Đặc điểm và nguyên tắc hạch toán kế toán

Xem thêm: Đơn vị hạch toán phụ thuộclà gì? Cách hạch toán thuế như thế nào?

2. Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập
Điều kiện thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Để thành lập chi nhánh hạch toán độc lập, chi nhánh cần phải được thành lập hợp pháp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục thành lập chi nhánh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó tiến hành kê khai hạch toán độc lập.

Khi đã nhận được Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài tại Chi cục thuế quản lý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, chi nhánh sẽ phải nộp thuế môn bài hàng năm là 1.000.000 VNĐ. Sau khi nộp thuế, chi nhánh có thể đặt in hóa đơn riêng hoặc sử dụng chung hóa đơn với công ty. Vì vậy, điều kiện để thành lập chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh cần đáp ứng các quy định pháp luật về doanh nghiệp và thuế.

3. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập

Để thành lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công ty cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

  • Thông báo về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.
  • Bản sao biên bản họp có liên quan đến việc thành lập chi nhánh.
  • Quyết định chính thức của doanh nghiệp về việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh và giấy tờ chứng thực cá nhân của người này.

4. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh hạch  toán độc lập theo pháp luật doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập theo pháp luật doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập theo pháp luật doanh nghiệp.

Để thành lập chi nhánh hạch toán độc lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật liên quan, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ.
  • Nộp hồ sơ: Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc qua mạng đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở.
  • Kiểm tra hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở sẽ thông báo để doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
  • Kê khai thuế: Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài tại Chi cục Thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở.

Sự khác biệt về thủ tục thành lập chi nhánh giữa các loại hình công ty:

Đối với công ty cổ phần:

  • Thông báo thành lập chi nhánh.
  • Bản sao biên bản họp hội đồng quản trị.
  • Quyết định của công ty về việc thành lập chi nhánh.
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Thông báo thành lập chi nhánh.
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Thông báo thành lập chi nhánh.
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên và quyết định về việc thành lập chi nhánh.
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (nếu có).
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh và người được ủy quyền (nếu có).

Doanh nghiệp có thể chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc cho chi nhánh của mình tùy theo nhu cầu thực tế. Pháp luật không bắt buộc chi nhánh phải kê khai thuế theo phương pháp nào, doanh nghiệp có thể lựa chọn phù hợp với hoạt động của mình.

Xem thêm: Các bước trong quy trình hạch toán tại một doanh nghiệp

Xem thêm: Bảng hạch toán kế toán theo thông tư 200 đầy đủ nhất

5. Chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập

Chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập
Chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập

Chế độ dành cho nhân viên hạch toán độc lập không chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Bên cạnh việc đảm bảo các quyền lợi về lương thưởng, công ty còn tạo điều kiện để nhân viên được tiếp cận với những công nghệ, phần mềm kế toán hiện đại, tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này giúp nhân viên không chỉ nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

  • Những quyền lợi chung: Lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phép năm, nghỉ lễ…
  • Những quyền lợi đặc thù: Liên quan đến công việc hạch toán, như cơ hội đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tham gia các dự án đặc biệt, hoặc các chế độ hỗ trợ liên quan đến công việc chuyên môn.
  • Những trách nhiệm: Công việc chính, trách nhiệm đối với số liệu kế toán, tuân thủ các quy định về hạch toán…
  • Môi trường làm việc: Có thể đề cập đến văn hóa công ty, cơ sở vật chất, các mối quan hệ đồng nghiệp…

6. Phân biệt hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc

Dưới đây là bảng phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc dựa trên các đặc điểm cơ bản:

Tiêu chí Chi nhánh hạch toán độc lập Chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Bộ máy kế toán Có bộ máy kế toán riêng theo Luật Kế toán Thuộc bộ máy kế toán của công ty chủ quản
Kê khai và nộp thuế Kê khai và nộp thuế (lệ phí môn bài, thuế GTGT, TNCN, TNDN,…) tại chi nhánh Chi nhánh cùng tỉnh: Không kê khai và nộp thuế tại chi nhánh; Chi nhánh khác tỉnh: Kê khai thuế GTGT và nộp lệ phí môn bài tại nơi đặt trụ sở chi nhánh
Báo cáo tài chính Lập và nộp báo cáo tài chính tại cơ quan thuế của chi nhánh Không phải lập báo cáo tài chính; Chi nhánh khác tỉnh chuyển số liệu về công ty chủ quản để báo cáo tài chính
Sử dụng hóa đơn Đăng ký sử dụng hóa đơn riêng Có thể sử dụng hóa đơn riêng, nhưng chi nhánh cùng tỉnh không phải kê khai thuế GTGT nếu không kinh doanh nhà hàng, ăn uống
Con dấu Có con dấu riêng Có thể sử dụng con dấu
Mã số thuế và tài khoản ngân hàng Có mã số thuế và tài khoản ngân hàng riêng Sử dụng mã số thuế và tài khoản ngân hàng của công ty chủ quản
Quản lý từ công ty chủ quản Báo cáo và hạch toán như một công ty riêng rẽ; công ty chủ quản lập báo cáo tài chính hợp nhất Công ty chủ quản chịu trách nhiệm chính; chi nhánh chuyển số liệu về công ty để kê khai và báo cáo
Quyền thay đổi người đứng đầu chi nhánh Doanh nghiệp chủ quản có thể thay đổi người đứng đầu mà không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh Người đứng đầu do doanh nghiệp chủ quản bổ nhiệm, thay đổi khi cần thiết

Bảng trên giúp phân biệt rõ ràng các điểm khác nhau giữa chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phù hợp với mục tiêu và quy mô hoạt động của mình.

Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng về hạch toán tài chính độc lập là gì?. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến HOTLINE:0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé.

Xem thêm: Hạch toán kế toán là gì? Ngày hạch toán là gì?

Xem thêm: Hạch toán hay hoạch toán, từ nào đúng chính tả?

7.Câu hỏi thường gặp

7.1 Hạch toán tài chính độc lập là gì?

Hạch toán tài chính độc lập là phương thức hạch toán thuế áp dụng cho các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp như chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm hạch toán tài chính độc lập không được quy định cụ thể trong pháp luật doanh nghiệp.

7.2 Chi nhánh hạch toán độc lập là gì

Chi nhánh hạch toán độc lập là bộ phận kế toán hoạt động hoàn toàn tách biệt với công ty mẹ (trụ sở chính). Chi nhánh tự chủ trong việc xác định chi phí và thu nhập chịu thuế, đồng thời chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNDN và lập báo cáo tài chính cuối năm tại địa điểm của chi nhánh.

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon