Giấy phép kinh doanh nhà nghỉ là yếu cầu thiết yếu để kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả và hợp pháp. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch hiện nay, việc mở nhà nghỉ trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều cá nhân và tổ chức. Vậy thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ như thế nào? Cần đáp ứng điều kiện gì để kinh doanh nhà nghỉ? Cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Điều kiện kinh doanh nhà nghỉ
Để kinh doanh nhà nghỉ, bạn cần thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020 hoặc dưới dạng hộ kinh doanh cá thể và đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy, cơ sở vật chất, dịch vụ theo quy định.
Kinh doanh nhà nghỉ là một phần của lĩnh vực dịch vụ lưu trú. Để có thể hoạt động trong ngành này một cách hợp pháp, các cơ sở kinh doanh cần tuân thủ những điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017 như sau:
- Đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
- Có giấy phép đảm bảo đủ điều kiện về an ninh trật tự.
- Đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bao gồm giấy phép hoặc biên bản kiểm tra từ cơ quan công an.
- Nhận quyết định công nhận hạng lưu trú cho cơ sở của mình.
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh nhà nghỉ với mã ngành 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
Việc tuân thủ các điều kiện này không chỉ giúp cơ sở kinh doanh hoạt động hợp pháp mà còn đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Cụ thể như sau:
1.1 Điều kiện về đăng ký kinh doanh
Điều kiện tiên quyết để bắt đầu hoạt động kinh doanh nhà nghỉ là việc đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu có thể lựa chọn giữa hai hình thức đăng ký khác nhau.
- Chủ đầy tư có thể thành lập doanh nghiệp theo một trong những loại hình đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Đăng ký dưới dạng hộ kinh doanh cá thể, một mô hình linh hoạt và phù hợp cho những ai mới khởi nghiệp.
1.2 Điều kiện về an ninh, trật tự
Dựa theo Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Điều kiện về an ninh, trật tự khi kinh doanh nhà nghỉ được quy định như sau:
- Cơ sở kinh doanh nhà nghỉ phải được đăng ký hoặc thành lập theo đúng quy định pháp luật. Người phụ trách vấn đề an ninh và trật tự của cơ sở cần phải không nằm trong các trường hợp sau đây:
- Đối với công dân Việt Nam: Người đó không được có tiền án liên quan đến an ninh quốc gia, hoặc các tội danh khác với mức án trên 3 năm tù giam; không đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; không bị tạm hoãn thi hành án hoặc đang trong thời gian cải tạo không giam giữ; không bị cấm tham gia vào các ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến an ninh và trật tự.
- Đối với công dân Việt Nam có hộ chiếu nước ngoài hoặc người nước ngoài, họ phải có giấy phép cư trú hợp lệ.
Ngoài ra, cơ sở cũng cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.
1.3 Điều kiện về an toàn về phòng cháy chữa cháy
Nhà nghỉ với số tầng và tổng khối tích khác nhau sẽ phải tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy riêng biệt. Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các điều kiện cụ thể sẽ được phân chia thành hai loại:
- Nhà nghỉ có dưới 5 tầng và tổng khối tích dưới 5000m³.
- Nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên và tổng khối tích từ 5000m³ trở lên.
Tùy thuộc vào chiều cao thực tế của nhà nghỉ, các yêu cầu về hồ sơ và điều kiện liên quan đến phòng cháy chữa cháy sẽ có sự khác biệt rõ rệt.
1.4 Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ
Theo quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP tại Khoản 8,9 Điều 5, nhà nghỉ cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Cơ sở phải có khu vực tiếp đón khách cùng với các phòng ngủ, bao gồm cả phòng tắm và phòng vệ sinh.
- Nhà nghỉ phải trang bị đầy đủ giường, gối, đệm, chăn, khăn tắm và khăn mặt. Đặc biệt, cần thay mới bọc đệm, bọc gối, bọc chăn, khăn tắm và khăn mặt mỗi khi có khách mới đến.
