Bạn đang ấp ủ ước mơ mở một ngôi trường mầm non ấm áp và chuyên nghiệp cho các bé? Việc sở hữu giấy phép kinh doanh trường mầm non là bước đầu tiên và quan trọng nhất để biến ước mơ đó thành hiện thực. Bài viết này của AZTAX sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về thủ tục, điều kiện và những lưu ý cần thiết để bạn tự tin khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
1. Mở trường mầm non có cần giấy phép kinh doanh không?
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ bắt buộc đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được cấp sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định, ngành giáo dục mầm non, bao gồm việc mở trường mầm non tư thục hoặc nhà trẻ tư thục, thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Vì vậy, để mở và đưa trường mầm non hoặc nhà trẻ tư thục vào hoạt động, bạn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện thành lập cũng như điều kiện hoạt động giáo dục theo quy định pháp luật.
2. Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh trường mầm non
Để xin giấy phép kinh doanh mầm non, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
2.1 Điều kiện khi xây dựng trường mầm non
Về đồ dài đường đi đến trường của trẻ em
- Trẻ em ở khu vực thị xã, thành phố, khu công nghiệp, thị trấn, nông thôn, ngoại ô hoặc khu tái định cư không được đi quá 1km. Nếu thuộc vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khoảng cách này không quá 2km.
- Nhà trẻ, trường mầm non phải đặt tại khu dân cư và tuân thủ quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của trẻ, đồng thời đáp ứng các quy định vệ sinh và an toàn môi trường.
- Khuôn viên trường phải có tường bao quanh, cổng chính và hàng rào có thể làm từ gỗ, gạch, kim loại, hoặc cây xanh được cắt tỉa gọn gàng. Biển tên trường được treo theo quy định.
Diện tích đất của trường học
- Gồm các khu vực: đường đi, cây xanh, sân chơi, và khu vực xây dựng.
Diện tích bình quân đất tối thiểu cho mỗi trẻ
- 8m² đối với khu vực thị xã, thành phố, miền núi.
- 12m² đối với khu vực trung du, đồng bằng.
- Nếu đất đai hạn chế, diện tích xây dựng sàn có thể thay thế. UBND cấp huyện báo cáo và được UBND tỉnh phê duyệt.
- Điều kiện cơ sở phải đáp ứng cho trẻ em khuyết tật.
- Bố trí công trình đảm bảo tính độc lập giữa nhóm lớp mẫu giáo và khu vực phục vụ.
- Đảm bảo an toàn giáo dục theo từng độ tuổi, hệ thống PCCC và lối thoát hiểm.
- Công trình phải tuân thủ tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh trường học.
- Phòng phục vụ học tập gồm:
- Giáo dục nghệ thuật, thể chất, phòng đa chức năng.
- Phòng phục vụ học tập gồm:
- Giáo dục nghệ thuật, thể chất, phòng đa chức năng.
Phòng lớp mẫu giáo phải tương ứng với số nhóm lớp theo độ tuổi, đảm bảo mỗi lớp có phòng riêng để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ:
- Phòng giáo dục và chăm sóc trẻ gồm.
- Phòng ngủ, sinh hoạt chung, hiên chơi, phòng vệ sinh.
Phòng hành chính – quản trị:
- Phòng hiệu trưởng, văn phòng, phòng phó hiệu trưởng, phòng y tế, khu vực để xe và vệ sinh cho nhân viên.
Phải có khu vực để tổ chức ăn uống là khu vực kho, nhà bếp.
Nhóm sân vườn:
- Khu vực cây xanh, sân chơi chung và sân riêng của từng nhóm lớp.
2.2 Điều kiện để kinh doanh mầm non
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đất đai phải đầy đủ, phù hợp với hoạt động giáo dục.
- Phải có quyết định thành lập hoặc chấp thuận thành lập từ cơ quan chức năng.
- Lớp mẫu giáo cần có ít nhất 3 nhóm, với tối thiểu 50 trẻ và tối đa 20 nhóm lớp.
- Địa điểm xây dựng phải đảm bảo an toàn cho cả người lao động, giáo viên và học sinh.
- Đội ngũ quản lý và giáo viên phải đủ số lượng, đáp ứng cơ cấu hợp lý, đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục mầm non.
- Chương trình, tài liệu giáo dục, chăm sóc trẻ phải tuân thủ quy định của Bộ GD-ĐT.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Nguồn lực tài chính phải đủ để duy trì và phát triển hoạt động giáo dục mầm non.
