Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu là giấy tờ pháp lý cần thiết để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Để có được giấy phép này, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và hải quan. Vậy cần đáp ứng những điều kiện và thủ tục gì để xin được giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu? Những loại hàng hóa xuất, nhập khẩu nào cần phải được cấp giấy phép? Cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Để xin giấy phép xuất nhập khẩu thì bạn cần tiến hành đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu là tài liệu xác nhận tính hợp pháp, cho phép các doanh nghiệp thực hiện giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa trong nước và quốc tế. Văn bản này cũng đảm bảo rằng sản phẩm được xuất khẩu hoặc nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, tùy thuộc vào phương thức vận chuyển hoặc con đường giao nhận khác nhau
Để xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp.
Điều kiện và thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu doanh nghiệp như sau:
Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty xuất nhập khẩu:
- Để tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần thành lập công ty xuất nhập khẩu và xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Để đảm bảo việc hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Không kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm bị cấm xuất nhập khẩu.
- Không xuất nhập khẩu các mặt hàng, sản phẩm gây hại cho quốc gia.
- Đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu và xin giấy phép cần thiết trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu:
- Để đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ với các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu.
- Điều lệ công ty xuất nhập khẩu.
- Danh sách và thông tin về các thành viên, cổ đông của công ty.
- Bản sao công chứng CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của cá nhân, cùng với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập nếu là tổ chức.
- Hồ sơ này phải được nộp tại Phòng ĐKKD thuộc Sở KH & ĐT
- Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và nếu có vấn đề, sẽ gửi văn bản yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Lưu ý:
Để thuận lợi thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp.
- Cần chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp.
- Cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
- Địa chỉ đặt công ty xuất nhập khẩu phải đúng quy định.
- Chuẩn bị đầy đủ kê khai vốn, vốn điều lệ theo quy định.
- Không được đặt tên công ty trùng lặp với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.
- Phải tiến hành khắc dấu và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Phải đăng ký mua chữ ký số, đăng ký tài khoản ngân hàng, treo bảng hiệu cho công ty.
- Cần kê khai, đóng thuế theo quy định.
Xem thêm: Quy định về giấy phép kinh doanh vận tải
Xem thêm: Điện kiện và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh kho bãi
2. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mới nhất 2024
Trong nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh chóng như hiện tại thì việc xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở nên thiết yếu đối với nhiều doanh nghiệp. Năm 2024, các quy định về hồ sơ và thủ tục xin giấy phép này đã có nhiều cải cách nhằm đơn giản hóa quy trình. Nắm rõ thông tin cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
2.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Dựa theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Các văn bản, tài liệu liên quan khác theo quy định pháp luật.
2.2 Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Dựa theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy trình đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp sau khi đáp ứng đủ các điều kiện xin giấy phép xuất nhập khẩu tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp, qua mạng hoặc qua đường bưu điện.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép
Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan xét duyệt sẽ thông báo yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.
Trong vòng 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ phản hồi bằng văn bản và cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy phép do mất hoặc thất lạc:
- Doanh nghiệp chỉ cần nộp các tài liệu liên quan đến thay đổi.
- Thời gian cấp giấy phép bổ sung, sửa đổi, hoặc cấp lại sẽ không vượt quá thời gian cấp giấy phép mới.
- Nếu bị từ chối, cơ quan sẽ có văn bản nêu rõ lý do.
Xem thêm: Giấy phép kinh doanh sở công thương
3. Chi phí xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu là bao nhiêu?
Chi phí xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu gồm các khoản như sau:
- Phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở KH & ĐT: 100.000 VNĐ
- Phí công bố thông tin: 500.000 VNĐ (đối với công ty cổ phần)
- Phí cấp giấy phép hoạt động (nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện): từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ cho mỗi giấy phép
- Phí thẩm định cấp giấy phép (nếu có): từ 200.000 đến 500.000 VNĐ cho mỗi hồ sơ
- Bảng hiệu công ty (kích thước 25x35cm): 220.000 VNĐ
- Chi phí ký quỹ mở tài khoản ngân hàng: 1.000.000 VNĐ
- Chi phí mua chữ ký số (tuỳ thuộc vào thời hạn sử dụng) ước khoảng 1.600.000 VNĐ cho 1 năm đăng ký
- Chi phí mua hóa đơn điện tử (tuỳ thuộc vào số lượng hóa đơn) ước khoảng 830.000 VNĐ cho mỗi lô 100 hóa đơn.