- Đội ngũ nhân viên phải trực 24/7 để phục vụ và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Xem thêm: Đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú mới nhất
2. Kinh doanh nhà nghỉ cần giấy phép gì?
Từ điều kiện kinh doanh nhà nghỉ thì để được phép kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, cơ sở cần hoàn tất thủ tục xin cấp đầy đủ 3 loại giấy phép kinh doanh nhà nghỉsau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh
- Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự
- Giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
Xem thêm: Kinh doanh homestay cần giấy phép gì?
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ
Thủ tục xin xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ gồm 4 bước sau:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh
Khi thực hiện đăng ký kinh doanh nhà nghỉ thì chủ sở hữu phải lựa chọn giữa thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hộ kinh doanh.
Đối với đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hồ sơ cơ bản bao gồm các văn bản sau:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp, mẫu đơn tùy theo loại hình doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn thành lập công ty.
- Nếu thành viên hoặc cổ đông là cá nhân, cần cung cấp bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh cá nhân.
- Nếu thành viên hoặc cổ đông là tổ chức, cần bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương, kèm theo văn bản ủy quyền và giấy tờ cá nhân hợp lệ của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền của chủ doanh nghiệp cho người đại diện nộp hồ sơ, nếu có.
- Một số giấy tờ khác tùy theo loại hình công ty.
Đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh, các tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn xin đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo mẫu.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề có yêu cầu đặc biệt.
- Giấy tờ chứng minh pháp lý cá nhân của chủ cơ sở kinh doanh.
- Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận quyền sở hữu địa điểm kinh doanh, hoặc hợp đồng thuê mặt bằng.
Bước 2: Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Nếu cơ sở kinh doanh là nhà đa năng, khách sạn, nhà nghỉ, hoặc nhà khách cao từ 5 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m³ trở lên, bạn bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (theo mẫu Thông tư 04/2004/TT-BCA).
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm duyệt và văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy cho cơ sở mới cải tạo, xây dựng hoặc phương tiện giao thông cơ giới khi hoán cải, đóng mới.
- Bản sao biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông khác.
- Bản thống kê trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn (theo mẫu Thông tư 66/2014/TT-BCA).
- Các phương án chữa cháy.
- Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở.
- Danh sách nhân sự đã qua đào tạo về phòng cháy chữa cháy.
Thủ tục xin cấp phép về phòng cháy và chữa cháy:
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP, thủ tục xin cấp phép về phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu và nộp tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nếu ủy quyền cho cá nhân hoặc đơn vị khác, cần có văn bản ủy quyền kèm theo.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ. Nếu hồ sơ đầy đủ, sẽ cấp phiếu biên nhận. Nếu hồ sơ thiếu, sẽ trả lại kèm phiếu hướng dẫn bổ sung.
- Bước 3: Nộp phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo thông báo từ Cục Cảnh sát.
- Bước 4: Nhận kết quả xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận.
Thời gian giải quyết: Từ 5 đến 15 ngày.
Bước 3: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự như gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (theo mẫu số 03 trong Phụ lục Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, bao gồm:
- Văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đối với nhà đa năng, khách sạn, nhà nghỉ cao từ 5 tầng hoặc có khối tích từ 5.000 m³ trở lên (theo Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP).
- Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy cho nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách và nhà nghỉ (theo Phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP).
- Bản khai lý lịch kèm Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở kinh doanh:
- Đối với công dân Việt Nam trong nước:
- Cần có Phiếu lý lịch tư pháp và Bản khai lý lịch, được xác nhận như sau:
- Đối với cán bộ công chức thuộc cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, hoặc tổ chức chính trị: Phải có xác nhận từ cơ quan, tổ chức đó.
- Các đối tượng khác: Phải có xác nhận từ UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Cần cung cấp Bản khai nhân sự cùng với bản sao hợp lệ của Hộ chiếu, Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú, hoặc Thị thực còn hiệu lực tại Việt Nam.