2.3 Điều kiện để thành lập trường
- Phải có đề án thành lập trường, phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới giáo dục tại địa phương, được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Đề án cần nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, địa điểm, tài chính, tổ chức bộ máy và phương hướng phát triển trường.
- Trường sẽ có 2 năm để hoàn thiện các điều kiện và đi vào hoạt động. Nếu không, sẽ bị thu hồi giấy phép.
Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh giáo dục
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trường mầm non
Khi muốn thành lập một trường mầm non, việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh là một bước quan trọng không thể thiếu. Hồ sơ này không chỉ đảm bảo rằng cơ sở giáo dục của bạn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật mà còn phản ánh sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong việc đầu tư vào giáo dục trẻ em.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cho trường mầm non cần có các thành phần sau:
- Đơn xin cấp giấy phép: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh trường mầm non.
- Quyết định thành lập: Bản sao công chứng của quyết định thành lập cơ sở giáo dục.
- Danh sách cán bộ và giáo viên: Bao gồm danh sách các cán bộ, giáo viên và bản hợp đồng lao động đã ký giữa họ với nhà trường.
- Báo cáo triển khai: Bản báo cáo chi tiết về quá trình thực hiện thành lập nhà trẻ hoặc trường mầm non.
- Chương trình giáo dục: Thông tin về chương trình giáo dục mầm non và các tài liệu liên quan phục vụ cho việc triển khai chương trình.
- Danh sách lãnh đạo: Liệt kê các cán bộ lãnh đạo, bao gồm:
- Hiệu trưởng
- Phó Hiệu trưởng
- Tổ chuyên môn
- Trưởng các phòng/ban
- Hợp đồng lao động quản lý: Bản hợp đồng lao động đã ký giữa cán bộ quản lý và nhà trường.
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm, có thời hạn tối thiểu 5 năm.
- Thông tin cơ sở vật chất: Danh sách và tình trạng của các phòng học, phòng làm việc, thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
- Quy chế hoạt động: Thông tin về quy chế tổ chức và hoạt động, bao gồm quy chế chi tiêu nội bộ.
- Giấy tờ tài chính: Các giấy tờ pháp lý chứng minh số tiền mà nhà trường đang quản lý, phải đảm bảo hợp pháp và cam kết sử dụng cho việc xây dựng, đầu tư và phát triển hoạt động giáo dục sau khi được cấp giấy phép.
4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trường mầm non mới nhất 2024
Đầu tiên, bạn cần nộp bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mầm non cho Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Sau khi nhận hồ sơ, Phòng GD&ĐT sẽ tiến hành thẩm định để xem xét việc cấp giấy phép.
Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Phòng GD&ĐT sẽ thông báo cho bạn biết để bổ sung và chỉnh sửa. Nếu hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu, Phòng sẽ thông báo về kế hoạch kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục.
Thời gian để tổ chức kiểm tra thực tế là 20 ngày làm việc, tính từ ngày thông báo kế hoạch. Phòng GD&ĐT sẽ phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện kiểm tra.
Khi nhà trẻ hoặc trường mầm non đáp ứng đủ các điều kiện, Phòng GD&ĐT sẽ cấp giấy phép kinh doanh. Nếu chưa đạt yêu cầu, Phòng sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới cơ sở giáo dục, kèm theo lý do cụ thể.
5. Các vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh trường mầm non
Kinh doanh trường mầm non là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư cả về tài chính, tâm huyết và hiểu biết pháp luật. Để thành công, cần đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục và an toàn cho trẻ.
Khi kinh doanh trường mầm non, có một số vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và hiệu quả:
- Tuân thủ quy định pháp lý: Đảm bảo rằng trường mầm non của bạn tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý liên quan, từ việc cấp giấy phép kinh doanh đến các quy định về an toàn và sức khỏe. Điều này bao gồm việc thường xuyên cập nhật và thực hiện các yêu cầu mới từ cơ quan chức năng.
- Chất lượng giáo dục: Đảm bảo chất lượng giáo dục bằng cách phát triển chương trình giảng dạy phù hợp với tiêu chuẩn giáo dục mầm non quốc gia. Cần tổ chức đào tạo liên tục cho giáo viên để nâng cao chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
- Cơ sở vật chất: Đầu tư vào cơ sở vật chất và thiết bị để tạo ra môi trường học tập an toàn và thuận lợi cho trẻ. Đảm bảo các khu vực như lớp học, sân chơi và phòng ăn đều đạt tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh.