Hiện nay, lệ phí môn bài được đóng theo mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Cụ thể như sau:
Vốn điều lệ | Thuế môn bài 1 năm | Thuế môn bài nửa năm | Đối tượng nộp thuế |
Trên 10 tỷ VNĐ | 3.000.000 VNĐ | 1.500.000 VNĐ | Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 01/01 – 30/06 |
Dưới 10 tỷ VNĐ | 2.000.000 VNĐ | 1.000.000 VNĐ | Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 01/07 – 31/12 |
Lưu ý: Giấy phép kinh doanh cấp từ 01/01 đến 30/06 thì phải đóng thuế môn bài cả năm, còn cấp từ 01/07 đến 31/12 thì chỉ đóng thuế nửa năm.
4. Các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu cần phải cấp giấy phép
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các loại hàng hóa nhập khẩu như tiền chất công nghiệp, vật liệu nổ và vàng nguyên liệu cần giấy phép nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu như dược liệu quý hiếm, thuốc kiểm soát đặc biệt và vàng nguyên liệu cũng phải được cấp giấy phép xuất khẩu, dựa trên quy định của Bộ Công Thương.
Căn cứ theo phần A và B phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu sau đây phải được cấp giấy phép:
Hàng hóa nhập khẩu quản lý theo giấy phép nhập khẩu, bao gồm:
- Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
- Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
- Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan: muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô.
- Tiền chất công nghiệp.
- Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
- Vàng nguyên liệu.
Hàng hóa xuất khẩu quản lý theo giấy phép xuất khẩu, bao gồm:
- Tiền chất công nghiệp.
- Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
- Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định (Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).
- Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
- Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
- Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc.
- Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.
- Vàng nguyên liệu.
5. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của AZTAX
Khi đến với AZTAX, quý khách sẽ được tư vấn tận tình và miễn phí bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao.
Công ty AZTAX hiện cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu với các cam kết nổi bật:
- Chi phí cạnh tranh: Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ với mức giá tiết kiệm nhất trên thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
- Trách nhiệm và đảm bảo: Nếu có bất kỳ sai sót nào trong quá trình làm việc, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng yêu cầu.
- Tư vấn miễn phí: Chúng tôi cung cấp tư vấn miễn phí về các thủ tục ban đầu cần thiết, quy định kế toán, hóa đơn chứng từ, cũng như các quy định pháp lý liên quan đến thuế trong kinh doanh.
- Dịch vụ kế toán: Hỗ trợ đầy đủ dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp, giúp bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả.
Khi nhận được ủy quyền, AZTAX sẽ thực hiện toàn bộ quy trình từ việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, đến theo dõi, nhận và chuyển giao kết quả cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp bạn khởi nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu một cách thuận lợi và hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và thực hiện các bước xin giấy phép một cách hiệu quả. Nếu cần thêm sự hỗ trợ hoặc tư vấn về giấy phép kinh doanh, đừng ngần ngại liên hệ với các AZTAX để được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất.
6. Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
6.1 Giấy phép xuất khẩu là gì?
Giấy phép xuất khẩu là văn bản được cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp phép, cho phép một loại hàng hóa cụ thể được xuất ra khỏi lãnh thổ quốc gia đó. Tại Việt Nam, giấy phép này do cơ quan nhà nước ban hành, dành cho các cá nhân hoặc tổ chức đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật áp dụng cho từng loại hàng hóa cụ thể.
6.2 Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?
Giấy phép xuất nhập khẩu là tài liệu pháp lý xác nhận tính hợp pháp của việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các cửa khẩu hải quan vì mục đích thương mại. Tài liệu này có thể áp dụng cho hàng hóa nội địa được giao dịch với các quốc gia khác. Nó chứng minh rằng hàng hóa cụ thể đã đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua nhiều phương thức và phương tiện vận chuyển khác nhau.
6.3 Các loại giấy phép xuất nhập khẩu hiện nay
Mỗi loại hàng hóa đều có tiêu chuẩn riêng để được cấp giấy phép xuất nhập khẩu như xăng dầu, phế liệu hay thuốc. Ví dụ, giấy phép xăng dầu yêu cầu hồ sơ vận chuyển và kỹ thuật, trong khi giấy phép thuốc đòi hỏi tuân thủ danh mục cho phép và cấm các loại nguy hiểm.
Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Xem thêm: Giấy phép kinh doanh sàn thương mại điện tử