- Đối với công dân Việt Nam trong nước:
Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự:
Dựa theo Điều 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, quy trình xin giấy phép an ninh, trật tự như sau:
- Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh qua các hình thức: Nộp trực tiếp, Gửi qua dịch vụ bưu chính, Nộp qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an
- Giải quyết hồ sơ: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận và cấp Phiếu nhận hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hoàn chỉnh.
- Nhận kết quả: Nếu đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời cho cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết: Không quá 5 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 300.000 đồng (theo Thông tư 218/2016/TT-BTC).
Bước 4: Thông báo hoạt động nhà nghỉ
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, trước khi chính thức đi vào hoạt động, cơ sở lưu trú cần gửi thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt cơ sở ít nhất 15 ngày, bao gồm các thông tin sau:
- Tên, loại hình và quy mô cơ sở lưu trú
- Địa chỉ và thông tin người đại diện pháp luật
- Cam kết đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định tại Điều 49 Luật Du lịch và Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Trình tự thông báo:
- Nộp thông báo: Cơ sở kinh doanh gửi thông báo đến Bộ phận một cửa hoặc trực tiếp tại Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cơ sở lưu trú đặt.
- Kiểm tra tại cơ sở: Tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở.
- Nhận kết quả: Nhận thông báo kết quả kiểm tra.
- Thời gian giải quyết: 7 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra.
- Phí: Miễn phí.
Như vậy, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh nhà nghỉ tương đối phức tạp, bao gồm 4 bước và yêu cầu 3 loại giấy phép kinh doanh. Bạn có thể tham khảo dịch vụ xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ tại AZTAX, giúp việc xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ của bạn đơn giản và dễ dàng hơn
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà trọ mới nhất
Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn mới nhất
5. Kinh doanh nhà nghỉ không có giấy phép kinh doanh nhà nghỉ bị xử phạt như thế nào?
Kinh doanh nhà nghỉ mà không có giấy phép sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy pháp lý nghiêm trọng. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:
- Hình thức xử phạt: Theo quy định, cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh nhà nghỉ không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt có thể dao động từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.
- Ngừng hoạt động: Cơ sở kinh doanh có thể bị yêu cầu ngừng hoạt động cho đến khi hoàn tất thủ tục cấp giấy phép. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của cơ sở.
- Trách nhiệm bồi thường: Nếu có sự cố xảy ra trong thời gian hoạt động mà không có giấy phép (như tai nạn, hỏa hoạn), cơ sở có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
- Khó khăn trong việc xin giấy phép sau này: Việc kinh doanh không có giấy phép có thể ảnh hưởng đến khả năng được cấp giấy phép trong tương lai, bởi cơ quan chức năng sẽ xem xét quá trình hoạt động trước đó.
- Rủi ro về an ninh và pháp lý: Kinh doanh không có giấy phép đồng nghĩa với việc cơ sở không đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh, phòng cháy chữa cháy và chất lượng dịch vụ, dẫn đến rủi ro cho cả chủ sở hữu lẫn khách hàng.
Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và bền vững, chủ cơ sở nên tuân thủ đầy đủ các quy định về cấp giấy phép kinh doanh nhà nghỉ trước khi bắt đầu hoạt động.
4. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ tại AZTAX
AZTAX cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin cấp giấy phép kinh doanh nhà nghỉ. Chúng tôi giúp chủ cơ sở soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo đúng quy định hiện hành.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan chức năng theo ủy quyền. Khi nhận được giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ tận tay bàn giao kết quả cho khách hàng.
Đặc biệt, AZTAX luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn các thủ tục pháp lý khác liên quan đến kinh doanh nhà nghỉ, ngay cả sau khi dịch vụ đã hoàn tất.
Trên đây là thông tin chi tiết về thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà nghỉ mà AZTAX đã tổng hợp được. Việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật sẽ giúp chủ cơ sở xây dựng uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn trong việc hoàn tất hồ sơ và đảm bảo mọi điều kiện cần thiết. Nếu cần tư vấn về dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh hãy gọi ngay cho AZTAX qua số HOTLINE: 0932.383.089 nhé.