- Nhân sự: Tuyển dụng và giữ chân nhân viên có trình độ chuyên môn cao và phù hợp với công việc. Cần có các chính sách hỗ trợ và đãi ngộ hợp lý để tạo động lực và giữ chân nhân tài.
- Quản lý tài chính: Xây dựng kế hoạch tài chính chặt chẽ, quản lý chi phí và doanh thu hiệu quả. Đảm bảo nguồn tài chính đủ để duy trì hoạt động và phát triển lâu dài của trường.
- Giao tiếp với phụ huynh: Duy trì mối quan hệ tốt với phụ huynh bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin về sự tiến bộ của trẻ và tổ chức các buổi họp phụ huynh. Lắng nghe phản hồi từ phụ huynh và cải thiện dịch vụ dựa trên ý kiến của họ.
- An toàn và sức khỏe: Đảm bảo các biện pháp phòng ngừa và xử lý tình huống khẩn cấp được thực hiện nghiêm ngặt. Cung cấp các chương trình giáo dục về sức khỏe và vệ sinh cho trẻ và nhân viên.
- Quản lý và cải tiến: Thực hiện các biện pháp đánh giá và cải tiến thường xuyên để nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động của trường. Sử dụng phản hồi từ phụ huynh và nhân viên để điều chỉnh và cải thiện.
Lưu ý đến những vấn đề này sẽ giúp bạn xây dựng và duy trì một trường mầm non thành công, cung cấp môi trường học tập tốt nhất cho trẻ em và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.
Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng về giấy phép kinh doanh trường mầm non. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé!
6. Câu hỏi thường gặp về giấy phép hoạt động trường mầm non
6.1 Độ tuổi của trẻ mầm non theo quy định hiện hành là bao nhiêu tuổi?
Theo Điều 32 của Điều lệ trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, quy định về độ tuổi nhận trẻ mầm non như sau:
- Trẻ từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi có thể được tuyển vào trường mầm non.
- Đối với trẻ em khuyết tật, độ tuổi nhập học có thể cao hơn so với quy định chung, cụ thể là từ 03 tuổi trở lên.
6.2 Chủ cơ sở mầm non tư thục được đứng lớp không?
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT, chủ nhóm lớp có quyền trực tiếp giảng dạy nếu đáp ứng đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định. Do đó, nếu chủ cơ sở mầm non tư thục đạt yêu cầu về trình độ chuẩn, có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non theo Điều 77 Luật Giáo dục, họ có thể đảm nhiệm vai trò giáo viên và trực tiếp đứng lớp.
6.3 Trường mầm non tư thực là loại hình kinh doanh gì?
Việc mở trường mầm non tư thục hay nhà trẻ tư thục thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, yêu cầu đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành.
6.4 Các loại hình trường mầm non
Điều 4 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT quy định các loại hình trường mầm non như sau:
- Trường mầm non công lập: Do Nhà nước đầu tư, đảm bảo các điều kiện hoạt động và thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu.
- Trường mầm non dân lập: Được thành lập và duy trì bởi cộng đồng địa phương, bao gồm các tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, hoặc thị trấn, chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo hoạt động.
- Trường mầm non tư thục: Do các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài thực hiện đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định
6.5 Trường mầm non tư thục có phải là doanh nghiệp không?
Trường mầm non tư thục không được coi là doanh nghiệp. Theo quy định pháp luật Việt Nam, trường mầm non tư thục thuộc loại hình cơ sở giáo dục ngoài công lập, hoạt động vì mục tiêu giáo dục, không phải vì lợi nhuận thuần túy. Mặc dù có thể có các khoản thu từ học phí và các dịch vụ khác, trường mầm non tư thục chịu sự quản lý theo các quy định riêng trong lĩnh vực giáo dục, không áp dụng Luật Doanh nghiệp như các tổ chức kinh doanh thông thường.
6.6 Trình độ chuẩn được đào tạo của các nhân viên trong trường mầm non là gì?
Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019, kể từ ngày 01/01/2020, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên để đủ điều kiện đứng lớp, thay thế yêu cầu trước đây là bằng trung cấp sư phạm.
Ngoài ra, theo Điều 8 Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT, từ ngày 23/11/2018, giáo viên mầm non cần biết ít nhất một ngoại ngữ, ưu tiên sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải có chứng chỉ tin học, chứng minh đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.